Giảm căng thẳng về điện trong những ngày cao điểm
EVN đang chuẩn bị đóng điện và đưa vào vận hành 25 công trình lưới điện truyền tải, khởi công 18 công trình lưới điện khác
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong những tháng còn lại của mùa khô nếu thời tiết vẫn diễn biến bất thường như tháng 6 vừa qua thì nhu cầu sử dụng điện sẽ tăng cao, nguy cơ thiếu điện là khó tránh khỏi.
Theo dự báo, tháng 7 vẫn còn tiếp tục nắng nóng và sẽ có mưa bão, vì vậy EVN dự kiến sản lượng điện trung bình ở mức 257 triệu kWh/ngày, công suất cao nhất khoảng 13.800 - 14.000 MW. Bên cạnh đó, do có một số tổ máy phải tách ra để sửa chữa và trong các ngày 17 - 19/7 lượng khí PM3 cấp cho cụm nhà máy Cà Mau giảm còn 1,8 triệu m3/ngày (so với khả năng 5,2 triệu m3/ngày) nên công suất dự phòng của hệ thống điện không cao. Lưu lượng nước về các hồ thủy điện trong tháng 6/2009 đều thấp hơn giá trị trung bình nhiều năm từ 65% đến 82% (hồ Hòa Bình đến nay chỉ đạt 70% cùng kỳ năm 2008).
Trong 6 tháng đầu năm 2009, điện do EVN sản xuất và mua từ các nhà máy bên ngoài EVN đạt 39,3 tỷ kWh, tăng 8,65% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó, điện mua từ các nhà máy ngoài EVN là 13,2 tỷ kWh. Tuy nhiên, tình trạng thiếu điện vẫn xảy ra, sản lượng điện bình quân tiêu thụ trên hệ thống vào khoảng 245,7 triệu kWh/ngày.
Chỉ tính riêng khu vực Hà Nội, sản lượng điện trong ngày nắng nóng và giờ cao điểm từ 11h trưa đến chiều tối, có lúc vọt lên tới 35 triệu kWh, dẫn đến mất điện nhiều nơi trên địa bàn. Công ty Điện lực Hà Nội cho biết, trong những ngày nắng nóng, 29 khu vực thuộc địa bàn công ty quản lý như quận Hồ Tây, Cầu Giấy, Từ Liêm luôn trong tình trạng có thể mất điện bất cứ lúc nào. Nguyên nhân là do đường dây quá cũ trong khi nhu cầu sử dụng điện của người dân không ngừng tăng khiến hệ thống bị quá tải.
Để đảm bảo cung cấp điện an toàn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia sẽ bố trí phương thức vận hành hợp lý hệ thống điện, khai thác có hiệu quả các nguồn thuỷ điện, nhiệt điện than, khí, dầu. EVN cũng yêu cầu các nhà máy điện thuộc tập đoàn bảo đảm độ sẵn sàng cao của các tổ máy đang vận hành, phấn đấu rút ngắn thời gian sửa chữa các tổ máy.
Ngoài việc đưa vào vận hành 5 tổ máy với tổng công suất 994 MW, EVN đang tiến hành chạy thử 3 tổ máy với tổng công suất 650 MW, chuẩn bị đóng điện và đưa vào vận hành 25 công trình lưới điện truyền tải, khởi công 18 công trình lưới điện khác. Đồng thời, các nhà máy thủy điện phía Bắc giữ nước để tăng công suất khả dụng trong các giờ cao điểm (sáng, tối), các nhà máy thuỷ điện miền Trung và miền Nam khai thác cao. Nhà máy nhiệt điện than và TBK khai thác tối đa để đáp ứng nhu cầu phụ tải. Nhiệt điện dầu khai thác chạy phủ đỉnh trong các ngày nắng nóng, phụ tải tăng cao đột biến.
Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia chỉ đạo các Công ty Truyền tải điện bảo đảm vận hành an toàn lưới điện 220 - 500kV, nhất là đường dây 500kV Bắc - Nam. Bên cạnh đó, đẩy nhanh tiến độ đưa vào vận hành trong tháng 7/2009 các công trình lưới điện truyền tải như: các trạm 220kV Phủ Lý, Hải Dương, Tràng Bạch mở rộng; các đường dây 220kV Quảng Ninh - Cẩm Phả (đoạn 2 mạch), Tràng Bạch - Vật Cách - Đồng Hoà (mạch 2), Đồng Hới - Huế, Tuy Hoà - Nha Trang, Sê San 4 - Pleiku, Buôn Kuốp - Buôn Tua Shar.
