Giá thuốc tương đối ổn định
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam, trong tháng 4 vừa qua, thị trường dược phẩm nhìn chung tương đối ổn định
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam, trong tháng 4 vừa qua, thị trường dược phẩm nhìn chung tương đối ổn định.
Giá các mặt hàng thành phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu đều có điều chỉnh, nhưng số lượng mặt hàng tăng hoặc giảm giá không nhiều và tỷ lệ tăng giá không đột biến.
Cụ thể, khảo sát của Hiệp hội với 12.695 lượt mặt hàng trong tháng cho thấy, chỉ có 65 sản phẩm thuốc nội tăng giá, chiếm 0,51 % với tỷ lệ tăng trung bình khoảng 16 %; 28 lượt mặt hàng giảm giá, chiếm tỷ lệ 0,22 % với tỷ lệ giảm trung bình khoảng 7,64%.
Tuy nhiên, xét một số sản phẩm thì có mức tăng giá rất cao, như Trafedin từ 12.500 đồng/vỉ trong tháng 3/2012 lên 18.000 đồng/vỉ trong tháng 4/2012, tăng 44%, Gentamycin 0.3% từ 3.500 đồng/tuýp lên 5.000 đồng/tuýp (43%), Osla từ 8.500 đồng/lọ lên 12.000 đồng/lọ (41%)…
Một số sản phẩm giảm giá là Chip chip, từ 10.000 đồng/hộp xuống 5.000 đồng/hộp (50%), Robcefa từ giảm từ 130.000 đồng/hộp xuống 110.000 đồng/hộp (15%), Cồn 70ml, 50ml từ 1.700 đồng/lọ xuống 1.500 đồng/lọ, Kiện não hoàn giảm 10%...
Đối với mặt hàng thuốc ngoại chỉ có 43/12.695 mặt hàng tăng giá (chiếm 0,33%) với tỷ lệ tăng trung bình khoảng 6,64% và 33 lượt mặt hàng giảm giá (chiếm 0,28%) với tỷ lệ giảm trung bình khoảng 5,85%. Sản phẩm tăng giá cao nhất là Niroral mỡ với mức tăng 45% và giảm mạnh nhất là Metrogygenta 12%…
Về giá nguyên liệu đầu vào, Hiệp hội Doanh nghiệp Dược cho biết, với 40 lượt mặt hàng nguyên liệu được khảo giá thì chỉ có 1 mặt hàng (Theophyllin) tăng giá trong tháng, chiếm tỷ lệ 2,5% với mức tăng 5,5% và 1 mặt hàng giảm giá (Chloramphenicol HCL) với tỷ lệ giảm 9%.
Theo dự báo của Hiệp hội, trong tháng tới, thị trường dược phẩm trong nước sẽ không có nhiều biến động lớn, giá các mặt hàng nguyên liệu có thể điều chỉnh nhẹ.
Tuy nhiên, giá một số mặt hàng thuốc sản xuất trong nước có thể tăng do các yếu tố sản xuất đầu vào, như điện, nguyên phụ liệu, xăng dầu, chi phí vận tải, lương… tăng. Còn giá một số mặt hàng thuốc nhập khẩu có thể tăng nhẹ do giá nhập khẩu, chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh tăng.
Giá các mặt hàng thành phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu đều có điều chỉnh, nhưng số lượng mặt hàng tăng hoặc giảm giá không nhiều và tỷ lệ tăng giá không đột biến.
Cụ thể, khảo sát của Hiệp hội với 12.695 lượt mặt hàng trong tháng cho thấy, chỉ có 65 sản phẩm thuốc nội tăng giá, chiếm 0,51 % với tỷ lệ tăng trung bình khoảng 16 %; 28 lượt mặt hàng giảm giá, chiếm tỷ lệ 0,22 % với tỷ lệ giảm trung bình khoảng 7,64%.
Tuy nhiên, xét một số sản phẩm thì có mức tăng giá rất cao, như Trafedin từ 12.500 đồng/vỉ trong tháng 3/2012 lên 18.000 đồng/vỉ trong tháng 4/2012, tăng 44%, Gentamycin 0.3% từ 3.500 đồng/tuýp lên 5.000 đồng/tuýp (43%), Osla từ 8.500 đồng/lọ lên 12.000 đồng/lọ (41%)…
Một số sản phẩm giảm giá là Chip chip, từ 10.000 đồng/hộp xuống 5.000 đồng/hộp (50%), Robcefa từ giảm từ 130.000 đồng/hộp xuống 110.000 đồng/hộp (15%), Cồn 70ml, 50ml từ 1.700 đồng/lọ xuống 1.500 đồng/lọ, Kiện não hoàn giảm 10%...
Đối với mặt hàng thuốc ngoại chỉ có 43/12.695 mặt hàng tăng giá (chiếm 0,33%) với tỷ lệ tăng trung bình khoảng 6,64% và 33 lượt mặt hàng giảm giá (chiếm 0,28%) với tỷ lệ giảm trung bình khoảng 5,85%. Sản phẩm tăng giá cao nhất là Niroral mỡ với mức tăng 45% và giảm mạnh nhất là Metrogygenta 12%…
Về giá nguyên liệu đầu vào, Hiệp hội Doanh nghiệp Dược cho biết, với 40 lượt mặt hàng nguyên liệu được khảo giá thì chỉ có 1 mặt hàng (Theophyllin) tăng giá trong tháng, chiếm tỷ lệ 2,5% với mức tăng 5,5% và 1 mặt hàng giảm giá (Chloramphenicol HCL) với tỷ lệ giảm 9%.
Theo dự báo của Hiệp hội, trong tháng tới, thị trường dược phẩm trong nước sẽ không có nhiều biến động lớn, giá các mặt hàng nguyên liệu có thể điều chỉnh nhẹ.
Tuy nhiên, giá một số mặt hàng thuốc sản xuất trong nước có thể tăng do các yếu tố sản xuất đầu vào, như điện, nguyên phụ liệu, xăng dầu, chi phí vận tải, lương… tăng. Còn giá một số mặt hàng thuốc nhập khẩu có thể tăng nhẹ do giá nhập khẩu, chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh tăng.