Giảm lãi suất: Bật xi nhan trước khi rẽ
“Vài ngày” trong thông tin của Thống đốc có thể xem là đoạn đường cần có tín hiệu xi nhan của chiếc xe trước khi rẽ
“Vài ngày” trong thông tin của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có thể xem là đoạn đường cần có tín hiệu xi nhan của chiếc xe trước khi rẽ.
Trong một lần trò chuyện, cán bộ phụ trách dịch vụ thẻ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) nói rằng, từ khóa đầu tiên mỗi ngày làm việc của ông là “ATM chết”, “ATM hỏng”… để rà soát thông tin dịch vụ trên báo chí.
Với người theo dõi lĩnh vực ngân hàng, thói quen chung mỗi ngày hẳn là từ khóa “lãi suất”, “tỷ giá” để nắm những biến động trên thị trường. Và mấy hôm nay, thông tin ngân hàng giảm lãi suất huy động nghe thực là lạ.
Thông tin cho biết rằng, một số ngân hàng thương mại cổ phần đã rút lãi suất huy động VND xuống dưới trần 14%/năm những ngày gần đây. Kỳ thực, điều đó không có nhiều ý nghĩa. Trong nửa năm qua dễ nhận thấy mức 14%/năm đó đã gần như vắng mặt trên biểu lãi suất huy động thông thường; nhưng các nhà băng đó luôn thường trực các sản phẩm nóng với lãi suất tối đa 14%/năm ở hầu hết các kỳ hạn. Và hiện vẫn đang áp dụng.
Thông thường, tín hiệu giảm lãi suất huy động sẽ phát đi từ những ngân hàng quốc doanh, nơi có nhiều lợi thế cạnh tranh huy động phi lãi suất. Thế nhưng tại Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank hiện vẫn căng trần 14%/năm ở hầu như tất cả các kỳ hạn (ngoại trừ dưới 1 tháng).
Lúc này, giữ mức 14%/năm được xem là cơ hội để đón những dòng tiền gửi muộn, tranh thủ lãi suất cao trước khi giảm. Trước khi rẽ, Ngân hàng Nhà nước đã bật xi nhan và giá trị tín hiệu nằm ở đây.
Nếu trước đây, các điều chỉnh về lãi suất thường diễn ra đột ngột và bất ngờ. Lần này, tín hiệu được đưa ra một cách chính thức trước “vài ngày”. Chừng đó cũng đủ để đánh động nguồn tiền gửi: một phần là tăng thêm, một phản ứng khác là cơ cấu lại các kỳ hạn.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình đưa ra định hướng: đến cuối năm lãi suất sẽ giảm khoảng 1%/năm mỗi quý. Thông điệp này hạn chế kỳ vọng lãi suất cao của người gửi tiền và điều chỉnh ứng xử của họ.
Chỉ mới hơn một tháng trở về trước, chính Thống đốc nói rằng rất ít người gửi tiền kỳ hạn dài; bản thân ông lúc đó nếu gửi có lẽ cùng lắm là 3 tháng. Họ chọn sự chủ động và linh hoạt cho đồng vốn, trong khi điều này khiến các nhà băng khó khăn về cân đối nguồn. Nay, trước thông điệp lãi suất sẽ giảm khá mạnh và nhanh đến cuối năm, chắc chắn một bộ phận tiền gửi sẽ cơ cấu lại, gửi dài hơn. Theo đó, 14%/năm là một lực hấp dẫn cho các kỳ hạn dài. Ở đây, ngân hàng phải tính toán rủi ro chi phí huy động ở các kỳ hạn dài như vậy, song đổi lại là cơ cấu vốn chặt hơn, chủ động hơn cho các cân đối trong hoạt động và quản trị thanh khoản mà nếu rủi ro xẩy ra ở đây thì chi phí có thể lớn hơn rất nhiều.
Theo suy tính chủ quan, nguồn vốn huy động của các ngân hàng trong “vài ngày” đó sẽ tăng lên với một cơ cấu kỳ hạn thuận lợi hơn. Vậy thì họ không dễ gì bỏ ngay sức hấp dẫn của 14%/năm đó, chưa kể là đâu đó vẫn bàn tán chuyện vượt trần, thay vì giảm để đón đầu (?).
Bật xi nhan trước khi rẽ, Ngân hàng Nhà nước đã phát đi tín hiệu để điều chỉnh ứng xử tích cực của người gửi tiền đối với hệ thống. Thêm nữa, chủ xe và người tham gia giao thông cũng có được sự nhận biết cần thiết để tránh những va quệt.
