Giảm thuế quá mạnh sẽ “hổng” ngân sách
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho rằng giảm mạnh thuế không phải là giải pháp phù hợp
Trong khi các đại biểu, doanh nhân thúc giục Chính phủ giảm mạnh thuế cho doanh nghiệp thì Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ lại cho rằng, đó không phải là giải pháp phù hợp.
Tại phiên thảo luận của Quốc hội ngày 7/6 về tình hình kinh tế xã hội năm 2011 và 5 tháng đầu năm 2012, đa số các đại biểu đều nhấn mạnh vào tình hình “sức khỏe” của doanh nghiệp cũng như hệ lụy đối với nền kinh tế nếu lực lượng này tiếp tục khốn khó, không được cứu giúp.
Theo đại biểu Nguyễn Cao Sơn (Hòa Bình), dự báo của nhiều cơ quan chuyên môn cho thấy, trong năm 2012, trên cả nước sẽ có khoảng 50.000 doanh nghiệp phải ngừng kinh doanh. Các doanh nghiệp gặp khó khăn chủ yếu tập trung ở các lĩnh vực vận tải, xây dựng cơ bản, các doanh nghiệp mới thành lập, chưa thể thu hồi vốn trong khi vẫn phải nai lưng ra đối phó với lãi suất cao.
Riêng ở địa phương này, đại biểu Sơn cho biết, hiện có gần 850 trên tổng số hơn 2.100 doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng làm ăn thua lỗ, hoặc phải giải thể, phá sản, ngừng hoạt động trong những tháng đầu năm.
Ngay đối với gói hỗ trợ về thuế, phí trị giá 29.000 tỷ đồng vừa được Chính phủ công bố, đại biểu Sơn nhìn nhận là đúng đắn nhưng chưa đủ mạnh. Do đó, cần phải mở rộng đối tượng được hỗ trợ về thuế sang các lĩnh vực như vận tải, may mặc, da giày…, lập quỹ hỗ trợ thành lập doanh nghiệp, quỹ bảo lãnh tín dụng…
Đại biểu này cũng đề nghị Quốc hội, Chính phủ cho miễn thuế đối với các dự án mà ngân sách nợ doanh nghiệp, bởi với những dự án này, doanh nghiệp hiện vừa phải vay tiền ngân hàng để hoàn thành dự án, vừa phải vay để nộp thuế.
Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM - đại biểu Trần Du Lịch nhìn nhận, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 25% xuống 20% là việc trước sau cũng phải làm. Nhưng nếu làm vào thời điểm này thì hiệu quả đạt được là lớn nhất.
Theo đại biểu này, doanh nghiệp hiện đang như con bệnh, việc giảm thuế sẽ giúp họ có được niềm tin, các giải pháp chữa trị, do đó mới có hiệu quả.
Tuy nhiên, đáp lại những đề xuất trên, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ trong phần giải trình của mình đã cho rằng, giảm thuế như đề xuất, đặc biệt là thuế giá trị gia tăng (VAT) không phải là một giải pháp hữu hiệu cho tất cả các bên.
Bộ trưởng cho biết, đối với thuế VAT, Bộ đã nghiên cứu 111 nước theo hội nghị toàn cầu về thuế giá trị gia tăng tổ chức tại Italia, có 87/111 nước là thuế suất giá trị gia tăng từ 12 - 25%, trong đó có 74 nước thuế suất từ 15% trở lên đến 25%, có 15/111 nước là thuế suất giá trị gia tăng bằng 10% như Việt Nam, chỉ có 8 nước thuế suất từ 5 - 7%,
Trước kiến nghị của nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị phải giảm ngay 50% thuế giá trị gia tăng, Bộ trưởng Huệ lý giải: thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu, nếu chúng ta giảm 50% thuế giá trị gia tăng, hạ từ 10% xuống 5% thì tất cả thu ngân sách của năm 2012 lập tức giảm ngay 115.180 tỷ đồng, bằng 15,6% tổng thu ngân sách theo dự toán Quốc hội đã quyết định, trong khi lại không có khoản nào bù đắp.
Bên cạnh đó, nếu chúng ta chỉ giảm thuế giá trị gia tăng trong nước, không giảm thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu thì chúng ta sẽ vi phạm những cam kết của WTO là phân biệt đối xử với hàng hóa.
Hơn nữa, theo Bộ trưởng Huệ, qua thực tế thực hiện năm 2009, việc giảm thuế để kéo giá bán xuống, bối cảnh lúc đó đang lạm phát rất cao (trên 20%), Chính phủ mới áp dụng biện pháp đó vì VAT là thuế gián thu, có khấu trừ liên tục. Trong khi hiện nay lạm phát chỉ có 2,6% của 5 tháng, nếu chúng ta áp dụng biện pháp tương tự thì không phù hợp.
