Giá xăng, dầu giảm mạnh trong tuần
Tính cả tuần, giá dầu thô giảm 2,9%, giá xăng hạ 1,8%, trong khi giá dầu sưởi mất tới hơn 3%
Kết thúc 5 ngày giao dịch vừa qua, giá các mặt hàng xăng, dầu thô trên thị trường hàng hóa thế giới đã giảm mạnh so với tuần trước do nhà đầu tư lo lắng về triển vọng tiêu thụ trong thời gian tới.
Chốt phiên giao dịch cuối tuần (22/2), giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 4 trên sàn hàng hóa New York tăng 29 cent, tương ứng 0,3%, lên mức 93,13 USD/thùng. Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá dầu thô loại này đã giảm tới 2,9%. Phiên cuối tuần trước, dầu thô hợp đồng tháng 3 đã dừng ở ngưỡng 95,86 USD/thùng.
Trong khi đó, tại sàn hàng hóa London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc giao tháng 4 cũng tăng được 57 cent trong phiên 22/2, tương ứng với 0,5%, lên mức 114,10 USD/thùng. Do các mức giảm mạnh trong những phiên trước đó, nên tính chung 5 ngày giao dịch vừa qua, giá dầu thô Brent Biển Bắc đã mất 3%.
Việc dầu thô Brent Biển Bắc và dầu thô New York cùng tăng và cùng giảm trong vài phiên gần đây với biên độ % gần như ngang nhau, đã giúp rút ngắn độ chênh lệch về giá bán giữa hai hợp đồng dầu thô quan trọng này.
Nguyên nhân chính khiến giá dầu thô thế giới giảm mạnh trong tuần là do những báo cáo bất lợi về tình hình kinh tế của Khu vực đồng tiền chung châu Âu và Mỹ được công bố trong vài ngày qua. Những báo cáo này về cơ bản đã khiến giới đầu tư hàng hóa quốc tế lo ngại về khả năng giảm sút nhu cầu tiêu thụ trong thời gian tới.
Thêm vào đó, việc Cơ quan Thông tin Năng lượng thuộc Bộ Năng lượng Mỹ hôm 21/2 công bố báo cáo nguồn cung hàng tuần cho thấy lượng dầu thô tăng cao bất thường, trong lúc lượng xăng và các chế phẩm khác từ dầu thô giảm mạnh hơn các số liệu dự báo cũng gây ra những quan ngại lớn đối với các nhà đầu tư.
Theo giới phân tích thị trường, hiện nhà đầu tư năng lượng đang chờ đợi có một chất xúc tác lớn từ tình hình kinh tế nói chung, nhằm xóa tan những hoài nghi hiện nay về khả năng lượng tiêu thụ sẽ bị thu hẹp trong thời gian tới, như các bản báo cáo đánh giá thị trường từ cuối năm ngoái của nhiều tổ chức, định chế tài chính.
Hiện tại phạm vi dao động của giá dầu thô New York đang được dự đoán là từ thấp nhất 90 USD mỗi thùng cho tới cao nhất là 100 USD/thùng. Tình trạng dao động này có thể sẽ đạt được chuyển biến lớn, hoặc tăng rất mạnh hoặc giảm rất sâu, nếu như thị trường đón nhận tin tức kinh tế thật tích cực hoặc rất tiêu cực.
Yếu tố tích cực nhất trong phiên cuối tuần là việc một số quan chức thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ lên tiếng trấn an các thị trường hàng hóa rằng, chương trình nới lỏng định lượng sẽ tiếp tục được thực hiện trong một thời gian dài nữa. Song ảnh hưởng của các tuyên bố này đã bị hạn chế bởi việc đồng USD tiếp tục lên giá.
Cũng trong phiên 22/2 tại sàn New York, giá dầu sưởi tháng 3 tăng 0,3% lên 3,1 USD/gallon. Xăng giao cùng kỳ hạn tăng 4 cent, tương ứng 1,4%, lên 3,08 USD/gallon. Khí tự nhiên tăng 4,5 cent, tương ứng 1,4%, lên 3,29 USD/ triệu BTU. Tính cả tuần, giá dầu sưởi giảm 3,3%, xăng hạ 1,8%, khí tự nhiên tăng được 4,4%.
