Giá xăng, dầu quốc tế chao đảo cùng Phố Wall
Đêm qua, giá dầu thô quốc tế bốc hơi 1,1%, giá xăng cũng giảm hơn 2%, sau khi chứng khoán Mỹ tuột dốc hơn 3%
Phiên giao dịch đêm qua (9/11), giá dầu thô kỳ hạn quốc tế tuột khỏi mức cao nhất trong 3 tháng, đồng thời chấm dứt chuối 5 phiên đi lên liên tiếp. Đà lao dốc mạnh của thị trường chứng khoán Mỹ đã tác động mạnh lên giá dầu, bất chấp tin tốt về lượng dự trữ năng lượng trong tuần.
Cụ thể, chốt ngày 9/11, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 12/2011 giảm 1,10 USD, tương ứng 1,1%, xuống còn 95,74 USD/thùng trên sàn giao dịch hàng hóa New York. Phiên hôm qua, thị trường dầu diễn biến hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả giao dịch trên thị trường chứng khoán Mỹ.
Đóng cửa phiên 9/11, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm tới 389,24 điểm, tương ứng 3,2%, xuống 11.780,94 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 46,82 điểm, tương ứng 3,67%, xuống mức 1.229,10 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite trượt 105,84 điểm, tương ứng 3,88%, xuống 2.621,65 điểm.
Thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc do ảnh hưởng từ những tin xấu dồn dập từ châu Âu, trong đó đáng chú ý nhất là lợi suất trái phiếu chính phủ của Italy bật tăng qua vùng 7%, khiến nhà đầu tư đổ xô bán tháo trái phiếu này và nguy cơ Khu vực đồng tiền chung châu Âu bị thu hẹp quy mô.
Matt Smith, nhà phân tích thuộc hãng năng lượng Summit, trong thư gửi khách hàng đã lưu ý rằng, những lo lắng về khả năng Italy vỡ nợ tiếp tục bao trùm, từ đó dẫn tới tình trạng nhà đầu tư bán tháo nhiều loại tài sản khác nhau đang có trong tay.
Kết quả giao dịch trên thị trường chứng khoán Mỹ được xem là phong vũ biểu cho thấy tình hình kinh tế trong ngắn hạn cũng như nhu cầu tiêu thụ năng lượng trong tương lai gần. Do vậy, việc Phố Wall đi xuống hơn 3% đã tác độngh mạnh lên thị trường dầu mỏ trong ngày giao dịch.
Phiên trượt điểm mạnh của thị trường chứng khoán Mỹ cũng gần như xóa nhòa kết quả công bố lượng dự trữ xăng dầu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ. Theo báo cáo mới nhất của tổ chức này, trong tuần kết thúc ngày 4/11, lượng dự trữ năng lượng của Mỹ đều giảm đáng ngạc nhiên.
Cụ thể, lượng dầu thô dự trữ trong tuần giảm tới 1,4 triệu thùng, xăng giảm 2,1 triệu thùng trong khi các chế phẩm khác từ dầu giảm 6 triệu thùng. Trong khi, tại cuộc điều tra trước đó của tổ chức Platts, giới phân tích dự báo dự trữ dầu tăng 1 triệu thùng, xăng giảm 400.000 thùng.
Phiên đêm qua, đồng USD tăng giá mạnh so với Euro, cũng góp phần làm cho giá các loại hàng hóa tính bằng USD như dầu mỏ, giảm mạnh. Cụ thể, trong phiên này, chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ khác, tăng lên 77,915 điểm từ mức 76,620 điểm trong phiên trước.
Diễn biến cùng chiều với thị trường dầu thô, giá các mặt hàng năng lượng khác cũng suy giảm mạnh. Cụ thể, xăng giao tháng 12 giảm 6 xu, tương ứng 2,3%, xuống 2,64 USD/gallon. Dầu sưởi giao cùng kỳ hạn cũng trượt 2 xu, tương ứng 0,6%, xuống mức 3,10 USD/gallon.
Cũng liên quan tới thị trường năng lượng, hôm qua, trong báo cáo hàng năm về Triển vọng năng lượng toàn cầu, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết nhu cầu dầu của toàn cầu sẽ tăng 14% vào năm 2035, chủ yếu nhờ vào lượng tiêu thụ tăng mạnh ở Trung Quốc và các nước mới nổi.
Theo IEA, giá dầu có thể tăng lên tới 150 USD/thùng trong thời gian ngắn nếu đầu tư vào khu vực sản xuất dầu ở Trung Đông và Bắc Mỹ giảm mạnh. IEA dự báo, nhu cầu dầu mỏ của toàn cầu sẽ đạt 99 triệu thùng/ngày vào năm 2035, tăng 12 triệu thùng/ngày so với năm 2010.
Giá dầu đã từng tăng lên mức cao lịch sử trong năm nay do thiếu hụt sản lượng dầu từ Libya do tình hình bất ổn. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, sức ép đối với giá dầu đã giảm do dầu của Libya đã trở lại thị trường thế giới và tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn cầu chậm lại.
