Giá dầu thô xuống thấp nhất trong hơn 1 tháng
Với mức giảm trong phiên 30/9, giá dầu đã mất 4,9% trong tháng, nhưng vẫn tăng 6% trong quý 3
Đứng trước nguy cơ Chính phủ Mỹ phải ngừng hoạt động và số liệu sản xuất yếu kém của Trung Quốc, giá dầu thô thế giới đêm qua đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 1 tháng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày cuối cùng của tháng 9, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 11 trên sàn hàng hóa New York đã giảm 54 cent, tương ứng với mức giảm 0,5%, xuống còn 102,33 USD mỗi thùng. Đây là mức giá thấp nhất của dầu thô hợp đồng loại này kể từ ngày 3/7 cho tới nay, theo số liệu của FactSet. Tuần trước, giá dầu thô kỳ hạn đã mất 1,8%.
Theo giới phân tích, thị trường đang chứng kiến sự đi xuống mạnh mẽ của giá dầu thô New York, do những tác động đa chiều từ nguy cơ chính quyền liên bang phải ngừng hoạt động một phần do cạn ngân sách và quốc hội vẫn chưa đạt thỏa thuận về việc cấp vốn tạm thời. Khó khăn này dự kiến sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế cũng như tâm lý người tiêu dùng.
Hãng tin Reuters tính toán rằng, sẽ có rất nhiều nhân viên làm việc cho chính quyền liên bang phải nghỉ việc không lương trong giai đoạn chính phủ ngừng hoạt động. Mặc dù một số hoạt động tài chính vẫn được tiếp tục trong thời gian này, song sẽ có vô khối lĩnh vực khác có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của nền kinh tế sẽ phải tạm ngừng, như vay nợ, kiểm toán.
Một số chuyên gia thị trường cho rằng, nếu tình huống này xảy ra, khả năng giá dầu sẽ phải “thử sức” ở vùng 100 USD/thùng, thậm chí xuống dưới ngưỡng 90 USD cho tới khi nào cuộc khủng hoảng này được giải quyết và thị trường trở lại trạng thái hoạt động bình thường. Hiện, với mức giảm hôm qua, giá dầu đã mất 4,9% trong tháng, nhưng vẫn tăng 6% trong quý 3.
Tuy nhiên, thị trường năng lượng hôm qua đi xuống còn chịu tác động một phần bởi vấn đề kinh tế Trung Quốc. Theo thống kê, hoạt động sản xuất tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chỉ tăng trưởng nhẹ trong tháng 9, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng. Theo các chuyên gia, ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc tới thị trường dầu không thua kém vấn đề đang diễn ra tại Mỹ.
Diễn biến cùng chiều với dầu thô hợp đồng giao sau tại sàn hàng hóa New York, kết thúc phiên giao dịch ngày 30/9, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc cũng đi xuống, nhưng nhẹ hơn nhiều. Cụ thể, giá dầu loại này giảm 26 cent, tương ứng với mức 0,2%, xuống 108,37 USD mỗi thùng, đưa chênh lệch giá với dầu thô hợp đồng tại sàn New York lên hơn 6 USD mỗi thùng.
Tính cả tháng 9, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc giảm khoảng 5% nhưng vẫn tăng 6% trong quý.
Trở lại sàn New York, chốt phiên 30/9, giá khí tự nhiên giao tháng 11 giảm 3 cent, tương ứng với mức giảm 0,8%, xuống còn 3,56 USD/ triệu BTU. Giá xăng giao tháng 10 giảm 4 cent, tương ứng với mức giảm 1,6%, xuống còn 2,635 USD mỗi gallon. Giá dầu sưởi giao cùng kỳ hạn giảm gần 2 cent, tương ứng với mức giảm 0,6%, xuống 2,97 USD mỗi gallon khi kết thúc phiên.
Tính chung cả tháng 9, trên sàn New York, giá khí tự nhiên mất gần 3,4%, giá xăng giảm mạnh tới 8,8%, trong khi giá dầu sưởi hạ 5,3%. Còn tính từ đầu quý 3 cho tới nay, giá khí tự nhiên hợp đồng kỳ hạn đi ngang, trong khi giá xăng giảm 3%, giá dầu sưởi ngược dòng tăng 3,9%.
