“Cứu” doanh nghiệp: “Nên hỏi xem họ khó gì, cần gì”
Theo nhìn nhận của một số đại biểu, các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp của Chính phủ là chưa tìm đúng đối tượng
Theo nhìn nhận của một số đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận tổ về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2011 và những tháng đầu năm 2012, diễn ra sáng 24/5, các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp của Chính phủ còn chưa tìm đúng đối tượng.
Theo đại biểu - doanh nhân Nguyễn Hồng Sơn (Hà Nội), thực tế thì việc tăng trưởng thấp, nguy cơ giảm phát đã hiện hữu từ cuối năm 2011 chứ không phải bây giờ mới xuất hiện. Cái cần hiện nay là giải pháp thực hiện để ngăn chặn điều này.
Mặc dù Chính phủ đã có Nghị quyết 13 hỗ trợ doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp tiếp cận vốn vẫn khó, nguy cơ phá sản tăng cao vì hiện nay lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp là rất lớn.
Nói về những bất cập trong các giải pháp của Chính phủ nhằm “cứu” doanh nghiệp, đại biểu Sơn cho hay, việc giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp là cần thiết, nhưng chưa tác động sâu cho giải quyết khó khăn.
Lý do là bởi, trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay tỷ lệ doanh nghiệp có lãi rất ít. Trong khi đó, những doanh nghiệp đang khó khăn, không có lãi thì miễn giảm thuế cũng như không và cũng không thấy giải pháp cụ thể. Ngay cả khi cho giãn thuế thì cũng không có tiền nộp vì hàng không bán được.
Theo đại biểu Sơn, Chính phủ phải miễn giảm cả thuế VAT mới tác động đến toàn bộ doanh nghiệp.
“Việc Chính phủ chủ trương giảm 50% tiền thuê đất, nhưng trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang khó khăn, nộp tiền sử dụng đất hàng năm đã khó, nói gì cơ quan thuế lại bắt nộp tiền một lần. Đã thế lại còn khoanh vùng một số dự án được nộp tiền hàng năm nảy sinh xin cho, lách luật…”, đại biểu Sơn nói.
Mặt khác, khi bàn về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, dù Chính phủ đã đưa ra một số chủ trương nhưng chưa có phương án, giải pháp cụ thể; chưa có động thái tiếp cận trực tiếp doanh nghiệp mà mới chỉ thông qua chính quyền địa phương, cơ quan quản lý, trong khi lẽ ra phải lấy ý kiến trực tiếp doanh nghiệp để xem họ khó gì, cần gì.
Đại biểu Nguyễn Minh Quang (Hà Nội), dù đánh giá cao báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội vừa qua, nhưng theo đại biểu xem kỹ thì vẫn còn nhiều “màu hồng”.
Ông Quang cho hay, từ năm 2011, các doanh nghiệp vừa và nhỏ gần như đã chết đến nơi, cho dù được tiếp cận vốn hay không. Theo ông, nếu có vay vốn với lãi suất cao cũng không khác gì liều thuốc độc, khiến doanh nghiệp càng chết nhanh hơn.
“Tôi lấy ví dụ, hiện nay Chính phủ đang nỗ lực đưa giá bất động sản xuống, nhưng lại yêu cầu doanh nghiệp nộp tiền sử dụng đất 1 lần thì vô tình đã đẩy giá lên cao.Chúng tôi cảm nhận những giái pháp của Chính phủ chưa thực sự hiệu quả và kịp thời”, ông Quang nói.
Đại biểu Nguyễn Đình Quyền nói, hai năm trước ông đã khuyến cáo, với một nền kinh tế như hiện nay mà cho ra đời hàng trăm tổ chức tín dụng là điều bất bình thường, để giờ đây, trong khi doanh nghiệp đang sống dở chét dở, thì các ngân hàng vẫn sống khỏe.
