Giá lương thực tăng chưa từng thấy
Tại Ấn Độ giá lương thực tăng 10%, tại Mỹ, Trung Quốc tăng 7% và tại Anh tăng 6%
Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) vừa tiến hành cuộc khảo sát về tình hình sản xuất, tiêu thụ lương thực trên thế giới và cho biết, tại Ấn Độ giá lương thực tăng 10%, tại Mỹ, Trung Quốc tăng 7% và tại Anh tăng 6%.
Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2007 có thể đạt 2.125 triệu tấn, trong đó sản lượng lúa mì chỉ đạt 591,8 triệu tấn, giảm 4,3% so với vụ trước.
Thị trường lúa mì thế giới thiếu hụt khoảng 20-21 triệu tấn. Xuất khẩu lúa mì của các nước như Mỹ, Canada, Ucraina, Nga đều giảm mạnh. Giá lúa mì đầu tháng 10 đạt mức cao kỷ lục, tăng 19,5% so với tháng trước. Tại Australia sản lượng lúa mì giảm từ 22,5 triệu tấn xuống còn 15,5 triệu tấn. Giá ngô tăng cao có thể tới mức ngang với giá dầu thô.
Trung Quốc có diện tích trồng ngô 26 triệu ha, năng suất bình quân 5,2 tấn /ha, sản lượng gần 140 triệu tấn. Lượng ngô tiêu thụ hàng năm 137,4 triệu tấn, nguồn cung trong nước khó có thể đáp ứng nhu cầu tăng cao.
Tại Ấn Độ, Thủ tướng Manmohan Singh cảnh báo tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Là nước sản xuất lúa mì lớn thứ 2 trên thế giới đã không có lúa mì xuất khẩu trong năm 2006, thậm chí lần đầu tiên trong 6 năm qua phải nhập khẩu mặt hàng này. Sản xuất lương thực bình quân đầu người giảm từ 207 kg năm 1955 xuống còn 186 kg hiện nay.
Theo FAO có nhiều nguyên nhân làm cho giá lương thực tăng. Trước hết là do nhu cầu tiêu thụ lương thực toàn cầu ngày càng tăng, nhất là ở các nước đông dân như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia.
Sự ấm lên của trái đất gây ra những diễn biến khí hậu bất thường, hạn hán, mưa bão mạnh hơn, tốc độ sa mạc hoá nhanh hơn, ảnh hưởng tới sản lượng lương thực toàn cầu. Chi phí cho việc nhập khẩu lương thực ở các nước kém phát triển và các nước gặp nhiều khó khăn về lương thực tăng hàng năm, riêng năm nay tăng khoảng 9% so với năm 2006.
Nguyên nhân chính của tình trạng giá lương thực cao là do tăng giá nhập khẩu những loại lương thực có hạt dùng cho việc sản xuất nhiên liệu sinh học. Tổng giám đốc Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế , Joachim Von Braun nói sự chuyển hướng mạnh trong việc sử dụng năng lượng sinh học có thể làm cho giá lương thực tăng 80%.
Sản lượng thóc gạo toàn cầu ở mức 423 triệu tấn, thấp hơn so với nhu cầu. Tổng giám đốc Viện nghiên cứu thóc gạo quốc tế (IRRI), Robert Zeigler cho biết có nhiều khó khăn trong việc sản xuất lúa gạo tại nhiều quốc gia. Dự trữ thóc gạo toàn cầu đang ở mức thấp nhất trong vòng 30 năm qua.
Theo ông Robert Zeigler trong 5 năm qua, giá gạo trên thị trường thế giới tăng gấp 2 lần, giá phân urê tăng gấp 3 lần và giá xăng dầu liên tục tăng cao. Sản lượng thóc gạo thế giới tăng chậm do diện tích đất gieo trồng giảm và việc áp dụng giống lúa cho năng suất cao đã được khai thác triệt để.
