Giảm lãi suất và những tác động xấu
Ngày 19/12 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã ký các quyết định về việc điều chỉnh giảm lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Ngày 19/12 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã ký các quyết định về việc điều chỉnh giảm lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Không ai có thể phủ nhận những tác động tốt có thể đem lại cho nền kinh tế từ các quyết định này, mà nhiều bài viết trên VnEconomy đã phân tích. Tuy nhiên, tác giả lại muốn đề cập đến những tác động xấu có thể xảy ra, với hy vọng rằng các góc nhìn đa chiều sẽ góp phần giúp nhà quản lý lường trước những tác động không mong muốn, qua đó thúc đẩy sự phát triển ổn định của nền kinh tế.
Áp lực lỗ, tăng nợ xấu, khó cho vay linh hoạt
Theo người viết, những tác động xấu của các quyết định hôm 19/12/2008 có thể kể đến trước hết là áp lực lỗ đối với hệ thống ngân hàng.
Trong thời kỳ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, các ngân hàng đã phải chấp nhận huy động VND lãi suất cao để đảm bảo thanh khoản và lợi ích của người gửi tiền. Nay lãi suất trần cho vay giảm nhanh và mạnh (lần này từ 15%/năm xuống 12,75%/năm) chắc chắn sẽ gây áp lực thua lỗ lớn.
Thứ hai là nguy cơ tăng nợ xấu. Việc giảm dự trữ bắt buộc giúp các ngân hàng có nhiều tiền hơn để sử dụng. Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại giảm, khiến việc xin viện trợ từ Ngân hàng Nhà nước trở nên rẻ hơn.
Lãi suất tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bằng đồng Việt Nam dưới hình thức bắt buộc giảm từ 13%/năm xuống 4,5%/năm cũng đồng nghĩa với việc khuyến khích các ngân hàng rút tiền mua tín phiếu trước hạn. Lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam đối với tổ chức tín dụng giảm từ 9%/năm xuống 8,5%/năm (như vậy lợi suất từ khoản dự trữ bắt buộc bị giảm xuống).
Tất cả những điều đó có thể dẫn đến tình trạng các ngân hàng các vay một cách tràn lan, coi nhẹ việc thẩm định, dẫn đến cho vay cả những khách hàng không có khả năng trả nợ (nhất là khi đã phải chịu áp lực lỗ kể trên).
Thứ ba, với mức lãi suất cho vay trần, các ngân hàng không thể áp dụng lãi suất cho vay linh hoạt với từng khách hàng.
Chính sách lãi suất trần buộc các ngân hàng phải cho vay các khách hàng có mức độ rủi ro khác nhau với cùng lãi suất không vượt quá 12,5%. Chính sách này vô tình khiến người vay, trong một số trường hợp, có thể khó tiếp cận vốn, trong khi ngân hàng vẫn sẵn sàng cho khách hàng vay nếu mức lãi suất cao hơn lãi suất trần (tương ứng với độ rủi ro, thời hạn vay của khách…).
Đồng Việt Nam kém hấp dẫn hơn
Thứ tư, việc giảm lãi suất cơ bản khiến đồng Việt Nam trở nên kém hấp dẫn hơn. Trong khi đó, thị trường ngoại hối vẫn tồn tại những bất ổn. Bên cạnh những biểu hiện thường được nhắc đến nhiều như giá mua bán USD của các ngân hàng đều niêm yết kịch trần, giá USD trên thị trường tự do trồi sụt thất thường thì còn những biểu hiện khác rất đáng được lưu tâm.
Trước hết, đó là hiện tượng trong khi các ngân hàng chỉ cho vay được khoảng 50-60% so với lượng USD huy động được nhưng lãi suất USD vẫn cao. Có ý kiến cho rằng vì các ngân hàng sợ giảm lãi suất sẽ mất khách, không đạt chỉ tiêu huy động. Tuy nhiên, đó chỉ là bề nổi.
Phần chìm của vấn đề, có lẽ là ở chỗ lượng USD huy động không đơn thuần chỉ là cho vay, mà hiện nay còn đang gánh một "trách nhiệm" khác là bù đắp lượng ngoại tệ đã bán cho khách hàng nhưng không mua được để bù đắp (tức là các ngân hàng đang dùng USD đi vay để bán cho khách hàng còn bản thân ngân hàng thì không có tiền - trạng thái âm ngoại tệ).
Hơn nữa, trên thị trường liên ngân hàng, có những thời điểm dường như không thể thực hiện được việc mua ngoại tệ bằng đồng Việt Nam, cho dù những ngoại tệ đó không bị khống chế bởi giá trần hay sàn của Ngân hàng Nhà nước. Điều này phần nào cho thấy tính chuyển đổi của đồng Việt Nam đang giảm sút. Thông thường, khả năng chuyển đổi của VND phụ thuộc vào nguồn USD của các ngân hàng do USD mới có khả năng chuyển đổi trên thị trường quốc tế. Nhưng nay, vì khan hiếm USD nên khả năng chuyển đổi của VND cũng giảm theo.
Thứ năm, việc ra các quyết định có mục đích tăng mức cung tiền cho nền kinh tế nếu không cẩn thận có thể dẫn đến lạm phát đình đốn (stagflation) hoặc tăng trưởng kinh tế về số lượng nhưng không đảm bảo về chất lượng.
