Gạo Việt xuất sang Trung Quốc tăng mạnh
“Hiện có nhiều thương nhân Trung Quốc đến khu vực đồng bằng sông Cửu Long để tìm mua gạo”
“Hiện có rất nhiều thương nhân Trung Quốc đến khu vực đồng bằng sông Cửu Long để tìm mua gạo, giá gạo bán đi Trung Quốc đã tăng 15-20 USD/tấn so với tuần trước và điều kiện mua gạo của họ cũng rất dễ dàng”, chủ một doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cho biết.
Trên thị trường lúa IR 5040 khô, loại tốt đang có giá 5.600–5.700 đồng/kg, lúa hạt dài xuất khẩu giá 5.800–5.900 đồng/kg, gạo lứt 5% tấm đã tăng 300đồng/kg so với tuần trước.
“Trước đây hai kho của tôi mua bình quân 700-800 tấn/ngày nhưng từ khi có quyết định tạm trữ thì lượng gạo mua vào chỉ khoảng 300-400 tấn/ngày. Không phải công ty giảm lượng thu mua mà do có nhiều doanh nghiệp lớn tham gia thị trường nên lượng gạo lưu thông được chia ra, và do có nhiều nông dân trữ lúa lại chờ giá tăng thêm, chỉ hộ nào cần thiết lắm mới chịu bán bây giờ”, một doanh nhân ở Sóc Trăng nói.
Nếu ở tuần trước khi có quyết định tạm trữ, các doanh nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long bán gạo cho các thương nhân Trung Quốc loại 5% tấm giá 425 USD/tấn thì trong tuần này, giá gạo 5% tấm bán đi Trung Quốc tăng lên 435-440 USD/tấn. Mặc dù thị trường Trung Quốc đang có nhu cầu mua gạo rất lớn nhưng các doanh nghiệp Việt Nam không ký bán với số lượng lớn mà chỉ ký bán với số lượng nhỏ giọt, bởi lo ngại nếu ký bán nhiều với mức giá như hiện nay, khi giá gạo trong nước tăng thêm sẽ bị lỗ.
Theo các doanh nghiệp, hiện hầu hết các công ty kinh doanh gạo xuất khẩu chỉ ký bán gạo khi đã có chân hàng trong kho. Không doanh nghiệp nào dám ký hợp đồng trước rồi mua hàng sau, vì kinh doanh như vậy rất nhiều rủi ro.
Nhiều chuyên gia nhận định, từ 15/3 đến nay, thị trường lúa gạo chuyển biến tích cực là nhờ vào chủ trương thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo. Đặc biệt, có 88 doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội lương thực Việt Nam tham gia mua tạm trữ gạo đã tạo tâm lý thúc đẩy khách hàng tăng mua, nhất là các thương nhân Trung Quốc.
Trong tháng 3/2012, lượng gạo mà các doanh nghiệp đăng ký xuất chính ngạch đi Trung Quốc lên đến 450 ngàn tấn gạo, tăng hơn 2 lần so với 2 tháng đầu năm (200 ngàn tấn).
Mặc dù đã tăng, song giá gạo 5% tấm của Việt Nam vẫn còn thấp hơn nhiều so giá gạo tại thị trường nội địa Trung Quốc (500 USD/tấn).
Đến thời điểm này vụ lúa đông - xuân ở đồng bằng sông Cửu Long mới bước vào kỳ thu hoạch rộ, thế nhưng vào khoảng cuối tháng 2, khi thị trường lúa gạo đang rất trầm lắng đã có một số doanh nghiệp ký bán gạo 5% tấm cho Trung Quốc với giá 405-410 USD/tấn (giá thấp hơn giá sàn lúc bấy giờ là 420 USD/tấn), đến nay vẫn chưa giao hàng xong, như vậy những doanh nghiệp này đã lỗ trung bình 30 USD/tấn.
Bên cạnh Trung Quốc, một số thị trường khác cũng có những diễn biến đáng chú ý.
Để tập trung mua lúa cho nông dân, chính phủ Indonesia đã cấm nhập khẩu lương thực từ tháng 3 đến tháng 6/2012, vì đây là giai đoạn nước này vào vụ thu hoạch. Tuy nhiên, có nhiều thông tin cho hay, ngành nông nghiệp Indonesia đang đối mặt với tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp, có khả năng gây mất mùa nặng và làm thiếu hụt lớn lượng lương thực.
Indonesia công bố chỉ tiêu nhập khẩu gạo của năm 2012 là 2 triệu tấn gạo, họ đã nhập khẩu được 700 nghìn tấn gạo và dự địa còn lại là 1,3 triệu tấn. Theo các chuyên gia, có khả năng Indonesia sẽ sớm quay lại thị trường và nhập khẩu nhiều hơn kế hoạch 2 triệu tấn gạo, con số mà họ đã công bố trước đây.