Chốt phiên giao dịch cuối tuần (22/2), giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 4 trên sàn hàng hóa New York tăng 29 cent, tương ứng 0,3%, lên mức 93,13 USD/thùng. Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá dầu thô loại này đã giảm tới 2,9%. Phiên cuối tuần trước, dầu thô hợp đồng tháng 3 đã dừng ở ngưỡng 95,86 USD/thùng.
Trong khi đó, tại sàn hàng hóa London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc giao tháng 4 cũng tăng được 57 cent trong phiên 22/2, tương ứng với 0,5%, lên mức 114,10 USD/thùng. Do các mức giảm mạnh trong những phiên trước đó, nên tính chung 5 ngày giao dịch vừa qua, giá dầu thô Brent Biển Bắc đã mất 3%.
Việc dầu thô Brent Biển Bắc và dầu thô New York cùng tăng và cùng giảm trong vài phiên gần đây với biên độ % gần như ngang nhau, đã giúp rút ngắn độ chênh lệch về giá bán giữa hai hợp đồng dầu thô quan trọng này.
Nguyên nhân chính khiến giá dầu thô thế giới giảm mạnh trong tuần là do những báo cáo bất lợi về tình hình kinh tế của Khu vực đồng tiền chung châu Âu và Mỹ được công bố trong vài ngày qua. Những báo cáo này về cơ bản đã khiến giới đầu tư hàng hóa quốc tế lo ngại về khả năng giảm sút nhu cầu tiêu thụ trong thời gian tới.
Thêm vào đó, việc Cơ quan Thông tin Năng lượng thuộc Bộ Năng lượng Mỹ hôm 21/2 công bố báo cáo nguồn cung hàng tuần cho thấy lượng dầu thô tăng cao bất thường, trong lúc lượng xăng và các chế phẩm khác từ dầu thô giảm mạnh hơn các số liệu dự báo cũng gây ra những quan ngại lớn đối với các nhà đầu tư.
Theo giới phân tích thị trường, hiện nhà đầu tư năng lượng đang chờ đợi có một chất xúc tác lớn từ tình hình kinh tế nói chung, nhằm xóa tan những hoài nghi hiện nay về khả năng lượng tiêu thụ sẽ bị thu hẹp trong thời gian tới, như các bản báo cáo đánh giá thị trường từ cuối năm ngoái của nhiều tổ chức, định chế tài chính.
Hiện tại phạm vi dao động của giá dầu thô New York đang được dự đoán là từ thấp nhất 90 USD mỗi thùng cho tới cao nhất là 100 USD/thùng. Tình trạng dao động này có thể sẽ đạt được chuyển biến lớn, hoặc tăng rất mạnh hoặc giảm rất sâu, nếu như thị trường đón nhận tin tức kinh tế thật tích cực hoặc rất tiêu cực.
Yếu tố tích cực nhất trong phiên cuối tuần là việc một số quan chức thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ lên tiếng trấn an các thị trường hàng hóa rằng, chương trình nới lỏng định lượng sẽ tiếp tục được thực hiện trong một thời gian dài nữa. Song ảnh hưởng của các tuyên bố này đã bị hạn chế bởi việc đồng USD tiếp tục lên giá.
Cũng trong phiên 22/2 tại sàn New York, giá dầu sưởi tháng 3 tăng 0,3% lên 3,1 USD/gallon. Xăng giao cùng kỳ hạn tăng 4 cent, tương ứng 1,4%, lên 3,08 USD/gallon. Khí tự nhiên tăng 4,5 cent, tương ứng 1,4%, lên 3,29 USD/ triệu BTU. Tính cả tuần, giá dầu sưởi giảm 3,3%, xăng hạ 1,8%, khí tự nhiên tăng được 4,4%.