Không ai có thể phủ nhận những tác động tốt có thể đem lại cho nền kinh tế từ các quyết định này, mà nhiều bài viết trên VnEconomy đã phân tích. Tuy nhiên, tác giả lại muốn đề cập đến những tác động xấu có thể xảy ra, với hy vọng rằng các góc nhìn đa chiều sẽ góp phần giúp nhà quản lý lường trước những tác động không mong muốn, qua đó thúc đẩy sự phát triển ổn định của nền kinh tế.
Áp lực lỗ, tăng nợ xấu, khó cho vay linh hoạt
Theo người viết, những tác động xấu của các quyết định hôm 19/12/2008 có thể kể đến trước hết là áp lực lỗ đối với hệ thống ngân hàng.
Trong thời kỳ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, các ngân hàng đã phải chấp nhận huy động VND lãi suất cao để đảm bảo thanh khoản và lợi ích của người gửi tiền. Nay lãi suất trần cho vay giảm nhanh và mạnh (lần này từ 15%/năm xuống 12,75%/năm) chắc chắn sẽ gây áp lực thua lỗ lớn.
Thứ hai là nguy cơ tăng nợ xấu. Việc giảm dự trữ bắt buộc giúp các ngân hàng có nhiều tiền hơn để sử dụng. Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại giảm, khiến việc xin viện trợ từ Ngân hàng Nhà nước trở nên rẻ hơn.
Lãi suất tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bằng đồng Việt Nam dưới hình thức bắt buộc giảm từ 13%/năm xuống 4,5%/năm cũng đồng nghĩa với việc khuyến khích các ngân hàng rút tiền mua tín phiếu trước hạn. Lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam đối với tổ chức tín dụng giảm từ 9%/năm xuống 8,5%/năm (như vậy lợi suất từ khoản dự trữ bắt buộc bị giảm xuống).
Tất cả những điều đó có thể dẫn đến tình trạng các ngân hàng các vay một cách tràn lan, coi nhẹ việc thẩm định, dẫn đến cho vay cả những khách hàng không có khả năng trả nợ (nhất là khi đã phải chịu áp lực lỗ kể trên).
Thứ ba, với mức lãi suất cho vay trần, các ngân hàng không thể áp dụng lãi suất cho vay linh hoạt với từng khách hàng.
Chính sách lãi suất trần buộc các ngân hàng phải cho vay các khách hàng có mức độ rủi ro khác nhau với cùng lãi suất không vượt quá 12,5%. Chính sách này vô tình khiến người vay, trong một số trường hợp, có thể khó tiếp cận vốn, trong khi ngân hàng vẫn sẵn sàng cho khách hàng vay nếu mức lãi suất cao hơn lãi suất trần (tương ứng với độ rủi ro, thời hạn vay của khách…).
Đồng Việt Nam kém hấp dẫn hơn
Thứ tư, việc giảm lãi suất cơ bản khiến đồng Việt Nam trở nên kém hấp dẫn hơn. Trong khi đó, thị trường ngoại hối vẫn tồn tại những bất ổn. Bên cạnh những biểu hiện thường được nhắc đến nhiều như giá mua bán USD của các ngân hàng đều niêm yết kịch trần, giá USD trên thị trường tự do trồi sụt thất thường thì còn những biểu hiện khác rất đáng được lưu tâm.
Trước hết, đó là hiện tượng trong khi các ngân hàng chỉ cho vay được khoảng 50-60% so với lượng USD huy động được nhưng lãi suất USD vẫn cao. Có ý kiến cho rằng vì các ngân hàng sợ giảm lãi suất sẽ mất khách, không đạt chỉ tiêu huy động. Tuy nhiên, đó chỉ là bề nổi.
Phần chìm của vấn đề, có lẽ là ở chỗ lượng USD huy động không đơn thuần chỉ là cho vay, mà hiện nay còn đang gánh một "trách nhiệm" khác là bù đắp lượng ngoại tệ đã bán cho khách hàng nhưng không mua được để bù đắp (tức là các ngân hàng đang dùng USD đi vay để bán cho khách hàng còn bản thân ngân hàng thì không có tiền - trạng thái âm ngoại tệ).
Hơn nữa, trên thị trường liên ngân hàng, có những thời điểm dường như không thể thực hiện được việc mua ngoại tệ bằng đồng Việt Nam, cho dù những ngoại tệ đó không bị khống chế bởi giá trần hay sàn của Ngân hàng Nhà nước. Điều này phần nào cho thấy tính chuyển đổi của đồng Việt Nam đang giảm sút. Thông thường, khả năng chuyển đổi của VND phụ thuộc vào nguồn USD của các ngân hàng do USD mới có khả năng chuyển đổi trên thị trường quốc tế. Nhưng nay, vì khan hiếm USD nên khả năng chuyển đổi của VND cũng giảm theo.
Thứ năm, việc ra các quyết định có mục đích tăng mức cung tiền cho nền kinh tế nếu không cẩn thận có thể dẫn đến lạm phát đình đốn (stagflation) hoặc tăng trưởng kinh tế về số lượng nhưng không đảm bảo về chất lượng.