Giá hàng hóa toàn cầu tăng giảm chóng mặt
Trong khi thị trường vàng tăng tốc mạnh trở lại, thì chứng khoán và năng lượng đồng loạt đổ dốc, xác lập đáy mới
Thị trường hàng hóa toàn cầu vừa khép lại phiên giao dịch đầu tiên của tháng 6 với kết quả đầy biến động. Trong khi thị trường vàng tăng tốc mạnh trở lại, thì chứng khoán và năng lượng đồng loạt đổ dốc.
Triển vọng kinh tế thế giới u ám với các báo cáo kém lạc quan từ Mỹ, châu Âu, Trung Quốc đang xô đẩy các sàn giao dịch.
Dầu thô giảm hơn 8% trong tuần
Kết thúc phiên giao dịch đêm 1/6, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 7 trên sàn hàng hóa New York giảm mạnh tới 3,3 USD, tương ứng 3,8% xuống còn 83,23 USD/thùng. Đây là mức chốt thấp nhất của dầu thô kỳ hạn loại này kể từ phiên giao dịch ngày 7/10/2011 cho tới nay. Tính cả tuần, giá dầu thô đã bốc hơi khoảng 8,4%.
Tác động mạnh nhất tới thị trường dầu thô đêm qua là báo cáo việc làm của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo công bố của Bộ Lao động Mỹ, trong tháng 5 vừa qua, nền kinh tế chỉ tạo được 69.000 việc làm mới, chưa bằng một nửa so với con số 150.000 việc làm mà giới phân tích dự báo, tỷ lệ thất nghiệp bị đẩy lên mức 8,2%.
Cũng trong ngày, Viện quản lý nguồn cung công bố báo cáo cho biết, hoạt động của những nhà sản xuất tại Mỹ trong tháng 5 vừa qua đã trượt giảm, sau khi chạm mức cao nhất trong tháng liền trước. Chỉ số quản lý nguồn cung áp dụng cho các nhà máy ở Mỹ đã giảm còn 53,5% trong tháng 5, từ mức 54,8% trong tháng 4 trước đó.
Thêm vào đó, thị trường cũng lo sợ trước dữ liệu sản xuất từ Trung Quốc thấp hơn nhiều so với dự kiến, và việc hoạt động sản xuất tại châu Âu suy giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 3 năm qua. Những thông tin kinh tế đầy bất lợi này đã phủ bóng đen lên viễn cảnh tiêu thụ dầu thô trên phạm vi toàn cầu và ép giá giảm thêm.
Diễn biến cùng chiều với dầu thô, chốt phiên 1/6, giá xăng giao tháng 7 giảm 7 cent, tương ứng 2,4%, xuống còn 2,66 USD/gallon. Dầu sưởi giảm 8 cent, tương ứng 2,8%, xuống còn 2,63 USD/gallon. Mặt hàng khí tự nhiên giao cùng kỳ hạn đóng cửa ở mức 2,33 USD/ triệu BTU, giảm gần 10 cent, tương đương khoảng 4%.
Vàng hồi phục mạnh 3,4%
Đêm qua, giá vàng thế giới đã tăng mạnh trở lại, lên trên ngưỡng 1.600 USD/ounce. Cụ thể, chốt phiên giao dịch 1/6, giá vàng giao tháng 8 tăng 57,90 USD, tương ứng 3,7%, lên 1.622,10 USD/ounce tại bộ phận Comex trên sàn New York. Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 8/2011 cho tới nay. Tính cả tuần, vàng tăng 3,4%.
Nguyên nhân chính tác động lên thị trường vàng cũng tương tự như với năng lượng, đều xuất phát từ bản báo cáo việc làm kém lạc quan của Mỹ. Tình hình thất nghiệp tăng trở lại 8,2% của nền kinh tế đầu tàu đã khiến không ít nhà đầu tư kỳ vọng về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ thực hiện gói nới lỏng định lượng mới (QE3).
Giống như vàng, đêm qua, giá bạc tăng mạnh 76 cent, tương ứng 2,7%, lên 28,51 USD/ounce. Tính chung cả tuần, giá bạc tăng 0,4%. Trong khi đó, giá kim loại đồng chịu áp lực từ số liệu sản xuất tại Mỹ, Trung Quốc và châu Âu nên đã giảm 5 cent, tương ứng 1,6%, xuống 3,31 USD/lb, nâng mức giảm cả tuần lên 4,1%.
Hai kim loại quý "chị em" là bạch kim và palladium có diễn biến giống vàng, bạc. Cụ thể, bạch kim tăng 15,60 USD, tương ứng 1,1%, lên 1.433,20 USD/ounce khi chốt phiên 1/6. Palladium giao tháng 9 tăng 10 cent, lên 614 USD/ounce. Tính chung 5 ngày giao dịch vừa qua, giá bạch kim tăng được 0,5%, còn palladium tăng 4,1%.
Nông sản lao dốc mạnh
Trên thị trường nông sản, chốt phiên 1.6, giá cacao giao sau giảm 20 USD, tương ứng 0,96%, xuống còn 2.063 USD/tấn. Giá cà phê arabica giảm 3,15 cent, tương ứng 1,96%, xuống còn 157,5 cent/lb. Giá đường thô thế giới giảm 1,7% xuống còn 19,09 cent/lb. Giá ngô giao sau giảm 3,75 cent, tương ứng 0,68%, còn 551,5 cent/bushel.
Giá đậu tương kỳ hạn giảm 12,25 cent, tương ứng 0,96%, xuống chốt ngày ở mức giá 1.258 cent/bushel. Giá gạo chưa xay, xát trên sàn CBOT giảm 1,3%, xuống còn 14,04 USD/cwt. Giá bông giảm 2,74 cent, tương ứng 3,89%, xuống còn 67,61 cent/lb. Trong khi, giá yến mạch ngược chiều tăng 4,25 cent, tương ứng 1,51%, lên 285 cent/bushel.
