Giá thuốc lại bắt đầu tăng
Giá thuốc trên thị trường lại bắt đầu tăng, mặc dù chưa được phép của Cục Quản lý dược Việt Nam
Sau một thời gian tương đối bình ổn, cho dù một số loại thuốc tăng giá một cách từ từ, những ngày vừa qua, thị trường tân dược đã xuất hiện “làn sóng” tăng giá thuốc khá mạnh cho dù chưa được sự cho phép của Cục Quản lý dược, Bộ Y tế.
Trong đợt tăng giá lần này, không chỉ có các loại biệt dược nhập ngoại mà cả những mặt hàng thuốc sản xuất trong nước cũng kéo nhau tăng giá. Lý do chính được đưa ra là do giá các nguyên liệu đầu vào tăng, chi phí các doanh nghiệp dược phải bỏ ra để đáp ứng các tiêu chuẩn về thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) theo yêu cầu của Bộ Y tế.
Thuốc nhập ngoại, thuốc nội đều tăng giá
Tại hầu hết các cửa hàng bán thuốc ở Hà Nội, giá của những loại thuốc trị cảm, nhức đầu, sổ mũi thông dụng do các công ty dược trong nước sản xuất đều tăng hàng chục phần trăm như Pamin từ 800 đồng/vỉ lên 1.500 đồng/vỉ (tăng gần 90%), Tiffy từ 2.500 đồng/vỉ lên 3.000 đồng/vỉ (tăng 20%); viên ngậm ho Mekotricin từ 2.500 đồng/hộp lên 3.000 đồng/hộp (tăng 20%); dầu gấc viêm nang giúp sáng mắt, giảm thị lực (Vinagac) từ 48.000đồng/lọ lên 52.000 đồng/lọ (tăng gần 10%).
Còn theo khảo sát giá của Hiệp hội Sản xuất và Kinh doanh dược từ 1.000 mặt hàng thuốc tân dược tại 3 khu vực Bắc-Trung-Nam trong tháng 3/2007, nhiều loại thuốc nhập khẩu tăng giá. Nhất là thuốc của Mỹ, Ấn Độ, Hungary, mức tăng khoảng từ 5-10%.
Cụ thể thuốc Genoptic tăng 6,8%; Silmarin tăng 8,3%... Nhiều loại tăng trên 10% như Tardyferon b9 tăng 11,7%; Postinor tăng 12,8%; Arginin tăng 13, 8%. Cá biệt, 3 mặt hàng là Speccin tăng 17,8%; Tyffi tăng 18,2% và Acular 5ml tăng 21,8%.
Không chỉ các mặt hàng thuốc đều tăng giá thuốc, ngay cả giá bán một loại thuốc của các nhà thuốc trên đường Ngọc Khánh, trước cổng các bệnh viện cũng có sự chênh lệch từ 5-10%.
Theo nhận định của Phó chủ tịch Hiệp hội Sản xuất - Kinh doanh dược Việt Nam Nguyễn Trọng Đễ, thì đợt tăng giá thuốc lần này hoàn toàn bình thường, phù hợp với xu thế tăng giá chung của các mặt hàng trên thị trường hiện nay.
Thêm vào đó, ngày càng có nhiều công ty dược phẩm gia nhập hệ thống GMP (thực hành tốt sản xuất thuốc). Những công ty dược này muốn tăng chất lượng sẽ phải tiến hành đồng thời với việc tăng giá thành của sản phẩm.
Ngay cả việc các công ty dược nước ngoài tăng giá thuốc cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên vì hiện giá xăng dầu tăng kéo theo giá vận chuyển, giá các nguyên liệu sản xuất đầu vào đều tăng.
Thêm vào đó, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khoảng 95% nguyên liệu sản xuất thuốc nên phụ thuộc gần như hoàn toàn vào độ nóng lạnh của thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, ông Đễ cũng cảnh báo một số công ty dược lợi dụng cơ hội để “tát nước theo mưa”, tự ý tăng giá.
Bên cạnh đó, tình trạng tăng giá thuốc còn được “tiếp sức” bởi nhiều cửa hàng bán thuốc không chấp hành quy định niêm yết giá công khai của Bộ Y tế.