Trước đó một ngày, hôm 8/11, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng công bố báo cáo, trong đó nâng dự báo về nhu cầu dầu trong trung và dài hạn, nhưng đồng thời cảnh báo rằng những bất ổn về các chính sách năng lượng và môi trường có thể sẽ làm đảo lộn dự báo trên.
Cụ thể, chốt ngày 9/11, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 12/2011 giảm 1,10 USD, tương ứng 1,1%, xuống còn 95,74 USD/thùng trên sàn giao dịch hàng hóa New York. Phiên hôm qua, thị trường dầu diễn biến hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả giao dịch trên thị trường chứng khoán Mỹ.
Đóng cửa phiên 9/11, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm tới 389,24 điểm, tương ứng 3,2%, xuống 11.780,94 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 46,82 điểm, tương ứng 3,67%, xuống mức 1.229,10 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite trượt 105,84 điểm, tương ứng 3,88%, xuống 2.621,65 điểm.
Thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc do ảnh hưởng từ những tin xấu dồn dập từ châu Âu, trong đó đáng chú ý nhất là lợi suất trái phiếu chính phủ của Italy bật tăng qua vùng 7%, khiến nhà đầu tư đổ xô bán tháo trái phiếu này và nguy cơ Khu vực đồng tiền chung châu Âu bị thu hẹp quy mô.
Matt Smith, nhà phân tích thuộc hãng năng lượng Summit, trong thư gửi khách hàng đã lưu ý rằng, những lo lắng về khả năng Italy vỡ nợ tiếp tục bao trùm, từ đó dẫn tới tình trạng nhà đầu tư bán tháo nhiều loại tài sản khác nhau đang có trong tay.
Kết quả giao dịch trên thị trường chứng khoán Mỹ được xem là phong vũ biểu cho thấy tình hình kinh tế trong ngắn hạn cũng như nhu cầu tiêu thụ năng lượng trong tương lai gần. Do vậy, việc Phố Wall đi xuống hơn 3% đã tác độngh mạnh lên thị trường dầu mỏ trong ngày giao dịch.
Phiên trượt điểm mạnh của thị trường chứng khoán Mỹ cũng gần như xóa nhòa kết quả công bố lượng dự trữ xăng dầu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ. Theo báo cáo mới nhất của tổ chức này, trong tuần kết thúc ngày 4/11, lượng dự trữ năng lượng của Mỹ đều giảm đáng ngạc nhiên.
Cụ thể, lượng dầu thô dự trữ trong tuần giảm tới 1,4 triệu thùng, xăng giảm 2,1 triệu thùng trong khi các chế phẩm khác từ dầu giảm 6 triệu thùng. Trong khi, tại cuộc điều tra trước đó của tổ chức Platts, giới phân tích dự báo dự trữ dầu tăng 1 triệu thùng, xăng giảm 400.000 thùng.
Phiên đêm qua, đồng USD tăng giá mạnh so với Euro, cũng góp phần làm cho giá các loại hàng hóa tính bằng USD như dầu mỏ, giảm mạnh. Cụ thể, trong phiên này, chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ khác, tăng lên 77,915 điểm từ mức 76,620 điểm trong phiên trước.
Diễn biến cùng chiều với thị trường dầu thô, giá các mặt hàng năng lượng khác cũng suy giảm mạnh. Cụ thể, xăng giao tháng 12 giảm 6 xu, tương ứng 2,3%, xuống 2,64 USD/gallon. Dầu sưởi giao cùng kỳ hạn cũng trượt 2 xu, tương ứng 0,6%, xuống mức 3,10 USD/gallon.
Cũng liên quan tới thị trường năng lượng, hôm qua, trong báo cáo hàng năm về Triển vọng năng lượng toàn cầu, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết nhu cầu dầu của toàn cầu sẽ tăng 14% vào năm 2035, chủ yếu nhờ vào lượng tiêu thụ tăng mạnh ở Trung Quốc và các nước mới nổi.
Theo IEA, giá dầu có thể tăng lên tới 150 USD/thùng trong thời gian ngắn nếu đầu tư vào khu vực sản xuất dầu ở Trung Đông và Bắc Mỹ giảm mạnh. IEA dự báo, nhu cầu dầu mỏ của toàn cầu sẽ đạt 99 triệu thùng/ngày vào năm 2035, tăng 12 triệu thùng/ngày so với năm 2010.
Giá dầu đã từng tăng lên mức cao lịch sử trong năm nay do thiếu hụt sản lượng dầu từ Libya do tình hình bất ổn. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, sức ép đối với giá dầu đã giảm do dầu của Libya đã trở lại thị trường thế giới và tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn cầu chậm lại.
Trước đó một ngày, hôm 8/11, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng công bố báo cáo, trong đó nâng dự báo về nhu cầu dầu trong trung và dài hạn, nhưng đồng thời cảnh báo rằng những bất ổn về các chính sách năng lượng và môi trường có thể sẽ làm đảo lộn dự báo trên.