Lãi suất có cần giảm thêm?
Lãi suất huy động và cho vay đã giảm sâu so với đỉnh điểm của năm 2008, nhưng một số ý kiến cho rằng cần tiếp tục giảm thêm
Lãi suất huy động và cho vay đã giảm sâu so với đỉnh điểm của năm 2008, nhưng một số ý kiến cho rằng cần tiếp tục giảm thêm.
Cuối tuần qua, Ngân hàng Nhà nước đồng loạt giảm các lãi suất chủ chốt. Lần điều chỉnh này mạnh tay hơn 4 lần trước đó.
Giải thích với VnEconomy về mức độ cắt giảm lần này, ông Nguyễn Ngọc Bảo, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước), cho biết hiện vốn khả dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng đang ở mức lớn là một thuận lợi; thứ hai, tín hiệu lạm phát những tháng vừa qua và sắp tới cũng là một cơ sở; thứ ba là chính sách tiền tệ cũng là một đầu mối quan trọng thực hiện chỉ đạo của Chính phủ theo Nghị quyết số 30 vừa ban hành.
Bên cạnh các lãi suất chủ chốt, Ngân hàng Nhà nước cũng giảm mạnh lãi suất tín phiếu bắt buộc, tiền gửi dự trữ bắt buộc trả cho các ngân hàng thương mại. Về điều chỉnh này, theo ông Bảo, là để tạo cân đối trong nguồn vốn và theo tình hình mới của hệ thống.
Ngay sau quyết định của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) thông báo áp dụng lãi suất cho vay VND ưu đãi thấp nhất là 8,5%/năm, ngang với lãi suất cơ bản; với khách hàng thông thường là 11%/năm. Một số thành viên khác như Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank) cũng hạ lãi suất cho vay VND xuống thấp nhất 11%/năm…
Với người gửi tiền, cơ hội có lãi suất cao đang qua nhanh. Đầu tuần này, hầu hết các ngân hàng quốc doanh và Vietcombank đều đồng loạt rút lãi suất huy động VND xuống dưới 8%/năm; một số thành viên cổ phần lớn cũng rút xuống dưới 8,5%năm.
Lãi suất cho vay và huy động đã giảm sâu, nhưng trong phản hồi của nhiều bạn đọc, cũng như một số ý kiến tại hội thảo về kịch bản kinh tế Việt Nam năm 2009, do Thời báo Kinh tế Việt Nam và VnEconomy tổ chức đầu tuần này, yêu cầu đặt ra là lãi suất cần phải giảm thêm.
Cân nhắc tác động
Một số ý kiến cho rằng lạm phát liên tục giảm trong những tháng qua và đang có xu hướng nối tiếp; với cơ sở đó, lãi suất huy động có thể giảm thêm, tạo điều kiện để các ngân hàng giảm tiếp lãi suất cho vay. Đây cũng là một hướng để góp phần kích cầu đầu tư, tiêu dùng theo chủ trương của Chính phủ.
Tại hội thảo nói trên, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành, cho rằng lãi suất cần tiếp tục giảm thêm thông qua sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể, nhà điều hành nên xem xét giảm các lãi suất chủ chốt như tái cấp vốn, tái chiết khấu… tạo nguồn vốn rẻ cho các ngân hàng thương mại, có thể chỉ từ 2% - 4% để họ cho vay ra với mức thấp hơn.
Mặt khác, khi những lãi suất hỗ trợ đó thấp cũng sẽ giảm bớt khó khăn cho các nhà băng do “ôm” một lượng vốn lãi suất huy động cao thời gian qua nay cho vay ra với mức thấp.
Ông Thành cho rằng cần tham khảo những quyết định mới đây của nhiều nước trên thế giới, như Mỹ và Nhật Bản, để có những điều chỉnh tiếp theo.
Nếu tiếp tục giảm lãi suất, theo ông Thành, giá trị sẽ đến với doanh nghiệp. Còn với cho vay tiêu dùng, lãi suất vẫn có thể áp với những mức cao hơn và đẩy mạnh tín dụng trong thời gian tới. Đây cũng là một hướng tháo gỡ khó khăn cho các ngân hàng hiện nay; trên thực tế nhiều nhà băng cũng đã bắt đầu đẩy mạnh hoạt động cho vay này.
Nhưng để kích thích tín dụng tiêu dùng, cũng như để những doanh nghiệp có độ rủi ro cao hơn tiếp cận được nguồn vốn thực sự, khuyến nghị mà ông Thành đưa ra là nên bỏ cơ chế lãi suất trần hiện nay; thay vào đó là cho vay theo lãi suất cơ bản và đánh giá mức độ tín nhiệm của đối tượng vay vốn để áp mức phù hợp.