Kết thúc phiên giao dịch ngày cuối cùng của tháng 9, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 11 trên sàn hàng hóa New York đã giảm 54 cent, tương ứng với mức giảm 0,5%, xuống còn 102,33 USD mỗi thùng. Đây là mức giá thấp nhất của dầu thô hợp đồng loại này kể từ ngày 3/7 cho tới nay, theo số liệu của FactSet. Tuần trước, giá dầu thô kỳ hạn đã mất 1,8%.
Theo giới phân tích, thị trường đang chứng kiến sự đi xuống mạnh mẽ của giá dầu thô New York, do những tác động đa chiều từ nguy cơ chính quyền liên bang phải ngừng hoạt động một phần do cạn ngân sách và quốc hội vẫn chưa đạt thỏa thuận về việc cấp vốn tạm thời. Khó khăn này dự kiến sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế cũng như tâm lý người tiêu dùng.
Hãng tin Reuters tính toán rằng, sẽ có rất nhiều nhân viên làm việc cho chính quyền liên bang phải nghỉ việc không lương trong giai đoạn chính phủ ngừng hoạt động. Mặc dù một số hoạt động tài chính vẫn được tiếp tục trong thời gian này, song sẽ có vô khối lĩnh vực khác có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của nền kinh tế sẽ phải tạm ngừng, như vay nợ, kiểm toán.
Một số chuyên gia thị trường cho rằng, nếu tình huống này xảy ra, khả năng giá dầu sẽ phải “thử sức” ở vùng 100 USD/thùng, thậm chí xuống dưới ngưỡng 90 USD cho tới khi nào cuộc khủng hoảng này được giải quyết và thị trường trở lại trạng thái hoạt động bình thường. Hiện, với mức giảm hôm qua, giá dầu đã mất 4,9% trong tháng, nhưng vẫn tăng 6% trong quý 3.
Tuy nhiên, thị trường năng lượng hôm qua đi xuống còn chịu tác động một phần bởi vấn đề kinh tế Trung Quốc. Theo thống kê, hoạt động sản xuất tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chỉ tăng trưởng nhẹ trong tháng 9, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng. Theo các chuyên gia, ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc tới thị trường dầu không thua kém vấn đề đang diễn ra tại Mỹ.
Diễn biến cùng chiều với dầu thô hợp đồng giao sau tại sàn hàng hóa New York, kết thúc phiên giao dịch ngày 30/9, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc cũng đi xuống, nhưng nhẹ hơn nhiều. Cụ thể, giá dầu loại này giảm 26 cent, tương ứng với mức 0,2%, xuống 108,37 USD mỗi thùng, đưa chênh lệch giá với dầu thô hợp đồng tại sàn New York lên hơn 6 USD mỗi thùng.
Tính cả tháng 9, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc giảm khoảng 5% nhưng vẫn tăng 6% trong quý.
Trở lại sàn New York, chốt phiên 30/9, giá khí tự nhiên giao tháng 11 giảm 3 cent, tương ứng với mức giảm 0,8%, xuống còn 3,56 USD/ triệu BTU. Giá xăng giao tháng 10 giảm 4 cent, tương ứng với mức giảm 1,6%, xuống còn 2,635 USD mỗi gallon. Giá dầu sưởi giao cùng kỳ hạn giảm gần 2 cent, tương ứng với mức giảm 0,6%, xuống 2,97 USD mỗi gallon khi kết thúc phiên.
Tính chung cả tháng 9, trên sàn New York, giá khí tự nhiên mất gần 3,4%, giá xăng giảm mạnh tới 8,8%, trong khi giá dầu sưởi hạ 5,3%. Còn tính từ đầu quý 3 cho tới nay, giá khí tự nhiên hợp đồng kỳ hạn đi ngang, trong khi giá xăng giảm 3%, giá dầu sưởi ngược dòng tăng 3,9%.