Đặc biệt, thực tế trong năm 2009, dù Chính phủ đã giảm thuế VAT nhưng doanh nghiệp cũng không giảm giá bán để người tiêu dùng được hưởng, trong khi cơ quan quản lý không có chế tài nào, cơ chế gì để bắt buộc doanh nghiệp phải giảm giá khi giảm thuế.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Vương Đình Huệ cũng cho hay, phương án giảm thuế VAT hiện Chính phủ vẫn đang giao cho Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu để trình Chính phủ trong kỳ họp tháng 6 này, trong đó có thể giảm một số phân khúc nào đó giống như đã làm năm 2009 đối với 19 nhóm mặt hàng.
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, Bộ trưởng Huệ chia sẻ, thực tế trong chiến lược cải cách thuế đã được Thủ tướng phê duyệt, phải đến năm 2020 mới giảm xuống xuống 20%.
Còn điều tra ở 83 nước trên thế giới thì có đến 48/83 nước áp thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ 26 - 45%. Trong đó, 36 nước thuế suất trên 30%, 12 nước thuế suất 25% như Việt Nam. Nếu tính trung bình tất cả các nước trên thế giới thì thuế suất là 27%.
Như vậy, theo lãnh đạo Bộ Tài chính, mức thuế suất 25% của chúng ta là thấp so với mức trung bình của thế giới.
Cũng theo Bộ trưởng Huệ, chiến lược là sẽ giảm dần đến năm 2020 xuống mức khoảng 20%. Còn trước mắt, dự kiến Bộ Tài chính trình với Chính phủ để trình lên Quốc hội phướng án giảm xuống còn 22 - 23% trong năm tới.
“Nếu chúng ta giảm như đề nghị của đại biểu Quốc hội là giảm ngay từ 25% xuống 20% cho năm nay thì ngân sách năm 2012 sẽ giảm 20.442 tỷ đồng. Nếu chỉ giảm 6 tháng thôi thì ngân sách cũng đã mất 10.221 tỷ đồng”, Bộ trưởng Huệ nói.
Trước đó, vào ngày 21/5 vừa qua, trong lần báo cáo trước Quốc hội về gói giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho biết, hiện Chính phủ đang hoàn tất tờ trình Quốc hội xem xét thông qua hàng loạt giải pháp về miễn, giảm thuế trong năm 2012 cho một số loại hình doanh nghiệp với giá trị ước tính khoảng 29.000 tỷ đồng.
Tại phiên thảo luận của Quốc hội ngày 7/6 về tình hình kinh tế xã hội năm 2011 và 5 tháng đầu năm 2012, đa số các đại biểu đều nhấn mạnh vào tình hình “sức khỏe” của doanh nghiệp cũng như hệ lụy đối với nền kinh tế nếu lực lượng này tiếp tục khốn khó, không được cứu giúp.
Theo đại biểu Nguyễn Cao Sơn (Hòa Bình), dự báo của nhiều cơ quan chuyên môn cho thấy, trong năm 2012, trên cả nước sẽ có khoảng 50.000 doanh nghiệp phải ngừng kinh doanh. Các doanh nghiệp gặp khó khăn chủ yếu tập trung ở các lĩnh vực vận tải, xây dựng cơ bản, các doanh nghiệp mới thành lập, chưa thể thu hồi vốn trong khi vẫn phải nai lưng ra đối phó với lãi suất cao.
Riêng ở địa phương này, đại biểu Sơn cho biết, hiện có gần 850 trên tổng số hơn 2.100 doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng làm ăn thua lỗ, hoặc phải giải thể, phá sản, ngừng hoạt động trong những tháng đầu năm.
Ngay đối với gói hỗ trợ về thuế, phí trị giá 29.000 tỷ đồng vừa được Chính phủ công bố, đại biểu Sơn nhìn nhận là đúng đắn nhưng chưa đủ mạnh. Do đó, cần phải mở rộng đối tượng được hỗ trợ về thuế sang các lĩnh vực như vận tải, may mặc, da giày…, lập quỹ hỗ trợ thành lập doanh nghiệp, quỹ bảo lãnh tín dụng…
Đại biểu này cũng đề nghị Quốc hội, Chính phủ cho miễn thuế đối với các dự án mà ngân sách nợ doanh nghiệp, bởi với những dự án này, doanh nghiệp hiện vừa phải vay tiền ngân hàng để hoàn thành dự án, vừa phải vay để nộp thuế.
Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM - đại biểu Trần Du Lịch nhìn nhận, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 25% xuống 20% là việc trước sau cũng phải làm. Nhưng nếu làm vào thời điểm này thì hiệu quả đạt được là lớn nhất.
