Giá xăng, dầu quốc tế đồng loạt “bốc hơi” mạnh
Chỉ sau một đêm, giá dầu thô quốc tế đã trượt gần 4%, trong khi giá xăng thế giới cũng bốc hơi gần 5%
Phiên giao dịch đêm qua, thị trường năng lượng quốc tế rung lắc dữ dội trước những lo lắng về tình hình Khu vực đồng Euro và sức khỏe của kinh tế toàn cầu.
Chốt ngày 17/11, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 12/2011 trên sàn giao dịch hàng hóa New York đã giảm tới 3,77 USD, tương ứng 3,7%, xuống 98,82 USD/thùng. Phiên giao dịch liền trước, giá dầu đã tăng tới 3,2% lên chốt ở mức cao nhất kể từ cuối tháng 5 tới nay.
Cùng với giá dầu thô, các mặt hàng năng lượng khác như xăng và dầu sưởi cũng rớt mạnh. Cụ thể, giá xăng giao tháng 12 giảm 12 xu, tương ứng 4,6%, xuống 2,51 USD/gallon. Dầu sưởi giao cùng kỳ hạn trượt 5 xu, tương ứng 1,6%, xuống chốt ở 3,08 USD/gallon.
Hôm qua, thị trường năng lượng chịu tác động mạnh sau khi một báo cáo số liệu cho thấy hoạt động sản xuất tại khu vực Philadelphia của Mỹ có dấu hiệu đi xuống, khiến nhà đầu cơ dầu thô chán nản về triển vọng lượng tiêu thụ mặt hàng này.
Thị trường trở nên hoảng loạn hơn, khi lợi suất trái phiếu chính phủ của Tây Ban Nha và Pháp đồng loạt tăng vọt, trong đó của Tây Ban Nha lên trên 7%, ngưỡng mà Hy Lạp đã phải cầu cứu sự giúp đỡ từ bên ngoài để giải cứu vấn đề nợ nần.
Việc chi phí vay mượn tăng cao tại châu Âu đã khiến nhà đầu tư lo lắng rằng, cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu có thể đã lan rộng hơn, nằm ngoài vùng kiểm soát cho dù nhiều sự thay đổi về chính trị đang tích cực diễn ra nhằm cứu vãn tình hình bi đát chung của các nền kinh tế.
Chưa hết, tình hình trở xấu tại châu Âu cũng khiến giới đầu cơ hàng hóa tin rằng, kinh tế toàn cầu cũng bị ảnh hưởng không ít, Julian Jessop, chuyên gia kinh tế trưởng toàn cầu ở Capital Economics cho rằng, khủng hoảng tại khu vực đồng Euro đã làm xói mòn niềm tin thương mại quốc tế.
Ngoài ra, giới đầu tư cũng bị ảnh hưởng bởi tâm lý e ngại rằng những phản ứng đầy phấn khích trong ngày hôm qua về thỏa thuận nắn dòng chảy trong đường ống dẫn dầu từ vịnh Mexico tới Cushing, Oklahoma của công ty Enbridge (Canada) có phải là đã quá đà?
Cũng liên quan tới thị trường năng lượng, theo các chuyên gia kinh tế thế giới, dự báo tổng đầu tư toàn cầu vào phát triển năng lượng sạch sẽ tăng gấp đôi, từ mức 195 tỷ USD năm 2010 lên 395 tỷ USD vào năm 2020, trong đó tập trung vào năng lượng gió ngoài khơi và năng lượng Mặt Trời.
Đầu tư khai thác năng lượng tái sinh tiếp tục tăng bất chấp nền kinh tế thế giới trì trệ và sự thiếu cam kết của Trung Quốc và Mỹ, hai nước thải khí thải gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất thế giới, về kiềm chế ô nhiễm làm Trái Đất nóng lên.
Đầu tư khai thác năng lượng gió ngoài khơi tăng nhanh nhất do phát triển công nghệ, đạt 140 tỷ USD vào năm 2020 so với 82 tỷ USD năm 2010. Điện Mặt Trời sẽ đạt tổng công suất 1.137GW vào năm 2030 so với mức 51GW năm 2010.
