Giá khí đốt đột ngột rơi tự do
Giá khí đốt loại hợp đồng tháng 3 cũng giảm mạnh tới 32 cent, tương ứng với mức giảm 6,5%, xuống còn 4,674 USD/ triệu BTU
Phiên giao dịch năng lượng đầu tuần, giá khí đốt hợp đồng kỳ hạn đột ngột quay đầu giảm gần 7% từ mức đỉnh xác lập cuối tuần trước, bất chấp việc thời tiết vẫn băng giá khiến nhu cầu tiêu thụ tiếp tục tăng lên.
Cụ thể, chốt phiên 27/1, giá khí đốt giao tháng 2 giảm tới 33,5 cent, tương ứng với mức giảm 6,5%, xuống còn 4,847 USD/ triệu BTU trên sàn giao dịch hàng hóa New York. Trước đó, trên bảng giao dịch điện tử đầu phiên, giá khí đốt loại này còn vượt qua ngưỡng 5,40 USD, cao nhất kể từ tháng 2/2010, theo số liệu của FactSet.
Giá khí đốt loại hợp đồng tháng 3 cũng giảm mạnh tới 32 cent, tương ứng với mức giảm 6,5%, xuống còn 4,674 USD/ triệu BTU.
Theo giới phân tích, tình hình biến động trên thị trường khí đốt phiên đầu tuần là rất đáng ngạc nhiên, bởi mức tăng đầu phiên rất lớn và mức giảm cuối phiên cũng rất mạnh. Điều này khiến cho việc xác định xu hướng lên xuống của thị trường trong thời gian tới trở nên khó lường hơn bao giờ hết.
Hiện tại các nhà đầu tư đang trông chờ vào tình hình cung ứng khí đốt trong tuần qua. Báo cáo về vấn đề này sẽ được xem là "kim chỉ nam" cho các nhà đầu tư xác định phương hướng của thị trường thời gian tới. Nhiều nhà phân tích dự báo lượng cung ứng khí đốt tuần qua tiếp tục giảm mạnh, do không khí lạnh vẫn kéo dài nhiều ngày qua.
Phiên cuối tuần trước, ngày 24/1, giá khí đốt giao tháng 2 trên sàn hàng hóa New York đã tăng mạnh tới 45 cent, tương ứng với mức tăng 9,6%, lên chốt ở 5,182 USD/ triệu BTU. Tính chung cả tuần, giá khí đốt hợp đồng kỳ hạn đã tăng được khoảng 20% và xác lập được mức giá cao nhất kể từ tháng 6/2010 tới nay, theo số liệu của FactSet.
Theo giới phân tích, thời tiết giá lạnh ở khu vực đông bắc nước Mỹ đã khiến nhu cầu tiêu thụ khí đốt tăng vọt, từ đó đẩy giá mặt hàng năng lượng này liên tục tăng cao. Hôm 23/1, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cũng đã công bố báo cáo cho hay nguồn cung khí đốt trong tuần trước giảm mạnh, tương tự như mức dự báo của các chuyên gia phân tích.
Diễn biến cùng chiều với giá khí đốt, chốt phiên giao dịch ngày 27/1, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 3 cũng giảm mạnh tới 92 cent, tương ứng với mức giảm 1%, xuống còn 95,72 USD mỗi thùng trên sàn hàng hóa New York. Cuối tuần trước, giá dầu thô loại này đã giảm 0,7%, đưa mức giảm cả tuần lên 2,4%.
Trên sàn London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc giao tháng 3/2014 giảm mạnh tới 1,19 USD, tương ứng với mức giảm 1,1%, xuống còn 106,69 USD mỗi thùng, xuất phát từ những lo lắng về lượng cung toàn cầu sẽ tăng trưởng mạnh hơn trong thời gian tới. Hiện khoảng chênh lệch giá giữa dầu WTI và dầu Brent tiếp tục được mở rộng hơn lên.
Hôm qua, Platts đưa ra báo cáo cho biết, nhu cầu dầu thô của Trung Quốc trong tháng 12 năm ngoái đã giảm 1,9% so với cùng kỳ một năm trước, xuống còn 10,11 triệu thùng mỗi ngày. Đây là tháng thứ hai liên tiếp nhu cầu tiêu thụ dầu thô của Trung Quốc đi xuống. Tuy nhiên, tính cả năm 2013, nhu cầu dầu thô của nước này tăng 2,5% lên 9,83 triệu thùng mỗi ngày.
