Giảm cước di động: “Lính mới” vẫn sống được?
Chính sách giảm cước đến 20% mới đây của Mobifone và Vinaphone là một “đòn đau” vào EVN, HT Mobile và S-Fone
Chỉ vài ngày trôi qua từ khi hai thành viên của VNPT là Mobifone và Vinaphone được phép giảm 20% cước viễn thông hôm 15/12/2007, đời sống kinh doanh viễn thông dậy sóng ngầm...
Chưa ép phê
Cùng với mức giảm cước 15% của Viettel, mức giảm 20% của Mobifone và Vinaphone đã làm người tiêu dùng ba mạng này được lợi theo tỷ lệ giảm của nhà khai thác. Cùng với lợi thế có thị phần lớn, người tiêu dùng đông, nay cộng thêm chính sách giảm cước đến 20%, là một “đòn đau” vào EVN, HT Mobile và S-Fone.
“Đau” ở đây không có nghĩa là lợi nhuận của các nhà khai thác này tính trên số lượng người thuê bao sẽ bị tiêu hao mà chính là tỷ lệ sử dụng thuê bao mới sẽ thấp hơn rất nhiều so với thời gian trước đây khi chưa giảm cước. Quan trọng hơn, các nhà khai thác nhỏ cũng phải tính đến chuyện giảm cước để giữ chân khách hàng.
Số thuê bao của 3 nhà khai thác EVN, HT Mobile và S-Fone khoảng 5 triệu (thuê bao sử dụng thực tế), chỉ chiếm 1/5 số lượng thuê bao đang được kích hoạt. Trước đây, theo những quy định của Bộ Bưu chính Viễn thông (cũ), các doanh nghiệp không thuộc vào diện khống chế, được quyền quyết định giá cước mà không cần thông qua bộ có đồng ý hay không. Chính vì vậy, để thu hút người tiêu dùng, các doanh nghiệp non trẻ đã có giá cước thấp hơn các nhà khai thác diện khống chế.
Cũng vì nghĩ đến các doanh nghiệp mới tham gia thị trường nên bộ cũng tỏ ra chần chừ, còn nếu ký theo đề xuất của các nhà khai thác thị phần khống chế, chắc chắn thị trường này từ lâu chẳng có ai dám nhảy vào khai thác.
Ông X.T, một chuyên gia đầu ngành viễn thông Việt Nam thẳng thắn nhận xét: “Không có doanh nghiệp nào tự buộc cổ mình cả. Khi còn giảm cước được nghĩa là họ còn lãi. Mà tôi quan sát giá cước của các nhà khai thác mới thấp hơn giá của các doanh nghiệp lớn. Như vậy, sẽ không có chuyện các doanh nghiệp nhỏ phá sản đâu. Anh phải tự cải tiến về dịch vụ tiện ích, diện phủ sóng cũng như thiết bị đầu cuối để thu hút khách hàng, bảo vệ chính mình”.
Sẽ có phá sản?
“Với mức cước mới của họ, cước của HT Mobile vẫn còn thấp hoặc ngang bằng nên trước mắt vẫn còn sống được. Chúng tôi đang tìm cách mới, còn đến bao giờ thực hiện sẽ công bố sau”, ông Nguyễn Anh Dũng, Giám đốc HT Mobile Tp.HCM nói.
Ông Dũng tin rằng, mức cước của HT Mobile hiện đang ngang với mức cước của Viettel, thấp hơn mức cước của Mobifone và Vinaphone nên người sử dụng mạng này không phải quá lo lắng khi các mạng khác đang đua nhau giảm cước.
Ông Hồ Hồng Sơn, Giám đốc điều hành S-Fone, cho biết: “Hiện nay chúng tôi có 3,5 triệu thuê bao nhưng số lượng lưu mạng gần 2 triệu rồi. Doanh thu chính của chúng tôi hiện nay là dựa vào 1,5 triệu thuê bao thường trực. Chúng tôi không thể không giảm giá nhằm giữ chân khách hàng đã và đang sử dụng mạng S-Fone. Trước đây, cước chúng tôi thấp hơn các mạng khác khoảng 10%, nay họ giảm 20%, có nghĩa là chúng tôi lại cao hơn họ 10%. Nếu không có gì thay đổi, từ tháng 1/2008, chúng tôi sẽ áp dụng mức cước mới”.
Với mức cước hiện đang được áp dụng, rõ ràng EVN Telecom cũng còn sống được khi giá cước của họ vẫn còn thấp hơn mức cước của Mobifone và Vinaphone ở một vài gói cước chủ lực. Theo giá cước mới, cước hoà mạng mới gói dịch vụ MobiGold trả sau còn 109.000 đồng và cước thuê bao tháng là 54.545 đồng thì cước hoà mạng và thuê bao tháng của E-Mobile, của EVN Telecom là 90.090 đồng và 50.000 đồng.
Nếu cước gọi nội mạng của MobiGold là 98,18 đồng/6 giây đầu + 16,36 đồng/1 giây tiếp theo thì cước gọi nội mạng của EVN Telecom là 90,9 đồng/6 giây đầu + 15,15 đồng/1giây tiếp theo. EVN Telecom chỉ thua Mobifone về cước gọi ngoại mạng khi Mobigold chỉ tính 109,09 đồng/6 giây đầu còn EVN chỉ tính 120 đồng/6 giây đầu.
