Ngân hàng cổ phần “bỏ” cạnh tranh lãi suất?
Một số ngân hàng thương mại cổ phần đã áp lãi suất huy động sát hoặc thấp hơn khối quốc doanh
Lãi suất huy động VND giảm nhanh là xu hướng quen thuộc trong hơn hai tháng qua.
Nhưng khác với những chênh lệch thường thấy trong những năm gần đây, lãi suất của một số ngân hàng cổ phần hiện đã sát với khối quốc doanh, thậm chí thấp hơn đáng kể. Đây có thể xem là một hiện tượng.
Nhớ lại tháng 6/2008, thời đỉnh điểm của biến động lãi suất huy động, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á (SeABank) là một vùng trũng hút vốn dân cư khi liên tục áp những mức vượt trội so với khối quốc doanh.
Mức lãi suất của ngân hàng này thời điểm đó còn được “đôn” thêm hấp dẫn khi đi cùng với chương trình gửi tiền được tặng vàng. Cạnh tranh lãi suất trở thành công cụ số 1. Với riêng SeABank là những buổi giao dịch quá tải.
Nhưng nay, biểu lãi suất huy động mà Phó tổng giám đốc SeABank Lê Tuấn Anh vừa ký ban hành lại tạo một sự chú ý khác: thấp bất ngờ.
Ngoài các kỳ hạn tuần, mức lãi suất huy động VND của ngân hàng này đối với các kỳ hạn từ 3 – 13 tháng đồng loạt áp 9%/năm; các kỳ hạn từ 15 – 24 tháng là 8,4%/năm.
Mức lãi suất các kỳ hạn 3 – 13 tháng của SeABank thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung (tương đối) của khối ngân hàng quốc doanh; so với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), thấp hơn 1% ở kỳ hạn 6 tháng, thấp hơn 1,5% ở kỳ hạn 9 tháng và 2%/năm ở kỳ hạn 12 tháng; so với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) ở các kỳ hạn 12 tháng và từ 18 tháng đến 24 tháng thấp hơn lần lượt 2%/năm và 0,6%/năm…
Lần đầu tiên trong năm đầy biến động này, thị trường chứng kiến lãi suất huy động VND của một ngân hàng cổ phần thấp hơn khối quốc doanh ở chênh lệch lớn như vậy (ngoại trừ Ngân hàng Ngoại thương vừa chuyển đổi sang cổ phần). Và ở những kỳ hạn trên, tính cạnh tranh của lãi suất huy động SeABank không còn đối với khối quốc doanh.
Và với một số ngân hàng cổ phần có lãi suất cao hiện nay, mức của SeABank thấp hơn tới 2% - 3,5%/năm, như trong so sánh với biểu lãi suất của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB), Ngân hàng Đại Dương (Ocean Bank)…
Giải thích về những chênh lệch trên, ông Lê Văn Chí, Tổng giám đốc SeABank, cho biết ở thời điểm này ngân hàng đã chủ động tốt nguồn vốn; lãi suất được áp dụng trên cơ sở nhu cầu huy động, tình hình hoạt động của ngân hàng và phù hợp với xu hướng thị trường.
Mặt khác, cũng theo ông Chí, tính cạnh tranh của lãi suất hay không còn tùy thuộc vào từng thời điểm, dựa trên những cơ sở trên và cơ chế áp dụng của ngân hàng là linh hoạt để thích ứng.
Cơ sở chính mà ông Chí đề cập đến cũng có trong những báo cáo gần đây của Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước); vốn khả dụng của hệ thống đang dư thừa lớn. Và với những quyết định giảm mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc vừa qua, nguồn vốn của hệ thống có thêm những thuận lợi mới.
Trong thời gian tới, với chỉ đạo của Chính phủ qua nghị quyết vừa ban hành, tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thể sẽ tiếp tục giảm, cùng với lãi suất cơ bản. Yếu tố này cũng là một cơ sở để lãi suất huy động VND thời gian tới có thể tiếp tục giảm thêm.
Nhìn sang nhiều ngân hàng cổ phần khác, lãi suất huy động VND cũng đã được rút về sát với mức của khối ngân hàng quốc doanh. Tính cạnh tranh lãi suất ở thời điểm này giữa hai khối đang thu hẹp dần. Tính theo năm, nhiều thành viên cổ phần vẫn áp cao hơn từ 0,5% - 1%/năm, nhưng theo ông Trần Xuân Huy, Tổng giám đốc Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), nếu chia theo tháng thì chênh lệch không đáng kể.
“Rất mừng là những tháng vừa qua lạm phát đã được kiềm chế, lãi suất cơ bản và dự trữ bắt buộc được điều chỉnh giảm, hoạt động ngân hàng thuận lợi hơn và đó là những nguyên do chính để các ngân hàng điều chỉnh lãi suất”, ông Huy nói.
Ngoài những cơ sở từ thực tế cung – cầu vốn của ngân hàng, tình hình chung của thị trường, ông Huy cho rằng “yếu tố cạnh tranh qua lãi suất thời điểm này không lớn”, mà đang nhường bớt ảnh hưởng cho những đối sánh khác; xu hướng chung là các nhà băng sẽ tăng cường cạnh tranh chất lượng dịch vụ và sản phẩm.
Theo phân tích của ông, các ngân hàng trong tương lai sẽ buộc phải đẩy mạnh hoạt động, mở rộng nguồn thu từ các dịch vụ, hoạt động khác thay vì tập trung vào huy động và cho vay như hiện nay.
“Hiện ngân hàng vẫn đang gánh vai trò cung vốn cho doanh nghiệp, do thị trường chứng khoán sụt giảm kéo dài, hoạt động gọi vốn khó khăn. Nhưng trong tương lai, thị trường chứng khoán tốt hơn thì hoạt động đó sẽ thuận lợi hơn, từ đó giảm bớt sự lệ thuộc vốn vay ngân hàng”, ông Huy nhận định.