Trở lại sàn hàng hóa New York, kết thúc phiên giao dịch đầy biến động ngày 27/1, giá xăng giao tháng 2 giảm khoảng 4 cent, tương ứng với mức giảm 1,6%, xuống còn 2,62 USD mỗi gallon. Giá dầu sưởi giao cùng kỳ hạn chốt phiên ở mức 3,09 USD mỗi gallon, giảm 4,5 cent so với phiên giao dịch liên trước, tương ứng với mức giảm 1,4%.
Cụ thể, chốt phiên 27/1, giá khí đốt giao tháng 2 giảm tới 33,5 cent, tương ứng với mức giảm 6,5%, xuống còn 4,847 USD/ triệu BTU trên sàn giao dịch hàng hóa New York. Trước đó, trên bảng giao dịch điện tử đầu phiên, giá khí đốt loại này còn vượt qua ngưỡng 5,40 USD, cao nhất kể từ tháng 2/2010, theo số liệu của FactSet.
Giá khí đốt loại hợp đồng tháng 3 cũng giảm mạnh tới 32 cent, tương ứng với mức giảm 6,5%, xuống còn 4,674 USD/ triệu BTU.
Theo giới phân tích, tình hình biến động trên thị trường khí đốt phiên đầu tuần là rất đáng ngạc nhiên, bởi mức tăng đầu phiên rất lớn và mức giảm cuối phiên cũng rất mạnh. Điều này khiến cho việc xác định xu hướng lên xuống của thị trường trong thời gian tới trở nên khó lường hơn bao giờ hết.
Hiện tại các nhà đầu tư đang trông chờ vào tình hình cung ứng khí đốt trong tuần qua. Báo cáo về vấn đề này sẽ được xem là "kim chỉ nam" cho các nhà đầu tư xác định phương hướng của thị trường thời gian tới. Nhiều nhà phân tích dự báo lượng cung ứng khí đốt tuần qua tiếp tục giảm mạnh, do không khí lạnh vẫn kéo dài nhiều ngày qua.
Phiên cuối tuần trước, ngày 24/1, giá khí đốt giao tháng 2 trên sàn hàng hóa New York đã tăng mạnh tới 45 cent, tương ứng với mức tăng 9,6%, lên chốt ở 5,182 USD/ triệu BTU. Tính chung cả tuần, giá khí đốt hợp đồng kỳ hạn đã tăng được khoảng 20% và xác lập được mức giá cao nhất kể từ tháng 6/2010 tới nay, theo số liệu của FactSet.
Theo giới phân tích, thời tiết giá lạnh ở khu vực đông bắc nước Mỹ đã khiến nhu cầu tiêu thụ khí đốt tăng vọt, từ đó đẩy giá mặt hàng năng lượng này liên tục tăng cao. Hôm 23/1, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cũng đã công bố báo cáo cho hay nguồn cung khí đốt trong tuần trước giảm mạnh, tương tự như mức dự báo của các chuyên gia phân tích.
Diễn biến cùng chiều với giá khí đốt, chốt phiên giao dịch ngày 27/1, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 3 cũng giảm mạnh tới 92 cent, tương ứng với mức giảm 1%, xuống còn 95,72 USD mỗi thùng trên sàn hàng hóa New York. Cuối tuần trước, giá dầu thô loại này đã giảm 0,7%, đưa mức giảm cả tuần lên 2,4%.
Trên sàn London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc giao tháng 3/2014 giảm mạnh tới 1,19 USD, tương ứng với mức giảm 1,1%, xuống còn 106,69 USD mỗi thùng, xuất phát từ những lo lắng về lượng cung toàn cầu sẽ tăng trưởng mạnh hơn trong thời gian tới. Hiện khoảng chênh lệch giá giữa dầu WTI và dầu Brent tiếp tục được mở rộng hơn lên.
Hôm qua, Platts đưa ra báo cáo cho biết, nhu cầu dầu thô của Trung Quốc trong tháng 12 năm ngoái đã giảm 1,9% so với cùng kỳ một năm trước, xuống còn 10,11 triệu thùng mỗi ngày. Đây là tháng thứ hai liên tiếp nhu cầu tiêu thụ dầu thô của Trung Quốc đi xuống. Tuy nhiên, tính cả năm 2013, nhu cầu dầu thô của nước này tăng 2,5% lên 9,83 triệu thùng mỗi ngày.
Trở lại sàn hàng hóa New York, kết thúc phiên giao dịch đầy biến động ngày 27/1, giá xăng giao tháng 2 giảm khoảng 4 cent, tương ứng với mức giảm 1,6%, xuống còn 2,62 USD mỗi gallon. Giá dầu sưởi giao cùng kỳ hạn chốt phiên ở mức 3,09 USD mỗi gallon, giảm 4,5 cent so với phiên giao dịch liên trước, tương ứng với mức giảm 1,4%.