“Hàng chục nghìn doanh nghiệp chết đến nơi nhưng ngân hàng vẫn nhởn nhơ như không. Cần phải xem có lợi ích nhóm hay không. Hàng chục cuộc thanh tra kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước nhưng doanh nghiệp vẫn phản ánh, có tiếp cận được vốn rẻ đâu”.
“Chúng tôi tán thành các giải pháp cứu doanh nghiệp của Chính phủ nhưng nếu không có tiêu chí, bước đi và kiểm soát chặt chẽ sẽ phản tác dụng. Đặc biệt, trong việc hoãn, giảm thuế, nếu không minh bạch sẽ tạo ra cơ chế xin cho, chạy vay, từ đó tạo ra sự bất bình đẳng, doanh nghiệp nào sống vẫn sống, doanh nghiệp nào chết vẫn chết”, đại biểu Quyền nói thêm.
Theo đại biểu Nguyễn Bắc Son, nguyên nhân khiến cho một số mục tiêu không đạt được là do thực thi kém, nhiều vấn đề cán bộ cơ sở không dám nhìn thẳng vào sự thật, không cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác cho báo chí.
Ông Son cũng lưu ý, hiện nay, Chính phủ đang chủ trương tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, nên việc lợi dụng tái cơ cấu để trục lợi là không ít, sẽ có tình trạng hùn vốn mua lại ngân hàng. Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước cũng thế, có khi làm không cẩn thận lại khiến doanh nghiệp yếu đi, nhiều vụ cổ phần hóa nhưng bán giá quá bèo…
Theo ông, phải ngăn ngăn chặn lợi ích nhóm trong quá trình tái cơ cấu. Hiện có rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức đang tiến hành vận động hành lang để đạt được lợi ích của họ mà không phải vì lợi ích của xã hội.
Đại biểu Trần Du Lịch (Tp.HCM) lưu ý, chính sách tiền tệ theo yêu cầu là phải chặt chẽ thận trọng nhưng thực chất là thắt chặt. Điều đó khiến cho không ít doanh nghiệp đổ vỡ vì kinh doanh chủ yếu trên nợ.
Theo ông, nếu như năm 2009 kinh tế suy giảm còn xem là do “tác động toàn cầu”, còn năm nay do chúng ta là chính. Về nguyên tắc, nếu GDP suy giảm hai quý liền là dấu hiệu đang suy thoái.
Theo đại biểu - doanh nhân Nguyễn Hồng Sơn (Hà Nội), thực tế thì việc tăng trưởng thấp, nguy cơ giảm phát đã hiện hữu từ cuối năm 2011 chứ không phải bây giờ mới xuất hiện. Cái cần hiện nay là giải pháp thực hiện để ngăn chặn điều này.
Mặc dù Chính phủ đã có Nghị quyết 13 hỗ trợ doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp tiếp cận vốn vẫn khó, nguy cơ phá sản tăng cao vì hiện nay lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp là rất lớn.
Nói về những bất cập trong các giải pháp của Chính phủ nhằm “cứu” doanh nghiệp, đại biểu Sơn cho hay, việc giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp là cần thiết, nhưng chưa tác động sâu cho giải quyết khó khăn.
Lý do là bởi, trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay tỷ lệ doanh nghiệp có lãi rất ít. Trong khi đó, những doanh nghiệp đang khó khăn, không có lãi thì miễn giảm thuế cũng như không và cũng không thấy giải pháp cụ thể. Ngay cả khi cho giãn thuế thì cũng không có tiền nộp vì hàng không bán được.
Theo đại biểu Sơn, Chính phủ phải miễn giảm cả thuế VAT mới tác động đến toàn bộ doanh nghiệp.
“Việc Chính phủ chủ trương giảm 50% tiền thuê đất, nhưng trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang khó khăn, nộp tiền sử dụng đất hàng năm đã khó, nói gì cơ quan thuế lại bắt nộp tiền một lần. Đã thế lại còn khoanh vùng một số dự án được nộp tiền hàng năm nảy sinh xin cho, lách luật…”, đại biểu Sơn nói.
