Giải mã giá dầu leo thang
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản khiến giá dầu tăng cao
Giá dầu thế giới liên tục tăng mạnh trong tuần qua và lên sát ngưỡng 100 USD/ thùng đã gây lo ngại cho nền kinh tế thế giới. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản khiến giá dầu tăng cao.
Theo IEA, việc nhu cầu dầu tăng quá nhanh chỉ là một nguyên nhân khiến dầu tăng giá. Việc đồng USD suy yếu; nguồn cung dầu từ một số nước giảm và việc lọc dầu đình trệ... mới chính là những nguyên nhân cơ bản.
Tăng giá dầu để đối phó với đồng USD yếu
Các nhà đầu tư đã sử dụng giá dầu để đối phó với đồng USD suy yếu. M. Ali Zainy, một chuyên gia phân tích của Trung tâm nghiên cứu năng lượng toàn cầu nhận xét rằng: “Việc đồng USD mất giá luôn ám ảnh OPEC, vì vậy khi đưa ra quyết định sản lượng, họ luôn muốn có giá bán cao để bù đắp việc đồng USD mất giá”. Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq cho rằng “Việc đồng USD giảm giá đáng kể trong vài tháng qua đã tác động tới thu nhập từ dầu lửa của một số nước”.
Một đồng USD yếu đã khiến các mặt hàng được giao dịch bằng đồng tiền này như dầu thô trở nên rẻ hơn đối với khách hàng sử dụng đồng tiền có giá trị hơn so với USD và do đó các nhà đầu tư phải tăng giá bán dầu để bù lại những thua thiệt do đồng USD mất giá. Trong khi đó, giới phân tích dự báo đồng USD sẽ tiếp tục giảm giá trong thời gian tới. Khi đồng USD yếu, đồng Euro mạnh lên, người ta mất lòng tin vào đồng USD. Các ngân hàng trung ương có thể bán USD, làm đồng tiền dự trữ lớn nhất thế giới này sẽ càng mất giá hơn.
Một nguyên nhân nữa khiến giá dầu tăng là nguồn tiền từ các quỹ tín dụng của Mỹ đổ vào kinh doanh năng lượng tăng. Nhằm xoa dịu tình trạng thanh khoản đang gặp khó khăn, FED đã tuyên bố rót 47,25 tỷ USD cho các thị trường tiền tệ nước này.
Và thực tế cho thấy, sau khi FED cắt giảm tỷ lệ lãi suất vào giữa tháng 8 và các ngân hàng trung ương bơm hàng tỷ USD vào thị trường tài chính để giảm nhẹ căng thẳng tín dụng, thì dầu mỏ và vàng bắt đầu tăng giá. Nguồn tiền đầu tư từ các quỹ hưu trí và bảo hiểm đổ vào dầu mỏ đã tăng vọt. Trong khi đó, căng thẳng ở thị trường tín dụng đã khiến một số thị trường khác đình trệ và một phần nguồn vốn từ các thị trường này đã được chuyển sang đầu tư vào năng lượng.
Cung giảm, cầu tăng, khiến giá dầu tăng
Ngoài các nguyên nhân kể trên thì việc nhu cầu dầu lửa tăng, nguồn cung không tăng, thậm chí đang giảm ở một số nước xuất khẩu dầu lửa, đã dẫn đến hệ quả tất yếu là giá dầu sẽ tăng. Nhiều nhà phân tích cho rằng nhu cầu tiêu thụ ở Mỹ và Trung Quốc tăng là nguyên nhân chính của đợt dầu mỏ tăng giá lần này. Nhiều nhà phân tích khẳng định nhu cầu dầu của Trung Quốc tăng mạnh là nguyên nhân khiến giá dầu tăng cao. Song, các nhà phân tích Trung Quốc phản bác lập luận này.