Cùng với đó, EVN khẩn trương đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thiện các công tác thí nghiệm, hiệu chỉnh để đưa vào vận hành đúng tiến độ đối với các công trình nguồn điện dự kiến đưa vào vận hành trong năm 2009.
Theo dự báo, tháng 7 vẫn còn tiếp tục nắng nóng và sẽ có mưa bão, vì vậy EVN dự kiến sản lượng điện trung bình ở mức 257 triệu kWh/ngày, công suất cao nhất khoảng 13.800 - 14.000 MW. Bên cạnh đó, do có một số tổ máy phải tách ra để sửa chữa và trong các ngày 17 - 19/7 lượng khí PM3 cấp cho cụm nhà máy Cà Mau giảm còn 1,8 triệu m3/ngày (so với khả năng 5,2 triệu m3/ngày) nên công suất dự phòng của hệ thống điện không cao. Lưu lượng nước về các hồ thủy điện trong tháng 6/2009 đều thấp hơn giá trị trung bình nhiều năm từ 65% đến 82% (hồ Hòa Bình đến nay chỉ đạt 70% cùng kỳ năm 2008).
Trong 6 tháng đầu năm 2009, điện do EVN sản xuất và mua từ các nhà máy bên ngoài EVN đạt 39,3 tỷ kWh, tăng 8,65% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó, điện mua từ các nhà máy ngoài EVN là 13,2 tỷ kWh. Tuy nhiên, tình trạng thiếu điện vẫn xảy ra, sản lượng điện bình quân tiêu thụ trên hệ thống vào khoảng 245,7 triệu kWh/ngày.
Chỉ tính riêng khu vực Hà Nội, sản lượng điện trong ngày nắng nóng và giờ cao điểm từ 11h trưa đến chiều tối, có lúc vọt lên tới 35 triệu kWh, dẫn đến mất điện nhiều nơi trên địa bàn. Công ty Điện lực Hà Nội cho biết, trong những ngày nắng nóng, 29 khu vực thuộc địa bàn công ty quản lý như quận Hồ Tây, Cầu Giấy, Từ Liêm luôn trong tình trạng có thể mất điện bất cứ lúc nào. Nguyên nhân là do đường dây quá cũ trong khi nhu cầu sử dụng điện của người dân không ngừng tăng khiến hệ thống bị quá tải.
Để đảm bảo cung cấp điện an toàn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia sẽ bố trí phương thức vận hành hợp lý hệ thống điện, khai thác có hiệu quả các nguồn thuỷ điện, nhiệt điện than, khí, dầu. EVN cũng yêu cầu các nhà máy điện thuộc tập đoàn bảo đảm độ sẵn sàng cao của các tổ máy đang vận hành, phấn đấu rút ngắn thời gian sửa chữa các tổ máy.
Ngoài việc đưa vào vận hành 5 tổ máy với tổng công suất 994 MW, EVN đang tiến hành chạy thử 3 tổ máy với tổng công suất 650 MW, chuẩn bị đóng điện và đưa vào vận hành 25 công trình lưới điện truyền tải, khởi công 18 công trình lưới điện khác. Đồng thời, các nhà máy thủy điện phía Bắc giữ nước để tăng công suất khả dụng trong các giờ cao điểm (sáng, tối), các nhà máy thuỷ điện miền Trung và miền Nam khai thác cao. Nhà máy nhiệt điện than và TBK khai thác tối đa để đáp ứng nhu cầu phụ tải. Nhiệt điện dầu khai thác chạy phủ đỉnh trong các ngày nắng nóng, phụ tải tăng cao đột biến.
Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia chỉ đạo các Công ty Truyền tải điện bảo đảm vận hành an toàn lưới điện 220 - 500kV, nhất là đường dây 500kV Bắc - Nam. Bên cạnh đó, đẩy nhanh tiến độ đưa vào vận hành trong tháng 7/2009 các công trình lưới điện truyền tải như: các trạm 220kV Phủ Lý, Hải Dương, Tràng Bạch mở rộng; các đường dây 220kV Quảng Ninh - Cẩm Phả (đoạn 2 mạch), Tràng Bạch - Vật Cách - Đồng Hoà (mạch 2), Đồng Hới - Huế, Tuy Hoà - Nha Trang, Sê San 4 - Pleiku, Buôn Kuốp - Buôn Tua Shar.
Cùng với đó, EVN khẩn trương đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thiện các công tác thí nghiệm, hiệu chỉnh để đưa vào vận hành đúng tiến độ đối với các công trình nguồn điện dự kiến đưa vào vận hành trong năm 2009.