Ở một quan điểm khác, ông Lê Đức Thúy, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cho rằng việc giảm lãi suất cần thận trọng xem xét các yếu tố liên quan.
Nếu nhìn sang các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, lãi suất giảm mạnh và ở mức thấp, nhưng Việt Nam khó làm được điều tương tự, bởi điều kiện của những nền kinh tế đó khác với Việt Nam.
“Rõ ràng lạm phát tại những nước đó rất thấp, có dự báo một số nước năm 2009 lạm phát khó đến 2%. Còn Việt Nam, lạm phát bao nhiêu thì nó cũng là cái gốc để anh điều hành chính sách tiền tệ. Còn nới lỏng để lạm phát bùng trở lại thì anh lại đi dập lửa, lại khơi lửa cháy lên rồi lại dập thì đó không phải là cách để chúng ta phát triển bền vững”, ông Thúy nói.
Chuyên gia này nhấn mạnh rằng lãi suất sẽ theo tín hiệu của lạm phát, nhưng quan trọng hơn là phải mang tính dự báo đến những tác động vĩ mô chứ không phải tính về quá khứ.
“Có những ý kiến nêu rằng có áp lực phải tiếp tục hạ lãi suất. Tôi cho rằng hạ lãi suất là đúng, nhưng phải tính đến những tác động đối với nền kinh tế vĩ mô. Không phải hạ hôm nay mai đã tác động ngay, mà vài ba tháng sau nó mới tác động và lúc đó mới là vấn đề”.
Ngoài lạm phát và những bất ổn vĩ mô liên quan, ông Thúy nêu giả thiết rằng, trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất xuống mức thấp, cung thêm nhiều vốn cho các tổ chức tín dụng thì một vấn đề khác cần tính đến là ứng xử của người gửi tiền.
Người dân sẽ phải cân nhắc chi phí trả cho tiết kiệm tiêu dùng của mình có đáng để tiết kiệm hay không, và nếu bỏ tiền vào ngân hàng mà lãi suất không đáng thì có thể sẽ có sự dịch chuyển sang đồng USD hay vàng, đảo chiều dòng vốn.
“Mặt khác, khi VND hạ giá ở lãi suất thấp sẽ dẫn tới áp lực biến động tỷ giá mạnh hơn. Lúc đó người ta sẽ nghĩ đến việc lựa chọn một đồng tiền nào để nắm giữ, gây những xáo trộn mà nhà hoạch định chính sách phải suy tính thận trọng.
Bên cạnh đó, giảm lãi suất nữa cũng cần tính đến những khó khăn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng như hiện nay”, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phân tích thêm.
Cuối tuần qua, Ngân hàng Nhà nước đồng loạt giảm các lãi suất chủ chốt. Lần điều chỉnh này mạnh tay hơn 4 lần trước đó.
Giải thích với VnEconomy về mức độ cắt giảm lần này, ông Nguyễn Ngọc Bảo, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước), cho biết hiện vốn khả dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng đang ở mức lớn là một thuận lợi; thứ hai, tín hiệu lạm phát những tháng vừa qua và sắp tới cũng là một cơ sở; thứ ba là chính sách tiền tệ cũng là một đầu mối quan trọng thực hiện chỉ đạo của Chính phủ theo Nghị quyết số 30 vừa ban hành.
Bên cạnh các lãi suất chủ chốt, Ngân hàng Nhà nước cũng giảm mạnh lãi suất tín phiếu bắt buộc, tiền gửi dự trữ bắt buộc trả cho các ngân hàng thương mại. Về điều chỉnh này, theo ông Bảo, là để tạo cân đối trong nguồn vốn và theo tình hình mới của hệ thống.
Ngay sau quyết định của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) thông báo áp dụng lãi suất cho vay VND ưu đãi thấp nhất là 8,5%/năm, ngang với lãi suất cơ bản; với khách hàng thông thường là 11%/năm. Một số thành viên khác như Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank) cũng hạ lãi suất cho vay VND xuống thấp nhất 11%/năm…
Với người gửi tiền, cơ hội có lãi suất cao đang qua nhanh. Đầu tuần này, hầu hết các ngân hàng quốc doanh và Vietcombank đều đồng loạt rút lãi suất huy động VND xuống dưới 8%/năm; một số thành viên cổ phần lớn cũng rút xuống dưới 8,5%năm.
Lãi suất cho vay và huy động đã giảm sâu, nhưng trong phản hồi của nhiều bạn đọc, cũng như một số ý kiến tại hội thảo về kịch bản kinh tế Việt Nam năm 2009, do Thời báo Kinh tế Việt Nam và VnEconomy tổ chức đầu tuần này, yêu cầu đặt ra là lãi suất cần phải giảm thêm.