Liu Youcheng nhà phân tích dầu mỏ của Công ty Hongyuen cho rằng, tuy nhu cầu dầu của Trung Quốc tăng, nhưng vẫn thấp hơn của Mỹ nhiều. Năm ngoái Trung Quốc tiêu thụ bình quân 7,16 triệu thùng dầu/ngày, nhưng Mỹ tiêu thụ 20,6 triệu thùng/ngày. Mức tiêu thụ dầu bình quân đầu người ở Mỹ là gần 3 tấn, nhưng ở Trung Quốc chưa đến 400 kg. Vì thế, không thể đổ lỗi cho Trung Quốc là nguyên nhân khiến dầu tăng giá.
Theo IEA, khó khăn về nguồn cung của OPEC cũng là nguyên nhân cơ bản đẩy giá dầu tăng. Các nước thành viên OPEC, chiếm hơn 1/3 nguồn cung cấp dầu mỏ của thế giới, đã bắt đầu giảm sản lượng từ cuối năm 2006 để ngăn chặn tình trạng giảm giá.
Bộ trưởng Năng lượng và Mỏ Angeri, Chakib Khelil, người sẽ đảm nhiệm chức Chủ tịch OPEC trong năm 2008, cho rằng việc dầu thô tăng giá kỷ lục trong những ngày vừa qua là do tình hình địa chính trị bất ổn, do khả năng lọc dầu không đủ, cũng như do một số khu vực không bảo đảm sản lượng vì bị ảnh hưởng thiên tai và một phần do nạn đầu cơ tích trữ.
Các cơ sở lọc dầu ở Mỹ, nước tiêu thụ khí đốt lớn nhất thế giới, đã phải đối phó với tình trạng thiếu nhiên liệu đầu vào ngoài dự kiến. Nguồn cung cấp dầu thô từ Nigeria, nước xuất khẩu dầu lớn thứ 8 trên thế giới, đã bị cắt kể từ tháng 2/2006 do xảy ra các cuộc tấn công vào ngành công nghiệp dầu của nước này.
Iran, nước xuất khẩu dầu lớn thứ 4 trên thế giới, đang sa lầy trong cuộc tranh cãi với phương Tây về chương trình hạt nhân. Trong khi đó, Iraq vẫn chật vật phục hồi ngành dầu mỏ của mình sau hàng chục năm trải qua chiến tranh, bị trừng phạt và không được đầu tư.
Theo IEA, việc nhu cầu dầu tăng quá nhanh chỉ là một nguyên nhân khiến dầu tăng giá. Việc đồng USD suy yếu; nguồn cung dầu từ một số nước giảm và việc lọc dầu đình trệ... mới chính là những nguyên nhân cơ bản.
Tăng giá dầu để đối phó với đồng USD yếu
Các nhà đầu tư đã sử dụng giá dầu để đối phó với đồng USD suy yếu. M. Ali Zainy, một chuyên gia phân tích của Trung tâm nghiên cứu năng lượng toàn cầu nhận xét rằng: “Việc đồng USD mất giá luôn ám ảnh OPEC, vì vậy khi đưa ra quyết định sản lượng, họ luôn muốn có giá bán cao để bù đắp việc đồng USD mất giá”. Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq cho rằng “Việc đồng USD giảm giá đáng kể trong vài tháng qua đã tác động tới thu nhập từ dầu lửa của một số nước”.
Một đồng USD yếu đã khiến các mặt hàng được giao dịch bằng đồng tiền này như dầu thô trở nên rẻ hơn đối với khách hàng sử dụng đồng tiền có giá trị hơn so với USD và do đó các nhà đầu tư phải tăng giá bán dầu để bù lại những thua thiệt do đồng USD mất giá. Trong khi đó, giới phân tích dự báo đồng USD sẽ tiếp tục giảm giá trong thời gian tới. Khi đồng USD yếu, đồng Euro mạnh lên, người ta mất lòng tin vào đồng USD. Các ngân hàng trung ương có thể bán USD, làm đồng tiền dự trữ lớn nhất thế giới này sẽ càng mất giá hơn.