Mặt khác, khi bàn về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, dù Chính phủ đã đưa ra một số chủ trương nhưng chưa có phương án, giải pháp cụ thể; chưa có động thái tiếp cận trực tiếp doanh nghiệp mà mới chỉ thông qua chính quyền địa phương, cơ quan quản lý, trong khi lẽ ra phải lấy ý kiến trực tiếp doanh nghiệp để xem họ khó gì, cần gì.
Đại biểu Nguyễn Minh Quang (Hà Nội), dù đánh giá cao báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội vừa qua, nhưng theo đại biểu xem kỹ thì vẫn còn nhiều “màu hồng”.
Ông Quang cho hay, từ năm 2011, các doanh nghiệp vừa và nhỏ gần như đã chết đến nơi, cho dù được tiếp cận vốn hay không. Theo ông, nếu có vay vốn với lãi suất cao cũng không khác gì liều thuốc độc, khiến doanh nghiệp càng chết nhanh hơn.
“Tôi lấy ví dụ, hiện nay Chính phủ đang nỗ lực đưa giá bất động sản xuống, nhưng lại yêu cầu doanh nghiệp nộp tiền sử dụng đất 1 lần thì vô tình đã đẩy giá lên cao.Chúng tôi cảm nhận những giái pháp của Chính phủ chưa thực sự hiệu quả và kịp thời”, ông Quang nói.
Đại biểu Nguyễn Đình Quyền nói, hai năm trước ông đã khuyến cáo, với một nền kinh tế như hiện nay mà cho ra đời hàng trăm tổ chức tín dụng là điều bất bình thường, để giờ đây, trong khi doanh nghiệp đang sống dở chét dở, thì các ngân hàng vẫn sống khỏe.
“Hàng chục nghìn doanh nghiệp chết đến nơi nhưng ngân hàng vẫn nhởn nhơ như không. Cần phải xem có lợi ích nhóm hay không. Hàng chục cuộc thanh tra kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước nhưng doanh nghiệp vẫn phản ánh, có tiếp cận được vốn rẻ đâu”.
“Chúng tôi tán thành các giải pháp cứu doanh nghiệp của Chính phủ nhưng nếu không có tiêu chí, bước đi và kiểm soát chặt chẽ sẽ phản tác dụng. Đặc biệt, trong việc hoãn, giảm thuế, nếu không minh bạch sẽ tạo ra cơ chế xin cho, chạy vay, từ đó tạo ra sự bất bình đẳng, doanh nghiệp nào sống vẫn sống, doanh nghiệp nào chết vẫn chết”, đại biểu Quyền nói thêm.
Theo đại biểu Nguyễn Bắc Son, nguyên nhân khiến cho một số mục tiêu không đạt được là do thực thi kém, nhiều vấn đề cán bộ cơ sở không dám nhìn thẳng vào sự thật, không cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác cho báo chí.
Ông Son cũng lưu ý, hiện nay, Chính phủ đang chủ trương tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, nên việc lợi dụng tái cơ cấu để trục lợi là không ít, sẽ có tình trạng hùn vốn mua lại ngân hàng. Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước cũng thế, có khi làm không cẩn thận lại khiến doanh nghiệp yếu đi, nhiều vụ cổ phần hóa nhưng bán giá quá bèo…
Theo ông, phải ngăn ngăn chặn lợi ích nhóm trong quá trình tái cơ cấu. Hiện có rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức đang tiến hành vận động hành lang để đạt được lợi ích của họ mà không phải vì lợi ích của xã hội.
Đại biểu Trần Du Lịch (Tp.HCM) lưu ý, chính sách tiền tệ theo yêu cầu là phải chặt chẽ thận trọng nhưng thực chất là thắt chặt. Điều đó khiến cho không ít doanh nghiệp đổ vỡ vì kinh doanh chủ yếu trên nợ.
Theo ông, nếu như năm 2009 kinh tế suy giảm còn xem là do “tác động toàn cầu”, còn năm nay do chúng ta là chính. Về nguyên tắc, nếu GDP suy giảm hai quý liền là dấu hiệu đang suy thoái.