Các khu vực tăng trưởng năng lượng tái sinh nhanh nhất trong vòng 20 năm tới là Ấn Độ, Trung Đông và châu Phi, với nhịp độ tăng từ 10-18% mỗi năm. Vào năm 2020, các thị trường năng lượng tái sinh ngoài Liên minh châu Âu, Mỹ, Canada và Trung Quốc, sẽ chiếm tới 50% đầu tư toàn cầu.
Chốt ngày 17/11, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 12/2011 trên sàn giao dịch hàng hóa New York đã giảm tới 3,77 USD, tương ứng 3,7%, xuống 98,82 USD/thùng. Phiên giao dịch liền trước, giá dầu đã tăng tới 3,2% lên chốt ở mức cao nhất kể từ cuối tháng 5 tới nay.
Cùng với giá dầu thô, các mặt hàng năng lượng khác như xăng và dầu sưởi cũng rớt mạnh. Cụ thể, giá xăng giao tháng 12 giảm 12 xu, tương ứng 4,6%, xuống 2,51 USD/gallon. Dầu sưởi giao cùng kỳ hạn trượt 5 xu, tương ứng 1,6%, xuống chốt ở 3,08 USD/gallon.
Hôm qua, thị trường năng lượng chịu tác động mạnh sau khi một báo cáo số liệu cho thấy hoạt động sản xuất tại khu vực Philadelphia của Mỹ có dấu hiệu đi xuống, khiến nhà đầu cơ dầu thô chán nản về triển vọng lượng tiêu thụ mặt hàng này.
Thị trường trở nên hoảng loạn hơn, khi lợi suất trái phiếu chính phủ của Tây Ban Nha và Pháp đồng loạt tăng vọt, trong đó của Tây Ban Nha lên trên 7%, ngưỡng mà Hy Lạp đã phải cầu cứu sự giúp đỡ từ bên ngoài để giải cứu vấn đề nợ nần.
Việc chi phí vay mượn tăng cao tại châu Âu đã khiến nhà đầu tư lo lắng rằng, cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu có thể đã lan rộng hơn, nằm ngoài vùng kiểm soát cho dù nhiều sự thay đổi về chính trị đang tích cực diễn ra nhằm cứu vãn tình hình bi đát chung của các nền kinh tế.
Chưa hết, tình hình trở xấu tại châu Âu cũng khiến giới đầu cơ hàng hóa tin rằng, kinh tế toàn cầu cũng bị ảnh hưởng không ít, Julian Jessop, chuyên gia kinh tế trưởng toàn cầu ở Capital Economics cho rằng, khủng hoảng tại khu vực đồng Euro đã làm xói mòn niềm tin thương mại quốc tế.
Ngoài ra, giới đầu tư cũng bị ảnh hưởng bởi tâm lý e ngại rằng những phản ứng đầy phấn khích trong ngày hôm qua về thỏa thuận nắn dòng chảy trong đường ống dẫn dầu từ vịnh Mexico tới Cushing, Oklahoma của công ty Enbridge (Canada) có phải là đã quá đà?
Cũng liên quan tới thị trường năng lượng, theo các chuyên gia kinh tế thế giới, dự báo tổng đầu tư toàn cầu vào phát triển năng lượng sạch sẽ tăng gấp đôi, từ mức 195 tỷ USD năm 2010 lên 395 tỷ USD vào năm 2020, trong đó tập trung vào năng lượng gió ngoài khơi và năng lượng Mặt Trời.
Đầu tư khai thác năng lượng tái sinh tiếp tục tăng bất chấp nền kinh tế thế giới trì trệ và sự thiếu cam kết của Trung Quốc và Mỹ, hai nước thải khí thải gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất thế giới, về kiềm chế ô nhiễm làm Trái Đất nóng lên.
Đầu tư khai thác năng lượng gió ngoài khơi tăng nhanh nhất do phát triển công nghệ, đạt 140 tỷ USD vào năm 2020 so với 82 tỷ USD năm 2010. Điện Mặt Trời sẽ đạt tổng công suất 1.137GW vào năm 2030 so với mức 51GW năm 2010.
Các khu vực tăng trưởng năng lượng tái sinh nhanh nhất trong vòng 20 năm tới là Ấn Độ, Trung Đông và châu Phi, với nhịp độ tăng từ 10-18% mỗi năm. Vào năm 2020, các thị trường năng lượng tái sinh ngoài Liên minh châu Âu, Mỹ, Canada và Trung Quốc, sẽ chiếm tới 50% đầu tư toàn cầu.