Một nguyên nhân nữa khiến giá dầu tăng là nguồn tiền từ các quỹ tín dụng của Mỹ đổ vào kinh doanh năng lượng tăng. Nhằm xoa dịu tình trạng thanh khoản đang gặp khó khăn, FED đã tuyên bố rót 47,25 tỷ USD cho các thị trường tiền tệ nước này.
Và thực tế cho thấy, sau khi FED cắt giảm tỷ lệ lãi suất vào giữa tháng 8 và các ngân hàng trung ương bơm hàng tỷ USD vào thị trường tài chính để giảm nhẹ căng thẳng tín dụng, thì dầu mỏ và vàng bắt đầu tăng giá. Nguồn tiền đầu tư từ các quỹ hưu trí và bảo hiểm đổ vào dầu mỏ đã tăng vọt. Trong khi đó, căng thẳng ở thị trường tín dụng đã khiến một số thị trường khác đình trệ và một phần nguồn vốn từ các thị trường này đã được chuyển sang đầu tư vào năng lượng.
Cung giảm, cầu tăng, khiến giá dầu tăng
Ngoài các nguyên nhân kể trên thì việc nhu cầu dầu lửa tăng, nguồn cung không tăng, thậm chí đang giảm ở một số nước xuất khẩu dầu lửa, đã dẫn đến hệ quả tất yếu là giá dầu sẽ tăng. Nhiều nhà phân tích cho rằng nhu cầu tiêu thụ ở Mỹ và Trung Quốc tăng là nguyên nhân chính của đợt dầu mỏ tăng giá lần này. Nhiều nhà phân tích khẳng định nhu cầu dầu của Trung Quốc tăng mạnh là nguyên nhân khiến giá dầu tăng cao. Song, các nhà phân tích Trung Quốc phản bác lập luận này.
Liu Youcheng nhà phân tích dầu mỏ của Công ty Hongyuen cho rằng, tuy nhu cầu dầu của Trung Quốc tăng, nhưng vẫn thấp hơn của Mỹ nhiều. Năm ngoái Trung Quốc tiêu thụ bình quân 7,16 triệu thùng dầu/ngày, nhưng Mỹ tiêu thụ 20,6 triệu thùng/ngày. Mức tiêu thụ dầu bình quân đầu người ở Mỹ là gần 3 tấn, nhưng ở Trung Quốc chưa đến 400 kg. Vì thế, không thể đổ lỗi cho Trung Quốc là nguyên nhân khiến dầu tăng giá.
Theo IEA, khó khăn về nguồn cung của OPEC cũng là nguyên nhân cơ bản đẩy giá dầu tăng. Các nước thành viên OPEC, chiếm hơn 1/3 nguồn cung cấp dầu mỏ của thế giới, đã bắt đầu giảm sản lượng từ cuối năm 2006 để ngăn chặn tình trạng giảm giá.
Bộ trưởng Năng lượng và Mỏ Angeri, Chakib Khelil, người sẽ đảm nhiệm chức Chủ tịch OPEC trong năm 2008, cho rằng việc dầu thô tăng giá kỷ lục trong những ngày vừa qua là do tình hình địa chính trị bất ổn, do khả năng lọc dầu không đủ, cũng như do một số khu vực không bảo đảm sản lượng vì bị ảnh hưởng thiên tai và một phần do nạn đầu cơ tích trữ.
Các cơ sở lọc dầu ở Mỹ, nước tiêu thụ khí đốt lớn nhất thế giới, đã phải đối phó với tình trạng thiếu nhiên liệu đầu vào ngoài dự kiến. Nguồn cung cấp dầu thô từ Nigeria, nước xuất khẩu dầu lớn thứ 8 trên thế giới, đã bị cắt kể từ tháng 2/2006 do xảy ra các cuộc tấn công vào ngành công nghiệp dầu của nước này.
Iran, nước xuất khẩu dầu lớn thứ 4 trên thế giới, đang sa lầy trong cuộc tranh cãi với phương Tây về chương trình hạt nhân. Trong khi đó, Iraq vẫn chật vật phục hồi ngành dầu mỏ của mình sau hàng chục năm trải qua chiến tranh, bị trừng phạt và không được đầu tư.