Triển vọng kinh tế thế giới u ám với các báo cáo kém lạc quan từ Mỹ, châu Âu, Trung Quốc đang xô đẩy các sàn giao dịch.
Dầu thô giảm hơn 8% trong tuần
Kết thúc phiên giao dịch đêm 1/6, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 7 trên sàn hàng hóa New York giảm mạnh tới 3,3 USD, tương ứng 3,8% xuống còn 83,23 USD/thùng. Đây là mức chốt thấp nhất của dầu thô kỳ hạn loại này kể từ phiên giao dịch ngày 7/10/2011 cho tới nay. Tính cả tuần, giá dầu thô đã bốc hơi khoảng 8,4%.
Tác động mạnh nhất tới thị trường dầu thô đêm qua là báo cáo việc làm của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo công bố của Bộ Lao động Mỹ, trong tháng 5 vừa qua, nền kinh tế chỉ tạo được 69.000 việc làm mới, chưa bằng một nửa so với con số 150.000 việc làm mà giới phân tích dự báo, tỷ lệ thất nghiệp bị đẩy lên mức 8,2%.
Cũng trong ngày, Viện quản lý nguồn cung công bố báo cáo cho biết, hoạt động của những nhà sản xuất tại Mỹ trong tháng 5 vừa qua đã trượt giảm, sau khi chạm mức cao nhất trong tháng liền trước. Chỉ số quản lý nguồn cung áp dụng cho các nhà máy ở Mỹ đã giảm còn 53,5% trong tháng 5, từ mức 54,8% trong tháng 4 trước đó.
Thêm vào đó, thị trường cũng lo sợ trước dữ liệu sản xuất từ Trung Quốc thấp hơn nhiều so với dự kiến, và việc hoạt động sản xuất tại châu Âu suy giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 3 năm qua. Những thông tin kinh tế đầy bất lợi này đã phủ bóng đen lên viễn cảnh tiêu thụ dầu thô trên phạm vi toàn cầu và ép giá giảm thêm.
Diễn biến cùng chiều với dầu thô, chốt phiên 1/6, giá xăng giao tháng 7 giảm 7 cent, tương ứng 2,4%, xuống còn 2,66 USD/gallon. Dầu sưởi giảm 8 cent, tương ứng 2,8%, xuống còn 2,63 USD/gallon. Mặt hàng khí tự nhiên giao cùng kỳ hạn đóng cửa ở mức 2,33 USD/ triệu BTU, giảm gần 10 cent, tương đương khoảng 4%.
Vàng hồi phục mạnh 3,4%
Đêm qua, giá vàng thế giới đã tăng mạnh trở lại, lên trên ngưỡng 1.600 USD/ounce. Cụ thể, chốt phiên giao dịch 1/6, giá vàng giao tháng 8 tăng 57,90 USD, tương ứng 3,7%, lên 1.622,10 USD/ounce tại bộ phận Comex trên sàn New York. Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 8/2011 cho tới nay. Tính cả tuần, vàng tăng 3,4%.
Nguyên nhân chính tác động lên thị trường vàng cũng tương tự như với năng lượng, đều xuất phát từ bản báo cáo việc làm kém lạc quan của Mỹ. Tình hình thất nghiệp tăng trở lại 8,2% của nền kinh tế đầu tàu đã khiến không ít nhà đầu tư kỳ vọng về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ thực hiện gói nới lỏng định lượng mới (QE3).
Giống như vàng, đêm qua, giá bạc tăng mạnh 76 cent, tương ứng 2,7%, lên 28,51 USD/ounce. Tính chung cả tuần, giá bạc tăng 0,4%. Trong khi đó, giá kim loại đồng chịu áp lực từ số liệu sản xuất tại Mỹ, Trung Quốc và châu Âu nên đã giảm 5 cent, tương ứng 1,6%, xuống 3,31 USD/lb, nâng mức giảm cả tuần lên 4,1%.
Hai kim loại quý "chị em" là bạch kim và palladium có diễn biến giống vàng, bạc. Cụ thể, bạch kim tăng 15,60 USD, tương ứng 1,1%, lên 1.433,20 USD/ounce khi chốt phiên 1/6. Palladium giao tháng 9 tăng 10 cent, lên 614 USD/ounce. Tính chung 5 ngày giao dịch vừa qua, giá bạch kim tăng được 0,5%, còn palladium tăng 4,1%.
Nông sản lao dốc mạnh
Trên thị trường nông sản, chốt phiên 1.6, giá cacao giao sau giảm 20 USD, tương ứng 0,96%, xuống còn 2.063 USD/tấn. Giá cà phê arabica giảm 3,15 cent, tương ứng 1,96%, xuống còn 157,5 cent/lb. Giá đường thô thế giới giảm 1,7% xuống còn 19,09 cent/lb. Giá ngô giao sau giảm 3,75 cent, tương ứng 0,68%, còn 551,5 cent/bushel.
Giá đậu tương kỳ hạn giảm 12,25 cent, tương ứng 0,96%, xuống chốt ngày ở mức giá 1.258 cent/bushel. Giá gạo chưa xay, xát trên sàn CBOT giảm 1,3%, xuống còn 14,04 USD/cwt. Giá bông giảm 2,74 cent, tương ứng 3,89%, xuống còn 67,61 cent/lb. Trong khi, giá yến mạch ngược chiều tăng 4,25 cent, tương ứng 1,51%, lên 285 cent/bushel.