Giá dầu thô tăng mạnh
Chênh lệch giữa giá dầu thô giao sau New York và dầu thô hợp đồng kỳ hạn Brent Biển Bắc xuống dưới 6 USD mỗi thùng
Kết thúc phiên giao dịch hàng hóa quốc tế đêm qua (1/7), giá dầu thô loại hợp đồng kỳ hạn trên thị trường New York đã tăng mạnh, sau khi nhận được thông tin kinh tế tích cực từ Mỹ, Nhật và Eurozone.
Cụ thể, chốt phiên 1/7, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 8 trên sàn giao dịch hàng hóa New York đã tăng được 1,43 USD, tương ứng với mức 1,5%, lên 97,99 USD mỗi thùng. Theo số liệu của FactSet, mức giá cao nhất trong ngày của dầu thô kỳ hạn là 98,28 USD mỗi thùng.
Trên sàn hàng hóa London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc cũng tăng được 84 cent, lên 103 USD mỗi thùng. Hiện tại, khoảng chênh lệch giữa giá dầu thô giao sau New York và dầu thô hợp đồng kỳ hạn Brent Biển Bắc đã được rút ngắn, xuống dưới 6 USD mỗi thùng.
Hàng loạt thông tin kinh tế lạc quan được công bố đầu ngày đã trở thành lực hỗ trợ tốt cho giá dầu. Trước hết là thông tin chỉ số sản xuất của Mỹ trong tháng 6 do Viện Quản lý nguồn cung công bố cho thấy đã có tăng trưởng, từ 49% trong tháng 5 lên 50,9% trong tháng 6.
Hoạt động sản xuất tại Khu vực Các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), được đo bằng chỉ số quản lý sức mua (PMI), cũng cho thấy sự tăng trưởng. Chỉ riêng chỉ số quản lý sức mua tại Đức có sự giảm sút, nhưng điều này không gây ra nhiều sức ảnh hưởng.
Tại châu Á, theo kết quả điều tra của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, lần đầu tiên trong gần 2 năm qua, niềm tin của nhà sản xuất lớn tại xứ sở hoa anh đào đã trở nên tích cực hơn trong quý 2 vừa qua.
Theo các chuyên gia phân tích, những thông tin trên đã cộng hưởng cùng nhau, mang lại sự lạc quan cho các thị trường hàng hóa, trong đó có năng lượng, bất chấp và thậm chí là làm mờ nhạt đi những ảnh hưởng từ báo cáo cho thấy chỉ số PMI của Trung Quốc suy yếu.
Dẫu sau thì hoạt động sản xuất tại Trung Quốc vẫn có ảnh hưởng nhất định. Theo số liệu thống kê chính thức mới được Chính phủ Trung Quốc công bố mới đây, chỉ số quản lý sức mua của nước này trong tháng 6 vừa qua đã giảm xuống 50,1% từ mức 50,8% trong tháng 5.
Trước đó, theo báo cáo điều tra của ngân hàng HSBC, chỉ số PMI của Trung Quốc trong tháng 6 chỉ là 48,2%, giảm 1% từ mức 49,2% trong tháng 5. Mức dưới 50 cho thấy hoạt động sản xuất đang ở tình trạng suy giảm, điều có thể làm ảnh hưởng tới triển vọng của nền kinh tế.
Cũng trong ngày hôm qua, nhà đầu tư cũng tập trung chú ý tình hình biểu tình tại Ai Cập. Tin cho biết, hàng triệu người biểu tình đã xuống đường đòi Tổng thống Mohammed Morsi từ chức. Biểu tình tại Ai Cập đang gây ra lo ngại về tương lai việc cung ứng dầu từ Trung Đông.
Diễn biến cùng chiều với dầu thô, kết thúc ngày giao dịch 1/7 trên sàn New York, giá khí tự nhiên giao tháng 9 tăng 1 cent, lên 3,57 USD/ triệu BTU. Giá dầu sưởi giao tháng 8 cũng tăng được 1 cent, lên 2,87 USD/gallon. Còn giá xăng tăng 2 cent, lên chốt ở 2,74 USD/gallon.
Cụ thể, chốt phiên 1/7, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 8 trên sàn giao dịch hàng hóa New York đã tăng được 1,43 USD, tương ứng với mức 1,5%, lên 97,99 USD mỗi thùng. Theo số liệu của FactSet, mức giá cao nhất trong ngày của dầu thô kỳ hạn là 98,28 USD mỗi thùng.
Trên sàn hàng hóa London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc cũng tăng được 84 cent, lên 103 USD mỗi thùng. Hiện tại, khoảng chênh lệch giữa giá dầu thô giao sau New York và dầu thô hợp đồng kỳ hạn Brent Biển Bắc đã được rút ngắn, xuống dưới 6 USD mỗi thùng.
Hàng loạt thông tin kinh tế lạc quan được công bố đầu ngày đã trở thành lực hỗ trợ tốt cho giá dầu. Trước hết là thông tin chỉ số sản xuất của Mỹ trong tháng 6 do Viện Quản lý nguồn cung công bố cho thấy đã có tăng trưởng, từ 49% trong tháng 5 lên 50,9% trong tháng 6.
Hoạt động sản xuất tại Khu vực Các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), được đo bằng chỉ số quản lý sức mua (PMI), cũng cho thấy sự tăng trưởng. Chỉ riêng chỉ số quản lý sức mua tại Đức có sự giảm sút, nhưng điều này không gây ra nhiều sức ảnh hưởng.
Tại châu Á, theo kết quả điều tra của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, lần đầu tiên trong gần 2 năm qua, niềm tin của nhà sản xuất lớn tại xứ sở hoa anh đào đã trở nên tích cực hơn trong quý 2 vừa qua.
Theo các chuyên gia phân tích, những thông tin trên đã cộng hưởng cùng nhau, mang lại sự lạc quan cho các thị trường hàng hóa, trong đó có năng lượng, bất chấp và thậm chí là làm mờ nhạt đi những ảnh hưởng từ báo cáo cho thấy chỉ số PMI của Trung Quốc suy yếu.
Dẫu sau thì hoạt động sản xuất tại Trung Quốc vẫn có ảnh hưởng nhất định. Theo số liệu thống kê chính thức mới được Chính phủ Trung Quốc công bố mới đây, chỉ số quản lý sức mua của nước này trong tháng 6 vừa qua đã giảm xuống 50,1% từ mức 50,8% trong tháng 5.
Trước đó, theo báo cáo điều tra của ngân hàng HSBC, chỉ số PMI của Trung Quốc trong tháng 6 chỉ là 48,2%, giảm 1% từ mức 49,2% trong tháng 5. Mức dưới 50 cho thấy hoạt động sản xuất đang ở tình trạng suy giảm, điều có thể làm ảnh hưởng tới triển vọng của nền kinh tế.
Cũng trong ngày hôm qua, nhà đầu tư cũng tập trung chú ý tình hình biểu tình tại Ai Cập. Tin cho biết, hàng triệu người biểu tình đã xuống đường đòi Tổng thống Mohammed Morsi từ chức. Biểu tình tại Ai Cập đang gây ra lo ngại về tương lai việc cung ứng dầu từ Trung Đông.
Diễn biến cùng chiều với dầu thô, kết thúc ngày giao dịch 1/7 trên sàn New York, giá khí tự nhiên giao tháng 9 tăng 1 cent, lên 3,57 USD/ triệu BTU. Giá dầu sưởi giao tháng 8 cũng tăng được 1 cent, lên 2,87 USD/gallon. Còn giá xăng tăng 2 cent, lên chốt ở 2,74 USD/gallon.