“Giải mã” tăng giá: Sao cứ sờ ngọn?
Nhiều lý do thường được dùng để giải thích cho việc tăng giá ở Việt Nam hiện nay dường như chưa chính xác
“Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” là câu có thể vận vào tình hình lạm phát hiện nay, với biểu hiện là giá cả có xu hướng tăng liên tục.
>>CPI sắp phá rào
Vẫn như thường lệ, Chính phủ yêu cầu kiểm soát tình trạng tăng giá để đạt mục tiêu tốc độ tăng giá thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Còn báo chí thì tập trung mổ xẻ tại sao giá lại tăng, với những lý do được đưa ra (hình như năm nào cũng giống như năm nào), như cúm gia cầm, bệnh đạo ôn trong cây trồng, hay nhu cầu xây dựng tăng, giá xăng dầu và vận chuyển tăng, và lý do thường được nhắc đến nhiều nhất là do “tát nước theo mưa”, khi mà các nhà sản xuất và doanh nghiệp tăng giá đón đầu...
Nếu biết rằng không phải chỉ có mình Việt Nam chịu ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu (và các mặt hàng nhập khẩu chiến lược khác) quốc tế; nếu biết rằng tình trạng “tát nước theo mưa” là điều tất yếu xảy ra trong nền kinh tế thị trường ở bất cứ nơi nào trên thế giới này khi cung không chạy kịp với cầu, chứ không phải là chỉ là “tật xấu” riêng có của các nhà sản xuất và doanh nghiệp Việt Nam... thì có thể kết luận rằng nhiều lý do thường được dùng để giải thích cho việc tăng giá (tăng lạm phát) ở Việt Nam hiện nay dường như chưa chính xác, và nếu có thì chỉ là lý do phần ngọn, còn lý do sâu xa thì ít ai đề cập đến.
Cụ thể hơn, cho dù nhiều nền kinh tế đã và đang phát triển khác còn phụ thuộc nhiều nặng nề hơn Việt Nam vào nguồn dầu mỏ (và các loại hàng hóa chiến lược khác) nhập khẩu (như Nhật và Trung Quốc), nhưng lạm phát của họ thấp hơn ta đến vài phần trăm. Như vậy, có thể tạm thời gạt ra một bên lý do đầu tiên này như là một lý do chính trong việc giải thích giá cả tăng ở Việt Nam.
Tiếp theo, nếu đúng là một nền kinh tế thị trường thật sự, với những doanh nghiệp cạnh tranh quyết liệt với nhau để tranh giành thị phần thì sẽ không bao giờ có chuyện doanh nghiệp “tát nước theo mưa” vì việc này chỉ dẫn đến làm mất thị phần của chính họ, khi các doanh nghiệp khác giữ nguyên giá bán.
Khi điều này xảy ra ở Việt Nam thì từ đó có thể đưa ra hai kết luận: (1) Sức cung của thị trường không đủ lớn so với cầu (đã tăng lên); (2) Các doanh nghiệp chưa được/bị cạnh tranh một cách hoàn hảo với nhau và với hàng nhập khẩu. Giải quyết được những vấn đề này, sẽ loại bỏ được tình trạng “tát nước theo mưa”, là lý do chính mà người ta vẫn quy tội dẫn đến tăng giá cả ở Việt Nam.
Đi sâu hơn nữa, tại sao cung lại không theo kịp cầu ở Việt Nam? Về phía cung, có thể nghĩ đến một thị trường còn có nhiều ngành được bảo hộ khá chặt chẽ, với nhiều ngành/doanh nghiệp hiện còn giữ được vị thế độc quyền, đã giới hạn việc tăng đáng kể năng lực sản xuất để đáp ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng của nền kinh tế. Cũng vì bảo hộ mà hàng nhập khẩu khó cạnh tranh được với hàng trong nước, và vì thế không thể góp phần làm xoa dịu thị trường khi cung cầu trong nước mất cân đối.
