Giá thuốc tăng: Bộ Y tế bảo không, thị trường bảo có
Cơ quan quản lý về thuốc đã có văn bản cấm tăng giá thuốc nhưng trên thực tế vẫn có loại thuốc tăng
Để ngăn chặn thuốc sẽ tăng giá kiểu “té nước theo mưa” cùng các mặt hàng khác cuối năm, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã có văn bản cấm hiện tượng các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc đầu cơ, găm hàng, đưa tin thất thiệt... để điều chỉnh giá thuốc
Giá thuốc “âm thầm” tăng
Khảo sát mới nhất (từ 20/12/2009 đến 20/1/2010) của Hiệp hội Sản xuất kinh doanh dược Việt Nam cho biết, qua khảo sát 5.760 lượt mặt hàng, có 32 mặt hàng thuốc ngoại tăng giá chiếm tỷ lệ 0,55% với mức tăng trung bình 5,1% và bảy mặt hàng giảm giá chiếm tỷ lệ 0,12% với tỷ lệ giảm khoảng 5%.
Hiệp hội này cho rằng, một tháng qua do thời tiết lạnh nên một số bệnh mùa đông tăng lên khiến nhu cầu về thuốc tăng.
Trên thực tế, theo khảo sát tại một số cửa hàng thuốc tân dược trên địa bàn thành phố Hà Nội, một số mặt hàng cũng tăng giá (khảo sát theo giá bán lẻ) như Lacteolfort tăng từ 12.000 đồng/gói lên 13.000 đồng/gói; men tiêu hoá của Pháp dạng ống nhựa tăng từ 5.500 đồng/ống lên 6.000 đồng/ống, Augmentin tăng từ 14.500 đồng/gói lên 15.000 đồng/gói, Otrivin tăng từ 29.000 đồng/hộp lên 32.000 đồng/hộp…
Mặc dù cơ quan quản lý về thuốc đã có văn bản cấm tăng giá thuốc nhưng trên thực tế vẫn có loại thuốc tăng. Điều đáng nói những thuốc tăng đều là những thuốc sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày như Efferalgan, Amoxicilin, Ampicillin, Berberin, Pommade (thuốc mỡ), Tetra, Paracetamol… và thuốc dùng cho trẻ em.
Khó “cấm” thuốc tăng
Hiệp hội Sản xuất kinh doanh dược Việt Nam nhận định rằng, tuy có một số mặt hàng tăng giá nhẹ nhưng nhìn chung thị trường dược phẩm vẫn giữ mức ổn định. Một số mặt hàng thuốc có điều chỉnh giá nhưng tỷ lệ không đáng kể. Dự báo tháng tới thị trường dược phẩm ít có biến động về giá cả. Giá thuốc sản xuất trong nước có thể tăng giảm nhẹ do phụ thuộc giá nguyên liệu đầu vào phải nhập khẩu từ nước ngoài và biến động của tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng Đô la Mỹ. Một số mặt hàng thuốc thành phẩm nhập khẩu có thể tăng ít do tỷ giá giữa đồng Đô la Mỹ, đồng Euro và đồng Việt Nam tăng theo thị trường.
Rõ ràng dù tăng ít, tăng nhiều thì trên thực tế vẫn có mặt hàng tăng giá. Thuốc vốn là mặt hàng đặc biệt mà người tiêu dùng không ai mặc cả. Cửa hàng bán giá nào khách hàng mua giá đó. Hơn nữa, không phải ai cũng nhớ hoặc biết hết giá của các mặt hàng. Chỉ những người mắc bệnh mãn tính, gia đình có người hay đau ốm thường xuyên dùng thuốc mới nắm được giá thuốc mình sử dụng. Còn lại đa số “mù tịt” về giá.
Cứ mỗi lần thuốc tăng, cơ quan quản lý đều vin vào cớ giá nguyên liệu đầu vào phải nhập khẩu từ nước ngoài và biến động của tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng Đô la Mỹ. Với lý do này người bệnh phải ngậm ngùi mua thuốc dù giá có lên.
Trả lời báo chí gần đây về giá thuốc tăng, Cục trưởng Cục Quản lý dược Trương Quốc Cường cho biết, có người nói giá vàng chẳng liên quan đến giá thuốc, nhưng thực tế là khi giá vàng tăng một thời gian thì một số mặt hàng cũng tăng kéo theo.