Giá gạo đang ở mức cao, các công ty kinh doanh gạo Thái Lan và Pakistan đang đẩy nhanh việc xuất khẩu gạo, Thái Lan tăng 15% và Pakistan tăng 9% trong năm nay. Hai trong 5 nước xuất khẩu gạo chủ yếu là Ấn Độ và Mỹ giảm mạnh. Ấn Độ có thể chỉ xuất khẩu được 4,07 triệu tấn so với mức 4,53 triệu tấn năm ngoái, giảm 10,3%. Mỹ có thể chỉ xuất khẩu được 3,15 triệu tấn so với mức 3,36 triệu tấn năm ngoái, giảm 6,3%.
Tại Philippines, do bị ảnh hưởng của El Nino khiến nước này có thể phải nhập khẩu tới 1,87 triệu tấn gạo năm 2007, mức cao kỷ lục trong 10 năm qua. Bộ Nông nghiệp nước này cho biết đã ký hợp đồng nhập khẩu gạo 1,61 triệu tấn.
Chính phủ Indonesia đã quyết định gia hạn việc nhập khẩu gạo đến tháng 1/2008 do dự báo thiếu gạo trong thời gian từ tháng 10 năm nay đến tháng 2/2008. Cơ quan Hậu cần Quốc gia (Bulog) được lệnh hoàn thành việc nhập khẩu gạo theo hạn ngạch 1,5 triệu tấn năm 2007. Đến nay, cơ quan này đã ký hợp đồng mua 1,275 triệu tấn gạo.
Malaysia hàng năm nhập khẩu khối lượng lớn lương thực để đáp ứng nhu cầu trong nước, riêng năm 2006 nhập khẩu lương thực trị giá 19,9 tỷ Ringgit (RM), tương đương 5,7 tỷ USD.
Nhật Bản từng là nước nhập khẩu lương thực lớn nhất thế giới, với khối lượng chiếm tới 60% nhu cầu tiêu thụ trong nước. Chính phủ nước này khuyến khích việc xuất khẩu gạo trước nhu cầu tiêu dùng của người nước ngoài đối với gạo phẩm cấp cao.
Sau 4 năm Bắc Kinh cấm nhập khẩu gạo Nhật Bản, từ tháng 7/2007 đã nối lại việc nhập khẩu gạo thơm của Nhật Bản, nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Một khối lượng lớn hàng nông sản Nhật Bản đang được tiêu thụ tại thị trường các nước láng giềng ở châu Á.
Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2007 có thể đạt 2.125 triệu tấn, trong đó sản lượng lúa mì chỉ đạt 591,8 triệu tấn, giảm 4,3% so với vụ trước.
Thị trường lúa mì thế giới thiếu hụt khoảng 20-21 triệu tấn. Xuất khẩu lúa mì của các nước như Mỹ, Canada, Ucraina, Nga đều giảm mạnh. Giá lúa mì đầu tháng 10 đạt mức cao kỷ lục, tăng 19,5% so với tháng trước. Tại Australia sản lượng lúa mì giảm từ 22,5 triệu tấn xuống còn 15,5 triệu tấn. Giá ngô tăng cao có thể tới mức ngang với giá dầu thô.
Trung Quốc có diện tích trồng ngô 26 triệu ha, năng suất bình quân 5,2 tấn /ha, sản lượng gần 140 triệu tấn. Lượng ngô tiêu thụ hàng năm 137,4 triệu tấn, nguồn cung trong nước khó có thể đáp ứng nhu cầu tăng cao.
Tại Ấn Độ, Thủ tướng Manmohan Singh cảnh báo tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Là nước sản xuất lúa mì lớn thứ 2 trên thế giới đã không có lúa mì xuất khẩu trong năm 2006, thậm chí lần đầu tiên trong 6 năm qua phải nhập khẩu mặt hàng này. Sản xuất lương thực bình quân đầu người giảm từ 207 kg năm 1955 xuống còn 186 kg hiện nay.
Theo FAO có nhiều nguyên nhân làm cho giá lương thực tăng. Trước hết là do nhu cầu tiêu thụ lương thực toàn cầu ngày càng tăng, nhất là ở các nước đông dân như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia.