Theo đại biểu này, doanh nghiệp hiện đang như con bệnh, việc giảm thuế sẽ giúp họ có được niềm tin, các giải pháp chữa trị, do đó mới có hiệu quả.
Tuy nhiên, đáp lại những đề xuất trên, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ trong phần giải trình của mình đã cho rằng, giảm thuế như đề xuất, đặc biệt là thuế giá trị gia tăng (VAT) không phải là một giải pháp hữu hiệu cho tất cả các bên.
Bộ trưởng cho biết, đối với thuế VAT, Bộ đã nghiên cứu 111 nước theo hội nghị toàn cầu về thuế giá trị gia tăng tổ chức tại Italia, có 87/111 nước là thuế suất giá trị gia tăng từ 12 - 25%, trong đó có 74 nước thuế suất từ 15% trở lên đến 25%, có 15/111 nước là thuế suất giá trị gia tăng bằng 10% như Việt Nam, chỉ có 8 nước thuế suất từ 5 - 7%,
Trước kiến nghị của nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị phải giảm ngay 50% thuế giá trị gia tăng, Bộ trưởng Huệ lý giải: thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu, nếu chúng ta giảm 50% thuế giá trị gia tăng, hạ từ 10% xuống 5% thì tất cả thu ngân sách của năm 2012 lập tức giảm ngay 115.180 tỷ đồng, bằng 15,6% tổng thu ngân sách theo dự toán Quốc hội đã quyết định, trong khi lại không có khoản nào bù đắp.
Bên cạnh đó, nếu chúng ta chỉ giảm thuế giá trị gia tăng trong nước, không giảm thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu thì chúng ta sẽ vi phạm những cam kết của WTO là phân biệt đối xử với hàng hóa.
Hơn nữa, theo Bộ trưởng Huệ, qua thực tế thực hiện năm 2009, việc giảm thuế để kéo giá bán xuống, bối cảnh lúc đó đang lạm phát rất cao (trên 20%), Chính phủ mới áp dụng biện pháp đó vì VAT là thuế gián thu, có khấu trừ liên tục. Trong khi hiện nay lạm phát chỉ có 2,6% của 5 tháng, nếu chúng ta áp dụng biện pháp tương tự thì không phù hợp.
Đặc biệt, thực tế trong năm 2009, dù Chính phủ đã giảm thuế VAT nhưng doanh nghiệp cũng không giảm giá bán để người tiêu dùng được hưởng, trong khi cơ quan quản lý không có chế tài nào, cơ chế gì để bắt buộc doanh nghiệp phải giảm giá khi giảm thuế.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Vương Đình Huệ cũng cho hay, phương án giảm thuế VAT hiện Chính phủ vẫn đang giao cho Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu để trình Chính phủ trong kỳ họp tháng 6 này, trong đó có thể giảm một số phân khúc nào đó giống như đã làm năm 2009 đối với 19 nhóm mặt hàng.
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, Bộ trưởng Huệ chia sẻ, thực tế trong chiến lược cải cách thuế đã được Thủ tướng phê duyệt, phải đến năm 2020 mới giảm xuống xuống 20%.
Còn điều tra ở 83 nước trên thế giới thì có đến 48/83 nước áp thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ 26 - 45%. Trong đó, 36 nước thuế suất trên 30%, 12 nước thuế suất 25% như Việt Nam. Nếu tính trung bình tất cả các nước trên thế giới thì thuế suất là 27%.
Như vậy, theo lãnh đạo Bộ Tài chính, mức thuế suất 25% của chúng ta là thấp so với mức trung bình của thế giới.
Cũng theo Bộ trưởng Huệ, chiến lược là sẽ giảm dần đến năm 2020 xuống mức khoảng 20%. Còn trước mắt, dự kiến Bộ Tài chính trình với Chính phủ để trình lên Quốc hội phướng án giảm xuống còn 22 - 23% trong năm tới.
“Nếu chúng ta giảm như đề nghị của đại biểu Quốc hội là giảm ngay từ 25% xuống 20% cho năm nay thì ngân sách năm 2012 sẽ giảm 20.442 tỷ đồng. Nếu chỉ giảm 6 tháng thôi thì ngân sách cũng đã mất 10.221 tỷ đồng”, Bộ trưởng Huệ nói.
Trước đó, vào ngày 21/5 vừa qua, trong lần báo cáo trước Quốc hội về gói giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho biết, hiện Chính phủ đang hoàn tất tờ trình Quốc hội xem xét thông qua hàng loạt giải pháp về miễn, giảm thuế trong năm 2012 cho một số loại hình doanh nghiệp với giá trị ước tính khoảng 29.000 tỷ đồng.