“Vài ngày” là một khoảng thời gian đủ để người cầm tiền tính toán, quyết định gửi vào ngân hàng tranh thủ lãi suất đang cao. Đồng vốn trong dân cư ngày càng năng động, khả năng chuyển hóa giữa các điểm đến là cao và thuận lợi. Giả sử Ngân hàng Nhà nước rẽ cái rụp mà không có đèn tín hiệu, dòng vốn đó sẽ có những xáo trộn. Họ sẽ chần chừ, có thể vẫn vào ngân hàng nhưng cũng có thể rẽ sang vàng, “đô”, chứng khoán… khi lãi suất bớt đi sự hấp dẫn.
Nhìn lại, sau một thời gian dài, lần đầu tiên việc điều chỉnh các lãi suất chủ chốt có được tín hiệu đi trước như vậy. Hy vọng đây sẽ là một thông lệ mới. Chỉ có điều, có vẻ như Ngân hàng Nhà nước buộc phải ra tin trước do áp lực chỉ đạo từ Chính phủ “phải giảm ngay lãi suất”? Nếu vậy, một lần nữa, tính độc lập và chủ động của Ngân hàng Nhà nước trong điều hành có thể bị tổn thương. Hẳn nhiều người còn nhớ cách đây chưa lâu, nhà điều hành chính sách tiền tệ từng bị thụ động nhất định khi xử lý một số tình huống…
Có thể ngay cuối tuần này các quyết định giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước sẽ được ban hành. Cơ sở, mục đích đã được lý giải và thị trường đón chờ. Còn nhiều chuyên gia nước ngoài lại nghi ngại: lạm phát vẫn diễn biến phức tạp, một sự nới lỏng lúc này có thể tạo rủi ro trong tương lai, nhất là giá của loạt mặt hàng quan trọng vừa tăng.
Song, ở chính sách tiền tệ, cụ thể ở đây là lãi suất, khó có thể nói là một sự nới lỏng thực sự. Đặt trong tổng thể, cung tiền và tín dụng đang được kiểm soát chặt; các chỉ tiêu đặt ra năm nay là chặt nhất trong vài chục năm trở lại đây.
Với lãi suất, giảm và thấp hơn nữa đang là yêu cầu đặt ra, khi nền kinh tế đã trải qua một thời gian dài chịu đựng chi phí vay vốn quá cao. Ở yêu cầu này, gắn với lạm phát, có thể tham khảo ý kiến của một chuyên gia rằng: “Lạm phát cao chưa hẳn đã chết ai, nhưng lãi suất quá cao thì nhiều doanh nghiệp đã và đang phải ra đi…”.
Trong một lần trò chuyện, cán bộ phụ trách dịch vụ thẻ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) nói rằng, từ khóa đầu tiên mỗi ngày làm việc của ông là “ATM chết”, “ATM hỏng”… để rà soát thông tin dịch vụ trên báo chí.
Với người theo dõi lĩnh vực ngân hàng, thói quen chung mỗi ngày hẳn là từ khóa “lãi suất”, “tỷ giá” để nắm những biến động trên thị trường. Và mấy hôm nay, thông tin ngân hàng giảm lãi suất huy động nghe thực là lạ.
Thông tin cho biết rằng, một số ngân hàng thương mại cổ phần đã rút lãi suất huy động VND xuống dưới trần 14%/năm những ngày gần đây. Kỳ thực, điều đó không có nhiều ý nghĩa. Trong nửa năm qua dễ nhận thấy mức 14%/năm đó đã gần như vắng mặt trên biểu lãi suất huy động thông thường; nhưng các nhà băng đó luôn thường trực các sản phẩm nóng với lãi suất tối đa 14%/năm ở hầu hết các kỳ hạn. Và hiện vẫn đang áp dụng.
Thông thường, tín hiệu giảm lãi suất huy động sẽ phát đi từ những ngân hàng quốc doanh, nơi có nhiều lợi thế cạnh tranh huy động phi lãi suất. Thế nhưng tại Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank hiện vẫn căng trần 14%/năm ở hầu như tất cả các kỳ hạn (ngoại trừ dưới 1 tháng).
Lúc này, giữ mức 14%/năm được xem là cơ hội để đón những dòng tiền gửi muộn, tranh thủ lãi suất cao trước khi giảm. Trước khi rẽ, Ngân hàng Nhà nước đã bật xi nhan và giá trị tín hiệu nằm ở đây.
Nếu trước đây, các điều chỉnh về lãi suất thường diễn ra đột ngột và bất ngờ. Lần này, tín hiệu được đưa ra một cách chính thức trước “vài ngày”. Chừng đó cũng đủ để đánh động nguồn tiền gửi: một phần là tăng thêm, một phản ứng khác là cơ cấu lại các kỳ hạn.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình đưa ra định hướng: đến cuối năm lãi suất sẽ giảm khoảng 1%/năm mỗi quý. Thông điệp này hạn chế kỳ vọng lãi suất cao của người gửi tiền và điều chỉnh ứng xử của họ.