Sự ấm lên của trái đất gây ra những diễn biến khí hậu bất thường, hạn hán, mưa bão mạnh hơn, tốc độ sa mạc hoá nhanh hơn, ảnh hưởng tới sản lượng lương thực toàn cầu. Chi phí cho việc nhập khẩu lương thực ở các nước kém phát triển và các nước gặp nhiều khó khăn về lương thực tăng hàng năm, riêng năm nay tăng khoảng 9% so với năm 2006.
Nguyên nhân chính của tình trạng giá lương thực cao là do tăng giá nhập khẩu những loại lương thực có hạt dùng cho việc sản xuất nhiên liệu sinh học. Tổng giám đốc Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế , Joachim Von Braun nói sự chuyển hướng mạnh trong việc sử dụng năng lượng sinh học có thể làm cho giá lương thực tăng 80%.
Sản lượng thóc gạo toàn cầu ở mức 423 triệu tấn, thấp hơn so với nhu cầu. Tổng giám đốc Viện nghiên cứu thóc gạo quốc tế (IRRI), Robert Zeigler cho biết có nhiều khó khăn trong việc sản xuất lúa gạo tại nhiều quốc gia. Dự trữ thóc gạo toàn cầu đang ở mức thấp nhất trong vòng 30 năm qua.
Theo ông Robert Zeigler trong 5 năm qua, giá gạo trên thị trường thế giới tăng gấp 2 lần, giá phân urê tăng gấp 3 lần và giá xăng dầu liên tục tăng cao. Sản lượng thóc gạo thế giới tăng chậm do diện tích đất gieo trồng giảm và việc áp dụng giống lúa cho năng suất cao đã được khai thác triệt để.
Giá gạo đang ở mức cao, các công ty kinh doanh gạo Thái Lan và Pakistan đang đẩy nhanh việc xuất khẩu gạo, Thái Lan tăng 15% và Pakistan tăng 9% trong năm nay. Hai trong 5 nước xuất khẩu gạo chủ yếu là Ấn Độ và Mỹ giảm mạnh. Ấn Độ có thể chỉ xuất khẩu được 4,07 triệu tấn so với mức 4,53 triệu tấn năm ngoái, giảm 10,3%. Mỹ có thể chỉ xuất khẩu được 3,15 triệu tấn so với mức 3,36 triệu tấn năm ngoái, giảm 6,3%.
Tại Philippines, do bị ảnh hưởng của El Nino khiến nước này có thể phải nhập khẩu tới 1,87 triệu tấn gạo năm 2007, mức cao kỷ lục trong 10 năm qua. Bộ Nông nghiệp nước này cho biết đã ký hợp đồng nhập khẩu gạo 1,61 triệu tấn.
Chính phủ Indonesia đã quyết định gia hạn việc nhập khẩu gạo đến tháng 1/2008 do dự báo thiếu gạo trong thời gian từ tháng 10 năm nay đến tháng 2/2008. Cơ quan Hậu cần Quốc gia (Bulog) được lệnh hoàn thành việc nhập khẩu gạo theo hạn ngạch 1,5 triệu tấn năm 2007. Đến nay, cơ quan này đã ký hợp đồng mua 1,275 triệu tấn gạo.
Malaysia hàng năm nhập khẩu khối lượng lớn lương thực để đáp ứng nhu cầu trong nước, riêng năm 2006 nhập khẩu lương thực trị giá 19,9 tỷ Ringgit (RM), tương đương 5,7 tỷ USD.
Nhật Bản từng là nước nhập khẩu lương thực lớn nhất thế giới, với khối lượng chiếm tới 60% nhu cầu tiêu thụ trong nước. Chính phủ nước này khuyến khích việc xuất khẩu gạo trước nhu cầu tiêu dùng của người nước ngoài đối với gạo phẩm cấp cao.
Sau 4 năm Bắc Kinh cấm nhập khẩu gạo Nhật Bản, từ tháng 7/2007 đã nối lại việc nhập khẩu gạo thơm của Nhật Bản, nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Một khối lượng lớn hàng nông sản Nhật Bản đang được tiêu thụ tại thị trường các nước láng giềng ở châu Á.