Nhưng khác với những chênh lệch thường thấy trong những năm gần đây, lãi suất của một số ngân hàng cổ phần hiện đã sát với khối quốc doanh, thậm chí thấp hơn đáng kể. Đây có thể xem là một hiện tượng.
Nhớ lại tháng 6/2008, thời đỉnh điểm của biến động lãi suất huy động, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á (SeABank) là một vùng trũng hút vốn dân cư khi liên tục áp những mức vượt trội so với khối quốc doanh.
Mức lãi suất của ngân hàng này thời điểm đó còn được “đôn” thêm hấp dẫn khi đi cùng với chương trình gửi tiền được tặng vàng. Cạnh tranh lãi suất trở thành công cụ số 1. Với riêng SeABank là những buổi giao dịch quá tải.
Nhưng nay, biểu lãi suất huy động mà Phó tổng giám đốc SeABank Lê Tuấn Anh vừa ký ban hành lại tạo một sự chú ý khác: thấp bất ngờ.
Ngoài các kỳ hạn tuần, mức lãi suất huy động VND của ngân hàng này đối với các kỳ hạn từ 3 – 13 tháng đồng loạt áp 9%/năm; các kỳ hạn từ 15 – 24 tháng là 8,4%/năm.
Mức lãi suất các kỳ hạn 3 – 13 tháng của SeABank thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung (tương đối) của khối ngân hàng quốc doanh; so với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), thấp hơn 1% ở kỳ hạn 6 tháng, thấp hơn 1,5% ở kỳ hạn 9 tháng và 2%/năm ở kỳ hạn 12 tháng; so với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) ở các kỳ hạn 12 tháng và từ 18 tháng đến 24 tháng thấp hơn lần lượt 2%/năm và 0,6%/năm…
Lần đầu tiên trong năm đầy biến động này, thị trường chứng kiến lãi suất huy động VND của một ngân hàng cổ phần thấp hơn khối quốc doanh ở chênh lệch lớn như vậy (ngoại trừ Ngân hàng Ngoại thương vừa chuyển đổi sang cổ phần). Và ở những kỳ hạn trên, tính cạnh tranh của lãi suất huy động SeABank không còn đối với khối quốc doanh.
Và với một số ngân hàng cổ phần có lãi suất cao hiện nay, mức của SeABank thấp hơn tới 2% - 3,5%/năm, như trong so sánh với biểu lãi suất của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB), Ngân hàng Đại Dương (Ocean Bank)…
Giải thích về những chênh lệch trên, ông Lê Văn Chí, Tổng giám đốc SeABank, cho biết ở thời điểm này ngân hàng đã chủ động tốt nguồn vốn; lãi suất được áp dụng trên cơ sở nhu cầu huy động, tình hình hoạt động của ngân hàng và phù hợp với xu hướng thị trường.
Mặt khác, cũng theo ông Chí, tính cạnh tranh của lãi suất hay không còn tùy thuộc vào từng thời điểm, dựa trên những cơ sở trên và cơ chế áp dụng của ngân hàng là linh hoạt để thích ứng.
Cơ sở chính mà ông Chí đề cập đến cũng có trong những báo cáo gần đây của Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước); vốn khả dụng của hệ thống đang dư thừa lớn. Và với những quyết định giảm mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc vừa qua, nguồn vốn của hệ thống có thêm những thuận lợi mới.
Trong thời gian tới, với chỉ đạo của Chính phủ qua nghị quyết vừa ban hành, tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thể sẽ tiếp tục giảm, cùng với lãi suất cơ bản. Yếu tố này cũng là một cơ sở để lãi suất huy động VND thời gian tới có thể tiếp tục giảm thêm.
Nhìn sang nhiều ngân hàng cổ phần khác, lãi suất huy động VND cũng đã được rút về sát với mức của khối ngân hàng quốc doanh. Tính cạnh tranh lãi suất ở thời điểm này giữa hai khối đang thu hẹp dần. Tính theo năm, nhiều thành viên cổ phần vẫn áp cao hơn từ 0,5% - 1%/năm, nhưng theo ông Trần Xuân Huy, Tổng giám đốc Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), nếu chia theo tháng thì chênh lệch không đáng kể.
“Rất mừng là những tháng vừa qua lạm phát đã được kiềm chế, lãi suất cơ bản và dự trữ bắt buộc được điều chỉnh giảm, hoạt động ngân hàng thuận lợi hơn và đó là những nguyên do chính để các ngân hàng điều chỉnh lãi suất”, ông Huy nói.
Ngoài những cơ sở từ thực tế cung – cầu vốn của ngân hàng, tình hình chung của thị trường, ông Huy cho rằng “yếu tố cạnh tranh qua lãi suất thời điểm này không lớn”, mà đang nhường bớt ảnh hưởng cho những đối sánh khác; xu hướng chung là các nhà băng sẽ tăng cường cạnh tranh chất lượng dịch vụ và sản phẩm.
Theo phân tích của ông, các ngân hàng trong tương lai sẽ buộc phải đẩy mạnh hoạt động, mở rộng nguồn thu từ các dịch vụ, hoạt động khác thay vì tập trung vào huy động và cho vay như hiện nay.
“Hiện ngân hàng vẫn đang gánh vai trò cung vốn cho doanh nghiệp, do thị trường chứng khoán sụt giảm kéo dài, hoạt động gọi vốn khó khăn. Nhưng trong tương lai, thị trường chứng khoán tốt hơn thì hoạt động đó sẽ thuận lợi hơn, từ đó giảm bớt sự lệ thuộc vốn vay ngân hàng”, ông Huy nhận định.