Với tình hình cạnh tranh như hiện nay, sẽ có nhà khai thác tính toán lại chiến lược kinh doanh của mình. Khả năng có thể xảy ra là họ sẽ không còn khai thác viễn thông nữa mà chuyển sang những dịch vụ khác.
Chưa ép phê
Cùng với mức giảm cước 15% của Viettel, mức giảm 20% của Mobifone và Vinaphone đã làm người tiêu dùng ba mạng này được lợi theo tỷ lệ giảm của nhà khai thác. Cùng với lợi thế có thị phần lớn, người tiêu dùng đông, nay cộng thêm chính sách giảm cước đến 20%, là một “đòn đau” vào EVN, HT Mobile và S-Fone.
“Đau” ở đây không có nghĩa là lợi nhuận của các nhà khai thác này tính trên số lượng người thuê bao sẽ bị tiêu hao mà chính là tỷ lệ sử dụng thuê bao mới sẽ thấp hơn rất nhiều so với thời gian trước đây khi chưa giảm cước. Quan trọng hơn, các nhà khai thác nhỏ cũng phải tính đến chuyện giảm cước để giữ chân khách hàng.
Số thuê bao của 3 nhà khai thác EVN, HT Mobile và S-Fone khoảng 5 triệu (thuê bao sử dụng thực tế), chỉ chiếm 1/5 số lượng thuê bao đang được kích hoạt. Trước đây, theo những quy định của Bộ Bưu chính Viễn thông (cũ), các doanh nghiệp không thuộc vào diện khống chế, được quyền quyết định giá cước mà không cần thông qua bộ có đồng ý hay không. Chính vì vậy, để thu hút người tiêu dùng, các doanh nghiệp non trẻ đã có giá cước thấp hơn các nhà khai thác diện khống chế.
Cũng vì nghĩ đến các doanh nghiệp mới tham gia thị trường nên bộ cũng tỏ ra chần chừ, còn nếu ký theo đề xuất của các nhà khai thác thị phần khống chế, chắc chắn thị trường này từ lâu chẳng có ai dám nhảy vào khai thác.
Ông X.T, một chuyên gia đầu ngành viễn thông Việt Nam thẳng thắn nhận xét: “Không có doanh nghiệp nào tự buộc cổ mình cả. Khi còn giảm cước được nghĩa là họ còn lãi. Mà tôi quan sát giá cước của các nhà khai thác mới thấp hơn giá của các doanh nghiệp lớn. Như vậy, sẽ không có chuyện các doanh nghiệp nhỏ phá sản đâu. Anh phải tự cải tiến về dịch vụ tiện ích, diện phủ sóng cũng như thiết bị đầu cuối để thu hút khách hàng, bảo vệ chính mình”.
Sẽ có phá sản?
“Với mức cước mới của họ, cước của HT Mobile vẫn còn thấp hoặc ngang bằng nên trước mắt vẫn còn sống được. Chúng tôi đang tìm cách mới, còn đến bao giờ thực hiện sẽ công bố sau”, ông Nguyễn Anh Dũng, Giám đốc HT Mobile Tp.HCM nói.
Ông Dũng tin rằng, mức cước của HT Mobile hiện đang ngang với mức cước của Viettel, thấp hơn mức cước của Mobifone và Vinaphone nên người sử dụng mạng này không phải quá lo lắng khi các mạng khác đang đua nhau giảm cước.
Ông Hồ Hồng Sơn, Giám đốc điều hành S-Fone, cho biết: “Hiện nay chúng tôi có 3,5 triệu thuê bao nhưng số lượng lưu mạng gần 2 triệu rồi. Doanh thu chính của chúng tôi hiện nay là dựa vào 1,5 triệu thuê bao thường trực. Chúng tôi không thể không giảm giá nhằm giữ chân khách hàng đã và đang sử dụng mạng S-Fone. Trước đây, cước chúng tôi thấp hơn các mạng khác khoảng 10%, nay họ giảm 20%, có nghĩa là chúng tôi lại cao hơn họ 10%. Nếu không có gì thay đổi, từ tháng 1/2008, chúng tôi sẽ áp dụng mức cước mới”.
Với mức cước hiện đang được áp dụng, rõ ràng EVN Telecom cũng còn sống được khi giá cước của họ vẫn còn thấp hơn mức cước của Mobifone và Vinaphone ở một vài gói cước chủ lực. Theo giá cước mới, cước hoà mạng mới gói dịch vụ MobiGold trả sau còn 109.000 đồng và cước thuê bao tháng là 54.545 đồng thì cước hoà mạng và thuê bao tháng của E-Mobile, của EVN Telecom là 90.090 đồng và 50.000 đồng.
Nếu cước gọi nội mạng của MobiGold là 98,18 đồng/6 giây đầu + 16,36 đồng/1 giây tiếp theo thì cước gọi nội mạng của EVN Telecom là 90,9 đồng/6 giây đầu + 15,15 đồng/1giây tiếp theo. EVN Telecom chỉ thua Mobifone về cước gọi ngoại mạng khi Mobigold chỉ tính 109,09 đồng/6 giây đầu còn EVN chỉ tính 120 đồng/6 giây đầu.
Với tình hình cạnh tranh như hiện nay, sẽ có nhà khai thác tính toán lại chiến lược kinh doanh của mình. Khả năng có thể xảy ra là họ sẽ không còn khai thác viễn thông nữa mà chuyển sang những dịch vụ khác.