Giá tiêu dùng tăng mạnh do đâu?
Với mức tăng 0,77% trong tháng 5 này, giá tiêu dùng đã không khác gì “con ngựa bất kham”
Với mức tăng 0,77% trong tháng 5 này, giá tiêu dùng đã không khác gì “con ngựa bất kham”.
Bởi, nó đã tăng hơn gấp rưỡi so với dự báo hồi đầu tháng (0,5%) của Tổ Điều hành thị trường trong nước và cao gấp gần 4 lần (0,2%) so với khẳng định của quan chức đứng đầu bộ máy quản lý giá Nhà nước trước báo giới, khi giá xăng lần đầu tiên được các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu quyết định tăng 7,27% hồi đầu tháng này.
Sự biến động của giá tiêu dùng trong tháng 5 này có hai đặc điểm nổi bật sau đây.
Thứ nhất, xét theo nhóm hàng hoá và dịch vụ, tuy hàng ăn và dịch vụ ăn uống vẫn giữ vai trò động lực, nhưng việc giá tiêu dùng tăng mạnh như vậy là còn do dựa trên nền tảng tăng giá cao của hầu hết các nhóm hàng hoá và dịch vụ khác.
Cụ thể, trong khi giá của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,04% (riêng lương thực tăng 0,62% và thực phẩm tăng 0,95%) và chỉ có hai nhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng thấp (đồ uống và thuốc lá tăng 0,22% và dịch vụ giáo dục tăng 0,07%), còn 7 nhóm hàng hoá và dịch vụ còn lại đều có mức tăng dao động trong khoảng 0,43-0,87%.
Trong đó, riêng nhóm hàng phương tiện đi lại và dịch vụ bưu điện, nhóm chịu tác động mạnh nhất của việc tăng giá xăng hồi đầu tháng này chỉ tăng khiêm tốn 0,57%. Đây chính là điều khác biệt rõ nét nhất so với những biến động của giá cả các nhóm hàng hoá và dịch vụ cùng kỳ trong ba năm giá tiêu dùng sốt nóng gần đây.
Thực trạng đó của giá tiêu dùng trong tháng 5 này trước hết là do tác động tăng giá các yếu tố đầu vào của các ngành sản xuất và tác động tâm lý của việc tăng giá xăng dầu, còn tác động trực tiếp của việc tăng giá mặt hàng chiến lược này là không quá lớn.
Trước hết, các số liệu thống kê của IMF cho thấy, chỉ số giá nguyên liệu công nghiệp trên thị trường thế giới trong 4 tháng đầu năm nay đã tăng từ 180,5 điểm lên 209,7 điểm, tức là đã tăng 16,18%.
Còn đối với nền kinh tế nước ta, trong bối cảnh phụ thuộc ngày càng nặng nề vào nguyên liệu nhập khẩu, các số liệu thống kê 4 tháng đầu năm nay cũng cho thấy, kim ngạch nhập khẩu 13 loại nguyên liệu chủ yếu đã tăng đại nhảy vọt 34,49%, nhưng nếu quy về giá năm 2006 thì chỉ tăng 18,63%, tức là yếu tố giá nhập khẩu tăng đã làm khuyếch đại kim ngạch nhập khẩu những mặt hàng này thêm 15,86%, tương ứng với 835 triệu USD, hoặc 13.360 tỷ đồng.
Rõ ràng, để các doanh nghiệp sản xuất có thể “gỡ gạc” lại, một phần trong giá trị khổng lồ tăng thêm này của các nguyên liệu đầu vào nhập khẩu sẽ phải được thể hiện ở giá bán của hầu hết các nhóm hàng hoá tiêu dùng trên thị trường.
Mặt khác, các kết quả tính toán cho thấy, cho dù tốc độ tăng tiêu dùng mặt hàng xăng hiện nay khá nhanh và quy mô tiêu dùng đã rất lớn, nhưng quyết định đồng loạt tăng 7,27% giá bán lẻ của tất cả các loại xăng vào đầu tháng 5 vừa qua cũng chỉ có thể làm cho “rổ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng” của nền kinh tế nước ta “nở” thêm chỉ khoảng 0,38%.
Điều này cũng có nghĩa là tác động trực tiếp của việc tăng giá xăng vừa qua chỉ có thể góp chừng ấy trong tổng mức tăng 0,77% của giá tiêu dùng, còn lại 0,39% là do tác động của việc tăng giá các nguyên liệu đầu vào nhập khẩu và của các nhân tố tác động khác.
Thứ hai, xét theo địa phương và vùng lãnh thổ, “chịu trận” nhiều nhất trong đợt tăng giá tháng 5 này là cư dân Tp.HCM nói riêng và dân cư vùng Đông Nam bộ nói chung, bởi giá tiêu dùng ở đây tăng kỷ lục 1,58% và 1,18%.
Tiếp theo là thành phố Cần Thơ và vùng đồng bằng sông Cửu Long với các mức tăng 1,01% và 0,82%, trong khi giá tiêu dùng ở tất cả các thành phố lớn và các vùng còn lại đều chỉ tăng dưới mức bình quân chung của cả nước khá xa.
Mặt khác, tại hầu như tất cả các địa phương và vùng lãnh thổ, giá của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống nhìn chung đều giữ kỷ lục tăng so với tất cả các nhóm hàng còn lại.
Những thực tế này cho thấy rằng, bên cạnh những tác nhân đích thực, tình trạng “tát nước theo mưa” đẩy giá của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống lên khi giá xăng dầu được điều chỉnh tăng là rất rõ ràng, đặc biệt là ở những đô thị lớn, nơi tập trung đông đảo bộ phận dân cư có thu nhập cao so với mặt bằng chung của cả nước.