Chỉ trong đợt kiểm tra buổi sáng 31/3, đoàn kiểm tra của Sở Y tế Hà Nội đã phát hiện hàng loạt cửa hàng vi phạm quy định này.
Ý kiến từ phía cơ quan quản lý
Đặc điểm chung của những loại thuốc không niêm yết là thuốc vitamin, kháng sinh, trị cảm cúm thông thường... là những loại thuốc được mua rất nhiều.
Ngoài ra, đoàn kiểm tra cũng phát hiện Công ty TNHH Dược Hồ Long có bán một số loại thuốc tăng giá khoảng 10% so với quy định. Cụ thể là các loại thuốc như Vitamin A, D tăng từ 7.500-9.000 đồng; thuốc ho Strepsil tăng từ 115.000 đồng lên 125.000 đồng/hộp; thuốc trị cảm cúm Codamin tăng từ 19.000-21.000 đồng/hộp
Trong khi đó, những phản hồi từ phía Bộ Y tế đến nay vẫn hoàn toàn khẳng định sự ổn định của thị trường thuốc hiện tại.
Trong lần trả lời báo chí gần đây nhât, Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang cho biết, ngành y tế bảo đảm nguồn thuốc thiết yếu về số lượng, chất lượng và giá cả, không có chuyện giá thuốc tăng đột biến, đồng loạt mà chỉ tăng trong biên độ cho phép bởi thuốc đang bán và phục vụ cho 647 bệnh viện công lập đều phải chịu sự kiểm soát về nguồn, số lượng, chất lượng và giá cả.
Bên cạnh đó, Cục Quản lý dược Việt Nam đã nhận được 7 đơn vị đề nghị tăng giá 56/12.439 mặt hàng thuốc do Pháp, Ấn Độ, Hàn Quốc... sản xuất. Theo đề nghị của các công ty, giá thuốc tăng trung bình từ 3-5%, trong đó mặt hàng tăng cao nhất là 5%.
Tuy nhiên, Cục Quản lý dược Việt Nam chưa chấp thuận đề nghị đó và đã yêu cầu các công ty đó giải trình cụ thể về lý do tăng giá và tỷ lệ xin điều chỉnh cụ thể các mặt hàng. Mặc dù vậy thuốc vẫn cứ tăng và người bệnh vẫn phải mua trong khi chờ đợi những lý giải, những điều chỉnh phù hợp từ phía ngành y tế.
Trong đợt tăng giá lần này, không chỉ có các loại biệt dược nhập ngoại mà cả những mặt hàng thuốc sản xuất trong nước cũng kéo nhau tăng giá. Lý do chính được đưa ra là do giá các nguyên liệu đầu vào tăng, chi phí các doanh nghiệp dược phải bỏ ra để đáp ứng các tiêu chuẩn về thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) theo yêu cầu của Bộ Y tế.
Thuốc nhập ngoại, thuốc nội đều tăng giá
Tại hầu hết các cửa hàng bán thuốc ở Hà Nội, giá của những loại thuốc trị cảm, nhức đầu, sổ mũi thông dụng do các công ty dược trong nước sản xuất đều tăng hàng chục phần trăm như Pamin từ 800 đồng/vỉ lên 1.500 đồng/vỉ (tăng gần 90%), Tiffy từ 2.500 đồng/vỉ lên 3.000 đồng/vỉ (tăng 20%); viên ngậm ho Mekotricin từ 2.500 đồng/hộp lên 3.000 đồng/hộp (tăng 20%); dầu gấc viêm nang giúp sáng mắt, giảm thị lực (Vinagac) từ 48.000đồng/lọ lên 52.000 đồng/lọ (tăng gần 10%).
Còn theo khảo sát giá của Hiệp hội Sản xuất và Kinh doanh dược từ 1.000 mặt hàng thuốc tân dược tại 3 khu vực Bắc-Trung-Nam trong tháng 3/2007, nhiều loại thuốc nhập khẩu tăng giá. Nhất là thuốc của Mỹ, Ấn Độ, Hungary, mức tăng khoảng từ 5-10%.