Về phía cầu, ngoài chuyện nền kinh tế đang bùng nổ với tốc độ nhanh, một yếu tố không được phép quên, nếu như không muốn nói là đóng vai trò chính, trong việc làm tăng cầu là cung tiền tệ của Việt Nam đã tăng lên mạnh trong mấy tháng nay.
Những biểu hiện của vấn đề này là động thái gia tăng mua USD của Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại (làm cho giá USD tăng lên liên tục, đặc biệt gần đây), là động thái của Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc với mục đích thắt chặt tăng trưởng tín dụng nhằm làm chậm lại tốc độ lạm phát như là kết quả của việc mua USD và tung VND ra lưu thông của mình.
Cung tiền tăng thì đương nhiên làm tăng cầu về hàng hóa, và do đó làm nó tăng mạnh lên trong thời gian này. Cung tiền tăng còn dẫn đến hậu quả là tỷ giá tăng (VND mất giá so với USD), làm cho hàng nhập khẩu (bắt buộc phải nhập) trở nên đắt hơn (nếu tính theo VND, cho dù giá nhập bằng USD có thể không tăng), do đó kéo theo mức giá chung trong nước tăng lên.
Nếu muốn đào sâu hơn nữa tại sao Ngân hàng Nhà nước phải có những động thái này thì có thể kể ra đây một lý do chính. Đó là nguồn vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam đã gia tăng mạnh mẽ, trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước muốn duy trì một cơ chế neo tỷ giá, theo đó giá của VND được giữ ổn định so với USD (và cố gắng ở mức hơi thấp để tăng tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu).
Cho đến nay, các quan chức hữu trách và giới chuyên gia, truyền thông, vô tình hay hữu ý, mới chỉ “vuốt ve” phần ngọn của hiện tượng tăng giá ở Việt Nam mà chưa đề cập thích đáng đến những lý do sâu xa bên dưới. Một trong những hậu quả của tình trạng này tất nhiên là sự bất cập trong những chính sách đối phó với giá cả tăng (lạm phát), mà về thực chất là những biện pháp hành chính, duy ý chí (yêu cầu thị trường phải hạ giá!). Vì vậy, việc “bắt mạch” đúng nguồn gốc của vấn đề sẽ là cơ sở để có những chính sách quản lý hữu hiệu và hợp lòng dân hơn.
>>CPI sắp phá rào
Vẫn như thường lệ, Chính phủ yêu cầu kiểm soát tình trạng tăng giá để đạt mục tiêu tốc độ tăng giá thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Còn báo chí thì tập trung mổ xẻ tại sao giá lại tăng, với những lý do được đưa ra (hình như năm nào cũng giống như năm nào), như cúm gia cầm, bệnh đạo ôn trong cây trồng, hay nhu cầu xây dựng tăng, giá xăng dầu và vận chuyển tăng, và lý do thường được nhắc đến nhiều nhất là do “tát nước theo mưa”, khi mà các nhà sản xuất và doanh nghiệp tăng giá đón đầu...
Nếu biết rằng không phải chỉ có mình Việt Nam chịu ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu (và các mặt hàng nhập khẩu chiến lược khác) quốc tế; nếu biết rằng tình trạng “tát nước theo mưa” là điều tất yếu xảy ra trong nền kinh tế thị trường ở bất cứ nơi nào trên thế giới này khi cung không chạy kịp với cầu, chứ không phải là chỉ là “tật xấu” riêng có của các nhà sản xuất và doanh nghiệp Việt Nam... thì có thể kết luận rằng nhiều lý do thường được dùng để giải thích cho việc tăng giá (tăng lạm phát) ở Việt Nam hiện nay dường như chưa chính xác, và nếu có thì chỉ là lý do phần ngọn, còn lý do sâu xa thì ít ai đề cập đến.
Cụ thể hơn, cho dù nhiều nền kinh tế đã và đang phát triển khác còn phụ thuộc nhiều nặng nề hơn Việt Nam vào nguồn dầu mỏ (và các loại hàng hóa chiến lược khác) nhập khẩu (như Nhật và Trung Quốc), nhưng lạm phát của họ thấp hơn ta đến vài phần trăm. Như vậy, có thể tạm thời gạt ra một bên lý do đầu tiên này như là một lý do chính trong việc giải thích giá cả tăng ở Việt Nam.