Đây cũng là điều thường thấy trong những trường hợp điều chỉnh tăng giá những mặt hàng thiết yếu khác hoặc tăng lương trên diện rộng ở nước ta lâu nay.
Bởi, nó đã tăng hơn gấp rưỡi so với dự báo hồi đầu tháng (0,5%) của Tổ Điều hành thị trường trong nước và cao gấp gần 4 lần (0,2%) so với khẳng định của quan chức đứng đầu bộ máy quản lý giá Nhà nước trước báo giới, khi giá xăng lần đầu tiên được các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu quyết định tăng 7,27% hồi đầu tháng này.
Sự biến động của giá tiêu dùng trong tháng 5 này có hai đặc điểm nổi bật sau đây.
Thứ nhất, xét theo nhóm hàng hoá và dịch vụ, tuy hàng ăn và dịch vụ ăn uống vẫn giữ vai trò động lực, nhưng việc giá tiêu dùng tăng mạnh như vậy là còn do dựa trên nền tảng tăng giá cao của hầu hết các nhóm hàng hoá và dịch vụ khác.
Cụ thể, trong khi giá của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,04% (riêng lương thực tăng 0,62% và thực phẩm tăng 0,95%) và chỉ có hai nhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng thấp (đồ uống và thuốc lá tăng 0,22% và dịch vụ giáo dục tăng 0,07%), còn 7 nhóm hàng hoá và dịch vụ còn lại đều có mức tăng dao động trong khoảng 0,43-0,87%.
Trong đó, riêng nhóm hàng phương tiện đi lại và dịch vụ bưu điện, nhóm chịu tác động mạnh nhất của việc tăng giá xăng hồi đầu tháng này chỉ tăng khiêm tốn 0,57%. Đây chính là điều khác biệt rõ nét nhất so với những biến động của giá cả các nhóm hàng hoá và dịch vụ cùng kỳ trong ba năm giá tiêu dùng sốt nóng gần đây.
Thực trạng đó của giá tiêu dùng trong tháng 5 này trước hết là do tác động tăng giá các yếu tố đầu vào của các ngành sản xuất và tác động tâm lý của việc tăng giá xăng dầu, còn tác động trực tiếp của việc tăng giá mặt hàng chiến lược này là không quá lớn.
Trước hết, các số liệu thống kê của IMF cho thấy, chỉ số giá nguyên liệu công nghiệp trên thị trường thế giới trong 4 tháng đầu năm nay đã tăng từ 180,5 điểm lên 209,7 điểm, tức là đã tăng 16,18%.
Còn đối với nền kinh tế nước ta, trong bối cảnh phụ thuộc ngày càng nặng nề vào nguyên liệu nhập khẩu, các số liệu thống kê 4 tháng đầu năm nay cũng cho thấy, kim ngạch nhập khẩu 13 loại nguyên liệu chủ yếu đã tăng đại nhảy vọt 34,49%, nhưng nếu quy về giá năm 2006 thì chỉ tăng 18,63%, tức là yếu tố giá nhập khẩu tăng đã làm khuyếch đại kim ngạch nhập khẩu những mặt hàng này thêm 15,86%, tương ứng với 835 triệu USD, hoặc 13.360 tỷ đồng.
Rõ ràng, để các doanh nghiệp sản xuất có thể “gỡ gạc” lại, một phần trong giá trị khổng lồ tăng thêm này của các nguyên liệu đầu vào nhập khẩu sẽ phải được thể hiện ở giá bán của hầu hết các nhóm hàng hoá tiêu dùng trên thị trường.
Mặt khác, các kết quả tính toán cho thấy, cho dù tốc độ tăng tiêu dùng mặt hàng xăng hiện nay khá nhanh và quy mô tiêu dùng đã rất lớn, nhưng quyết định đồng loạt tăng 7,27% giá bán lẻ của tất cả các loại xăng vào đầu tháng 5 vừa qua cũng chỉ có thể làm cho “rổ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng” của nền kinh tế nước ta “nở” thêm chỉ khoảng 0,38%.
Điều này cũng có nghĩa là tác động trực tiếp của việc tăng giá xăng vừa qua chỉ có thể góp chừng ấy trong tổng mức tăng 0,77% của giá tiêu dùng, còn lại 0,39% là do tác động của việc tăng giá các nguyên liệu đầu vào nhập khẩu và của các nhân tố tác động khác.
Thứ hai, xét theo địa phương và vùng lãnh thổ, “chịu trận” nhiều nhất trong đợt tăng giá tháng 5 này là cư dân Tp.HCM nói riêng và dân cư vùng Đông Nam bộ nói chung, bởi giá tiêu dùng ở đây tăng kỷ lục 1,58% và 1,18%.
Tiếp theo là thành phố Cần Thơ và vùng đồng bằng sông Cửu Long với các mức tăng 1,01% và 0,82%, trong khi giá tiêu dùng ở tất cả các thành phố lớn và các vùng còn lại đều chỉ tăng dưới mức bình quân chung của cả nước khá xa.
Mặt khác, tại hầu như tất cả các địa phương và vùng lãnh thổ, giá của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống nhìn chung đều giữ kỷ lục tăng so với tất cả các nhóm hàng còn lại.
Những thực tế này cho thấy rằng, bên cạnh những tác nhân đích thực, tình trạng “tát nước theo mưa” đẩy giá của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống lên khi giá xăng dầu được điều chỉnh tăng là rất rõ ràng, đặc biệt là ở những đô thị lớn, nơi tập trung đông đảo bộ phận dân cư có thu nhập cao so với mặt bằng chung của cả nước.
Đây cũng là điều thường thấy trong những trường hợp điều chỉnh tăng giá những mặt hàng thiết yếu khác hoặc tăng lương trên diện rộng ở nước ta lâu nay.