Để ngăn chặn giá thuốc tăng, cơ quan quản lý dược này cũng yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược phẩm tiến hành rà soát, thực hiện các giải pháp tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, kinh doanh để góp phần duy trì ổn định thị trường dược phẩm. Thế nhưng, vào dịp giáp tết các mặt hàng phục vụ đời sống tăng giá và thuốc cũng không nằm ngoài.
Gia Minh (SGTT)
Giá thuốc “âm thầm” tăng
Khảo sát mới nhất (từ 20/12/2009 đến 20/1/2010) của Hiệp hội Sản xuất kinh doanh dược Việt Nam cho biết, qua khảo sát 5.760 lượt mặt hàng, có 32 mặt hàng thuốc ngoại tăng giá chiếm tỷ lệ 0,55% với mức tăng trung bình 5,1% và bảy mặt hàng giảm giá chiếm tỷ lệ 0,12% với tỷ lệ giảm khoảng 5%.
Hiệp hội này cho rằng, một tháng qua do thời tiết lạnh nên một số bệnh mùa đông tăng lên khiến nhu cầu về thuốc tăng.
Trên thực tế, theo khảo sát tại một số cửa hàng thuốc tân dược trên địa bàn thành phố Hà Nội, một số mặt hàng cũng tăng giá (khảo sát theo giá bán lẻ) như Lacteolfort tăng từ 12.000 đồng/gói lên 13.000 đồng/gói; men tiêu hoá của Pháp dạng ống nhựa tăng từ 5.500 đồng/ống lên 6.000 đồng/ống, Augmentin tăng từ 14.500 đồng/gói lên 15.000 đồng/gói, Otrivin tăng từ 29.000 đồng/hộp lên 32.000 đồng/hộp…
Mặc dù cơ quan quản lý về thuốc đã có văn bản cấm tăng giá thuốc nhưng trên thực tế vẫn có loại thuốc tăng. Điều đáng nói những thuốc tăng đều là những thuốc sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày như Efferalgan, Amoxicilin, Ampicillin, Berberin, Pommade (thuốc mỡ), Tetra, Paracetamol… và thuốc dùng cho trẻ em.
Khó “cấm” thuốc tăng
Hiệp hội Sản xuất kinh doanh dược Việt Nam nhận định rằng, tuy có một số mặt hàng tăng giá nhẹ nhưng nhìn chung thị trường dược phẩm vẫn giữ mức ổn định. Một số mặt hàng thuốc có điều chỉnh giá nhưng tỷ lệ không đáng kể. Dự báo tháng tới thị trường dược phẩm ít có biến động về giá cả. Giá thuốc sản xuất trong nước có thể tăng giảm nhẹ do phụ thuộc giá nguyên liệu đầu vào phải nhập khẩu từ nước ngoài và biến động của tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng Đô la Mỹ. Một số mặt hàng thuốc thành phẩm nhập khẩu có thể tăng ít do tỷ giá giữa đồng Đô la Mỹ, đồng Euro và đồng Việt Nam tăng theo thị trường.
Rõ ràng dù tăng ít, tăng nhiều thì trên thực tế vẫn có mặt hàng tăng giá. Thuốc vốn là mặt hàng đặc biệt mà người tiêu dùng không ai mặc cả. Cửa hàng bán giá nào khách hàng mua giá đó. Hơn nữa, không phải ai cũng nhớ hoặc biết hết giá của các mặt hàng. Chỉ những người mắc bệnh mãn tính, gia đình có người hay đau ốm thường xuyên dùng thuốc mới nắm được giá thuốc mình sử dụng. Còn lại đa số “mù tịt” về giá.
Cứ mỗi lần thuốc tăng, cơ quan quản lý đều vin vào cớ giá nguyên liệu đầu vào phải nhập khẩu từ nước ngoài và biến động của tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng Đô la Mỹ. Với lý do này người bệnh phải ngậm ngùi mua thuốc dù giá có lên.
Trả lời báo chí gần đây về giá thuốc tăng, Cục trưởng Cục Quản lý dược Trương Quốc Cường cho biết, có người nói giá vàng chẳng liên quan đến giá thuốc, nhưng thực tế là khi giá vàng tăng một thời gian thì một số mặt hàng cũng tăng kéo theo.
Để ngăn chặn giá thuốc tăng, cơ quan quản lý dược này cũng yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược phẩm tiến hành rà soát, thực hiện các giải pháp tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, kinh doanh để góp phần duy trì ổn định thị trường dược phẩm. Thế nhưng, vào dịp giáp tết các mặt hàng phục vụ đời sống tăng giá và thuốc cũng không nằm ngoài.
Gia Minh (SGTT)