Cân nhắc tác động
Một số ý kiến cho rằng lạm phát liên tục giảm trong những tháng qua và đang có xu hướng nối tiếp; với cơ sở đó, lãi suất huy động có thể giảm thêm, tạo điều kiện để các ngân hàng giảm tiếp lãi suất cho vay. Đây cũng là một hướng để góp phần kích cầu đầu tư, tiêu dùng theo chủ trương của Chính phủ.
Tại hội thảo nói trên, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành, cho rằng lãi suất cần tiếp tục giảm thêm thông qua sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể, nhà điều hành nên xem xét giảm các lãi suất chủ chốt như tái cấp vốn, tái chiết khấu… tạo nguồn vốn rẻ cho các ngân hàng thương mại, có thể chỉ từ 2% - 4% để họ cho vay ra với mức thấp hơn.
Mặt khác, khi những lãi suất hỗ trợ đó thấp cũng sẽ giảm bớt khó khăn cho các nhà băng do “ôm” một lượng vốn lãi suất huy động cao thời gian qua nay cho vay ra với mức thấp.
Ông Thành cho rằng cần tham khảo những quyết định mới đây của nhiều nước trên thế giới, như Mỹ và Nhật Bản, để có những điều chỉnh tiếp theo.
Nếu tiếp tục giảm lãi suất, theo ông Thành, giá trị sẽ đến với doanh nghiệp. Còn với cho vay tiêu dùng, lãi suất vẫn có thể áp với những mức cao hơn và đẩy mạnh tín dụng trong thời gian tới. Đây cũng là một hướng tháo gỡ khó khăn cho các ngân hàng hiện nay; trên thực tế nhiều nhà băng cũng đã bắt đầu đẩy mạnh hoạt động cho vay này.
Nhưng để kích thích tín dụng tiêu dùng, cũng như để những doanh nghiệp có độ rủi ro cao hơn tiếp cận được nguồn vốn thực sự, khuyến nghị mà ông Thành đưa ra là nên bỏ cơ chế lãi suất trần hiện nay; thay vào đó là cho vay theo lãi suất cơ bản và đánh giá mức độ tín nhiệm của đối tượng vay vốn để áp mức phù hợp.
Ở một quan điểm khác, ông Lê Đức Thúy, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cho rằng việc giảm lãi suất cần thận trọng xem xét các yếu tố liên quan.
Nếu nhìn sang các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, lãi suất giảm mạnh và ở mức thấp, nhưng Việt Nam khó làm được điều tương tự, bởi điều kiện của những nền kinh tế đó khác với Việt Nam.
“Rõ ràng lạm phát tại những nước đó rất thấp, có dự báo một số nước năm 2009 lạm phát khó đến 2%. Còn Việt Nam, lạm phát bao nhiêu thì nó cũng là cái gốc để anh điều hành chính sách tiền tệ. Còn nới lỏng để lạm phát bùng trở lại thì anh lại đi dập lửa, lại khơi lửa cháy lên rồi lại dập thì đó không phải là cách để chúng ta phát triển bền vững”, ông Thúy nói.
Chuyên gia này nhấn mạnh rằng lãi suất sẽ theo tín hiệu của lạm phát, nhưng quan trọng hơn là phải mang tính dự báo đến những tác động vĩ mô chứ không phải tính về quá khứ.
“Có những ý kiến nêu rằng có áp lực phải tiếp tục hạ lãi suất. Tôi cho rằng hạ lãi suất là đúng, nhưng phải tính đến những tác động đối với nền kinh tế vĩ mô. Không phải hạ hôm nay mai đã tác động ngay, mà vài ba tháng sau nó mới tác động và lúc đó mới là vấn đề”.
Ngoài lạm phát và những bất ổn vĩ mô liên quan, ông Thúy nêu giả thiết rằng, trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất xuống mức thấp, cung thêm nhiều vốn cho các tổ chức tín dụng thì một vấn đề khác cần tính đến là ứng xử của người gửi tiền.
Người dân sẽ phải cân nhắc chi phí trả cho tiết kiệm tiêu dùng của mình có đáng để tiết kiệm hay không, và nếu bỏ tiền vào ngân hàng mà lãi suất không đáng thì có thể sẽ có sự dịch chuyển sang đồng USD hay vàng, đảo chiều dòng vốn.
“Mặt khác, khi VND hạ giá ở lãi suất thấp sẽ dẫn tới áp lực biến động tỷ giá mạnh hơn. Lúc đó người ta sẽ nghĩ đến việc lựa chọn một đồng tiền nào để nắm giữ, gây những xáo trộn mà nhà hoạch định chính sách phải suy tính thận trọng.
Bên cạnh đó, giảm lãi suất nữa cũng cần tính đến những khó khăn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng như hiện nay”, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phân tích thêm.