Tiếp theo, nếu đúng là một nền kinh tế thị trường thật sự, với những doanh nghiệp cạnh tranh quyết liệt với nhau để tranh giành thị phần thì sẽ không bao giờ có chuyện doanh nghiệp “tát nước theo mưa” vì việc này chỉ dẫn đến làm mất thị phần của chính họ, khi các doanh nghiệp khác giữ nguyên giá bán.
Khi điều này xảy ra ở Việt Nam thì từ đó có thể đưa ra hai kết luận: (1) Sức cung của thị trường không đủ lớn so với cầu (đã tăng lên); (2) Các doanh nghiệp chưa được/bị cạnh tranh một cách hoàn hảo với nhau và với hàng nhập khẩu. Giải quyết được những vấn đề này, sẽ loại bỏ được tình trạng “tát nước theo mưa”, là lý do chính mà người ta vẫn quy tội dẫn đến tăng giá cả ở Việt Nam.
Đi sâu hơn nữa, tại sao cung lại không theo kịp cầu ở Việt Nam? Về phía cung, có thể nghĩ đến một thị trường còn có nhiều ngành được bảo hộ khá chặt chẽ, với nhiều ngành/doanh nghiệp hiện còn giữ được vị thế độc quyền, đã giới hạn việc tăng đáng kể năng lực sản xuất để đáp ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng của nền kinh tế. Cũng vì bảo hộ mà hàng nhập khẩu khó cạnh tranh được với hàng trong nước, và vì thế không thể góp phần làm xoa dịu thị trường khi cung cầu trong nước mất cân đối.
Về phía cầu, ngoài chuyện nền kinh tế đang bùng nổ với tốc độ nhanh, một yếu tố không được phép quên, nếu như không muốn nói là đóng vai trò chính, trong việc làm tăng cầu là cung tiền tệ của Việt Nam đã tăng lên mạnh trong mấy tháng nay.
Những biểu hiện của vấn đề này là động thái gia tăng mua USD của Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại (làm cho giá USD tăng lên liên tục, đặc biệt gần đây), là động thái của Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc với mục đích thắt chặt tăng trưởng tín dụng nhằm làm chậm lại tốc độ lạm phát như là kết quả của việc mua USD và tung VND ra lưu thông của mình.
Cung tiền tăng thì đương nhiên làm tăng cầu về hàng hóa, và do đó làm nó tăng mạnh lên trong thời gian này. Cung tiền tăng còn dẫn đến hậu quả là tỷ giá tăng (VND mất giá so với USD), làm cho hàng nhập khẩu (bắt buộc phải nhập) trở nên đắt hơn (nếu tính theo VND, cho dù giá nhập bằng USD có thể không tăng), do đó kéo theo mức giá chung trong nước tăng lên.
Nếu muốn đào sâu hơn nữa tại sao Ngân hàng Nhà nước phải có những động thái này thì có thể kể ra đây một lý do chính. Đó là nguồn vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam đã gia tăng mạnh mẽ, trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước muốn duy trì một cơ chế neo tỷ giá, theo đó giá của VND được giữ ổn định so với USD (và cố gắng ở mức hơi thấp để tăng tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu).
Cho đến nay, các quan chức hữu trách và giới chuyên gia, truyền thông, vô tình hay hữu ý, mới chỉ “vuốt ve” phần ngọn của hiện tượng tăng giá ở Việt Nam mà chưa đề cập thích đáng đến những lý do sâu xa bên dưới. Một trong những hậu quả của tình trạng này tất nhiên là sự bất cập trong những chính sách đối phó với giá cả tăng (lạm phát), mà về thực chất là những biện pháp hành chính, duy ý chí (yêu cầu thị trường phải hạ giá!). Vì vậy, việc “bắt mạch” đúng nguồn gốc của vấn đề sẽ là cơ sở để có những chính sách quản lý hữu hiệu và hợp lòng dân hơn.