Chỉ mới hơn một tháng trở về trước, chính Thống đốc nói rằng rất ít người gửi tiền kỳ hạn dài; bản thân ông lúc đó nếu gửi có lẽ cùng lắm là 3 tháng. Họ chọn sự chủ động và linh hoạt cho đồng vốn, trong khi điều này khiến các nhà băng khó khăn về cân đối nguồn. Nay, trước thông điệp lãi suất sẽ giảm khá mạnh và nhanh đến cuối năm, chắc chắn một bộ phận tiền gửi sẽ cơ cấu lại, gửi dài hơn. Theo đó, 14%/năm là một lực hấp dẫn cho các kỳ hạn dài. Ở đây, ngân hàng phải tính toán rủi ro chi phí huy động ở các kỳ hạn dài như vậy, song đổi lại là cơ cấu vốn chặt hơn, chủ động hơn cho các cân đối trong hoạt động và quản trị thanh khoản mà nếu rủi ro xẩy ra ở đây thì chi phí có thể lớn hơn rất nhiều.
Theo suy tính chủ quan, nguồn vốn huy động của các ngân hàng trong “vài ngày” đó sẽ tăng lên với một cơ cấu kỳ hạn thuận lợi hơn. Vậy thì họ không dễ gì bỏ ngay sức hấp dẫn của 14%/năm đó, chưa kể là đâu đó vẫn bàn tán chuyện vượt trần, thay vì giảm để đón đầu (?).
Bật xi nhan trước khi rẽ, Ngân hàng Nhà nước đã phát đi tín hiệu để điều chỉnh ứng xử tích cực của người gửi tiền đối với hệ thống. Thêm nữa, chủ xe và người tham gia giao thông cũng có được sự nhận biết cần thiết để tránh những va quệt.
“Vài ngày” là một khoảng thời gian đủ để người cầm tiền tính toán, quyết định gửi vào ngân hàng tranh thủ lãi suất đang cao. Đồng vốn trong dân cư ngày càng năng động, khả năng chuyển hóa giữa các điểm đến là cao và thuận lợi. Giả sử Ngân hàng Nhà nước rẽ cái rụp mà không có đèn tín hiệu, dòng vốn đó sẽ có những xáo trộn. Họ sẽ chần chừ, có thể vẫn vào ngân hàng nhưng cũng có thể rẽ sang vàng, “đô”, chứng khoán… khi lãi suất bớt đi sự hấp dẫn.
Nhìn lại, sau một thời gian dài, lần đầu tiên việc điều chỉnh các lãi suất chủ chốt có được tín hiệu đi trước như vậy. Hy vọng đây sẽ là một thông lệ mới. Chỉ có điều, có vẻ như Ngân hàng Nhà nước buộc phải ra tin trước do áp lực chỉ đạo từ Chính phủ “phải giảm ngay lãi suất”? Nếu vậy, một lần nữa, tính độc lập và chủ động của Ngân hàng Nhà nước trong điều hành có thể bị tổn thương. Hẳn nhiều người còn nhớ cách đây chưa lâu, nhà điều hành chính sách tiền tệ từng bị thụ động nhất định khi xử lý một số tình huống…
Có thể ngay cuối tuần này các quyết định giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước sẽ được ban hành. Cơ sở, mục đích đã được lý giải và thị trường đón chờ. Còn nhiều chuyên gia nước ngoài lại nghi ngại: lạm phát vẫn diễn biến phức tạp, một sự nới lỏng lúc này có thể tạo rủi ro trong tương lai, nhất là giá của loạt mặt hàng quan trọng vừa tăng.
Song, ở chính sách tiền tệ, cụ thể ở đây là lãi suất, khó có thể nói là một sự nới lỏng thực sự. Đặt trong tổng thể, cung tiền và tín dụng đang được kiểm soát chặt; các chỉ tiêu đặt ra năm nay là chặt nhất trong vài chục năm trở lại đây.
Với lãi suất, giảm và thấp hơn nữa đang là yêu cầu đặt ra, khi nền kinh tế đã trải qua một thời gian dài chịu đựng chi phí vay vốn quá cao. Ở yêu cầu này, gắn với lạm phát, có thể tham khảo ý kiến của một chuyên gia rằng: “Lạm phát cao chưa hẳn đã chết ai, nhưng lãi suất quá cao thì nhiều doanh nghiệp đã và đang phải ra đi…”.