Cụ thể thuốc Genoptic tăng 6,8%; Silmarin tăng 8,3%... Nhiều loại tăng trên 10% như Tardyferon b9 tăng 11,7%; Postinor tăng 12,8%; Arginin tăng 13, 8%. Cá biệt, 3 mặt hàng là Speccin tăng 17,8%; Tyffi tăng 18,2% và Acular 5ml tăng 21,8%.
Không chỉ các mặt hàng thuốc đều tăng giá thuốc, ngay cả giá bán một loại thuốc của các nhà thuốc trên đường Ngọc Khánh, trước cổng các bệnh viện cũng có sự chênh lệch từ 5-10%.
Theo nhận định của Phó chủ tịch Hiệp hội Sản xuất - Kinh doanh dược Việt Nam Nguyễn Trọng Đễ, thì đợt tăng giá thuốc lần này hoàn toàn bình thường, phù hợp với xu thế tăng giá chung của các mặt hàng trên thị trường hiện nay.
Thêm vào đó, ngày càng có nhiều công ty dược phẩm gia nhập hệ thống GMP (thực hành tốt sản xuất thuốc). Những công ty dược này muốn tăng chất lượng sẽ phải tiến hành đồng thời với việc tăng giá thành của sản phẩm.
Ngay cả việc các công ty dược nước ngoài tăng giá thuốc cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên vì hiện giá xăng dầu tăng kéo theo giá vận chuyển, giá các nguyên liệu sản xuất đầu vào đều tăng.
Thêm vào đó, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khoảng 95% nguyên liệu sản xuất thuốc nên phụ thuộc gần như hoàn toàn vào độ nóng lạnh của thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, ông Đễ cũng cảnh báo một số công ty dược lợi dụng cơ hội để “tát nước theo mưa”, tự ý tăng giá.
Bên cạnh đó, tình trạng tăng giá thuốc còn được “tiếp sức” bởi nhiều cửa hàng bán thuốc không chấp hành quy định niêm yết giá công khai của Bộ Y tế.
Chỉ trong đợt kiểm tra buổi sáng 31/3, đoàn kiểm tra của Sở Y tế Hà Nội đã phát hiện hàng loạt cửa hàng vi phạm quy định này.
Ý kiến từ phía cơ quan quản lý
Đặc điểm chung của những loại thuốc không niêm yết là thuốc vitamin, kháng sinh, trị cảm cúm thông thường... là những loại thuốc được mua rất nhiều.
Ngoài ra, đoàn kiểm tra cũng phát hiện Công ty TNHH Dược Hồ Long có bán một số loại thuốc tăng giá khoảng 10% so với quy định. Cụ thể là các loại thuốc như Vitamin A, D tăng từ 7.500-9.000 đồng; thuốc ho Strepsil tăng từ 115.000 đồng lên 125.000 đồng/hộp; thuốc trị cảm cúm Codamin tăng từ 19.000-21.000 đồng/hộp
Trong khi đó, những phản hồi từ phía Bộ Y tế đến nay vẫn hoàn toàn khẳng định sự ổn định của thị trường thuốc hiện tại.
Trong lần trả lời báo chí gần đây nhât, Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang cho biết, ngành y tế bảo đảm nguồn thuốc thiết yếu về số lượng, chất lượng và giá cả, không có chuyện giá thuốc tăng đột biến, đồng loạt mà chỉ tăng trong biên độ cho phép bởi thuốc đang bán và phục vụ cho 647 bệnh viện công lập đều phải chịu sự kiểm soát về nguồn, số lượng, chất lượng và giá cả.
Bên cạnh đó, Cục Quản lý dược Việt Nam đã nhận được 7 đơn vị đề nghị tăng giá 56/12.439 mặt hàng thuốc do Pháp, Ấn Độ, Hàn Quốc... sản xuất. Theo đề nghị của các công ty, giá thuốc tăng trung bình từ 3-5%, trong đó mặt hàng tăng cao nhất là 5%.
Tuy nhiên, Cục Quản lý dược Việt Nam chưa chấp thuận đề nghị đó và đã yêu cầu các công ty đó giải trình cụ thể về lý do tăng giá và tỷ lệ xin điều chỉnh cụ thể các mặt hàng. Mặc dù vậy thuốc vẫn cứ tăng và người bệnh vẫn phải mua trong khi chờ đợi những lý giải, những điều chỉnh phù hợp từ phía ngành y tế.