Riêng thị trường Philippines, các doanh nghiệp Việt Nam đã ký hợp đồng bán 500 nghìn tấn loại gạo 5% tấm và 25% tấm cho các tập đoàn tư nhân nước này với mức giá khá tốt, có thể vào cuối tháng 4/2012 các doanh nghiệp sẽ triển khai giao hàng. Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) cũng đang đặt vấn đề mua gạo theo hợp đồng liên Chính phủ với Việt Nam.
Trên thị trường lúa IR 5040 khô, loại tốt đang có giá 5.600–5.700 đồng/kg, lúa hạt dài xuất khẩu giá 5.800–5.900 đồng/kg, gạo lứt 5% tấm đã tăng 300đồng/kg so với tuần trước.
“Trước đây hai kho của tôi mua bình quân 700-800 tấn/ngày nhưng từ khi có quyết định tạm trữ thì lượng gạo mua vào chỉ khoảng 300-400 tấn/ngày. Không phải công ty giảm lượng thu mua mà do có nhiều doanh nghiệp lớn tham gia thị trường nên lượng gạo lưu thông được chia ra, và do có nhiều nông dân trữ lúa lại chờ giá tăng thêm, chỉ hộ nào cần thiết lắm mới chịu bán bây giờ”, một doanh nhân ở Sóc Trăng nói.
Nếu ở tuần trước khi có quyết định tạm trữ, các doanh nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long bán gạo cho các thương nhân Trung Quốc loại 5% tấm giá 425 USD/tấn thì trong tuần này, giá gạo 5% tấm bán đi Trung Quốc tăng lên 435-440 USD/tấn. Mặc dù thị trường Trung Quốc đang có nhu cầu mua gạo rất lớn nhưng các doanh nghiệp Việt Nam không ký bán với số lượng lớn mà chỉ ký bán với số lượng nhỏ giọt, bởi lo ngại nếu ký bán nhiều với mức giá như hiện nay, khi giá gạo trong nước tăng thêm sẽ bị lỗ.
Theo các doanh nghiệp, hiện hầu hết các công ty kinh doanh gạo xuất khẩu chỉ ký bán gạo khi đã có chân hàng trong kho. Không doanh nghiệp nào dám ký hợp đồng trước rồi mua hàng sau, vì kinh doanh như vậy rất nhiều rủi ro.
Nhiều chuyên gia nhận định, từ 15/3 đến nay, thị trường lúa gạo chuyển biến tích cực là nhờ vào chủ trương thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo. Đặc biệt, có 88 doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội lương thực Việt Nam tham gia mua tạm trữ gạo đã tạo tâm lý thúc đẩy khách hàng tăng mua, nhất là các thương nhân Trung Quốc.
Trong tháng 3/2012, lượng gạo mà các doanh nghiệp đăng ký xuất chính ngạch đi Trung Quốc lên đến 450 ngàn tấn gạo, tăng hơn 2 lần so với 2 tháng đầu năm (200 ngàn tấn).
Mặc dù đã tăng, song giá gạo 5% tấm của Việt Nam vẫn còn thấp hơn nhiều so giá gạo tại thị trường nội địa Trung Quốc (500 USD/tấn).
Đến thời điểm này vụ lúa đông - xuân ở đồng bằng sông Cửu Long mới bước vào kỳ thu hoạch rộ, thế nhưng vào khoảng cuối tháng 2, khi thị trường lúa gạo đang rất trầm lắng đã có một số doanh nghiệp ký bán gạo 5% tấm cho Trung Quốc với giá 405-410 USD/tấn (giá thấp hơn giá sàn lúc bấy giờ là 420 USD/tấn), đến nay vẫn chưa giao hàng xong, như vậy những doanh nghiệp này đã lỗ trung bình 30 USD/tấn.
Bên cạnh Trung Quốc, một số thị trường khác cũng có những diễn biến đáng chú ý.
Để tập trung mua lúa cho nông dân, chính phủ Indonesia đã cấm nhập khẩu lương thực từ tháng 3 đến tháng 6/2012, vì đây là giai đoạn nước này vào vụ thu hoạch. Tuy nhiên, có nhiều thông tin cho hay, ngành nông nghiệp Indonesia đang đối mặt với tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp, có khả năng gây mất mùa nặng và làm thiếu hụt lớn lượng lương thực.
Indonesia công bố chỉ tiêu nhập khẩu gạo của năm 2012 là 2 triệu tấn gạo, họ đã nhập khẩu được 700 nghìn tấn gạo và dự địa còn lại là 1,3 triệu tấn. Theo các chuyên gia, có khả năng Indonesia sẽ sớm quay lại thị trường và nhập khẩu nhiều hơn kế hoạch 2 triệu tấn gạo, con số mà họ đã công bố trước đây.
Riêng thị trường Philippines, các doanh nghiệp Việt Nam đã ký hợp đồng bán 500 nghìn tấn loại gạo 5% tấm và 25% tấm cho các tập đoàn tư nhân nước này với mức giá khá tốt, có thể vào cuối tháng 4/2012 các doanh nghiệp sẽ triển khai giao hàng. Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) cũng đang đặt vấn đề mua gạo theo hợp đồng liên Chính phủ với Việt Nam.