Giao thương với Campuchia: Có thể đạt 2 tỷ USD ngay trong năm 2009?
Người tiêu dùng Campuchia đang có xu hướng chuộng hàng Việt Nam hơn hàng hóa một số nước khác
Theo thống kê sơ bộ, hiện có 120 doanh nghiệp Việt Nam đang giao thương với thị trường Campuchia. Trong năm 2008 kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam - Campuchia đạt 1,7 tỷ, tăng khoảng 400 triệu USD so với năm 2007, trong đó Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Campuchia đạt trên 1,45 tỷ USD và nhập khẩu của nước này khoảng 250 triệu USD.
Mặc dù mục tiêu đến năm 2010, trao đổi thương mại hai chiều giữa 2 nước hướng đến con số 2 tỷ USD, tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng về giá trị hàng hóa xuất sang Campuchia trong thời gian qua thì có thể sẽ chạm con số này ngay trong năm 2009.
Theo thông tin của Thương vụ Việt Nam tại Campuchia, trong thời gian từ năm 2004 - 2008, lượng hàng hóa của Việt Nam xuất sang Campuchia luôn đạt mức tăng 40%/năm. Năm 2008, 10 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia có kim ngạch cao và chiếm lĩnh được thị phần lớn gồm sắt thép xây dựng; máy móc phục vụ nông nghiệp; phân bón; thuốc bảo vệ thực vật; hàng công nghiệp tiêu dùng; hàng nông sản chế biến; sản phẩm sữa; hải sản và xăng dầu tái xuất.
Trong đó, có 3 mặt hàng chiếm thị phần cao tại thị trường Campuchia là hải sản với 80%, sắt thép xây dựng 68% và hàng nông sản chế biến 67%. Các mặt hàng còn lại đã chiếm được từ 45 - 60% thị phần trên thị trường của nước này. Nhiều doanh nghiệp cho biết, thời gian gần đây sản lượng hàng hóa bán vào thị trường Campuchia đã tăng lên đáng kể. Người tiêu dùng sở tại đang có xu hướng chuộng hàng Việt Nam hơn hàng Thái và Trung Quốc.
Hàng hóa của Campuchia xuất sang Việt Nam chủ yếu vẫn là gỗ đã qua chế biến, mủ cao su, thóc gạo, hạt điều, lá thuốc lá và sắn củ.
Ngoài 120 doanh nghiệp đặt văn phòng đại diện, mở cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại thủ đô Phnôm Pênh đã có rất nhiều doanh nghiệp tiến vào khai phá thị trường này nhưng cuối cùng phần lớn trong số họ đành phải "rút quân" . Nguyên nhân không phải là hàng không bán được mà giao dịch bị ngưng trệ từ khâu thanh toán vì có quá nhiều rủi ro rình rập.
Theo thông tin của chuyên gia nghiên cứu về thị trường Campuchia, ông Trương Cung Nghĩa, tiền hàng hóa chi trả chủ yếu thông qua ngân hàng, thanh toán gối đầu, hoặc nhà nhập khẩu Campuchia sẽ "bay" sang Việt Nam thanh toán trước 100% giá trị đơn hàng rồi chuyển hàng sau, trong đó 2 phương thức sau là được các doanh nghiệp Campuchia lựa chọn sử dụng phần lớn.
Nhận thấy nhiều khó khăn trong khâu thanh toán với doanh nghiệp Campuchia, một số công ty giao nhận cũng đã đứng ra làm đại lí nhận chuyển tiền cho khách hàng của mình. Bà Trần Thanh Thảo, trưởng phòng kinh doanh công ty giao nhận vận tải quốc tế Phương Nam cho biết, công ty đã tiến hành khâu thu hộ tiền hàng hóa cho khách hàng. Nếu doanh nghiệp chọn kênh thanh toán qua ngân hàng nên liên lạc với các ngân hàng đã có văn phòng giao dịch tại Campuchia.
Ngày 23/6 vừa qua, Sacombank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên khai trương chi nhánh tại Phnôm Pênh. Có thể nói rằng từ đây, đã có thể tháo gỡ được phần nào khó khăn cho doanh nghiệp khi bán hàng vào thị trường láng giềng Campuchia.
Ở Campuchia, phần lớn hệ thống kênh phân phối hàng hóa trong nước do người Hoa nắm giữ. Do vậy, việc thành lập hệ thống phân phối riêng sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên khi đã tạo được niềm tin với bạn hàng, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ nhiệt tình. Trưởng phòng kinh doanh công ty phân bón Bình Điền, ông Nguyễn Xuân Trường đã chia sẻ, khi mới thâm nhập vào thị trường Campuchia, Bình Điền phải mất cả năm mới xây dựng được mối quan hệ bán hàng.
Có thể nói rằng các doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh tại thị trường Campuchia. Đã có rất nhiều công ty gặt hái được thành công khi làm ăn với thị trường này. Hiện, Tổng công ty thương mại Sài Gòn đang có kế họach xây dựng kho ngoại quan đưa hàng sang Campuchia. Trong 2 năm trở lại đây, câu lạc bộ hàng Việt Nam chất lượng cao đã liên tục sang Campuchia tổ chức các cuộc hội chợ bán hàng, qua đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước tiếp xúc với người tiêu dùng để từng bước thâm nhập thị trường.
Trong năm 2009 , dưới sự hỗ trợ của Bộ Công thương 2 nước, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Tp.HCM sẽ tổ chức 3 cuộc triển lãm bán hàng Việt tại thị trường này. Những ngày cuối tháng 6 mới đây, kì triển lãm đầu tiên đã diễn ra tại Kampot, tiếp đó vào tháng 10 sẽ tổ chức một cuộc tại Sinanouk Ville và tại Siemriep vào tháng 11/2009.
Mặc dù mục tiêu đến năm 2010, trao đổi thương mại hai chiều giữa 2 nước hướng đến con số 2 tỷ USD, tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng về giá trị hàng hóa xuất sang Campuchia trong thời gian qua thì có thể sẽ chạm con số này ngay trong năm 2009.
Theo thông tin của Thương vụ Việt Nam tại Campuchia, trong thời gian từ năm 2004 - 2008, lượng hàng hóa của Việt Nam xuất sang Campuchia luôn đạt mức tăng 40%/năm. Năm 2008, 10 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia có kim ngạch cao và chiếm lĩnh được thị phần lớn gồm sắt thép xây dựng; máy móc phục vụ nông nghiệp; phân bón; thuốc bảo vệ thực vật; hàng công nghiệp tiêu dùng; hàng nông sản chế biến; sản phẩm sữa; hải sản và xăng dầu tái xuất.
Trong đó, có 3 mặt hàng chiếm thị phần cao tại thị trường Campuchia là hải sản với 80%, sắt thép xây dựng 68% và hàng nông sản chế biến 67%. Các mặt hàng còn lại đã chiếm được từ 45 - 60% thị phần trên thị trường của nước này. Nhiều doanh nghiệp cho biết, thời gian gần đây sản lượng hàng hóa bán vào thị trường Campuchia đã tăng lên đáng kể. Người tiêu dùng sở tại đang có xu hướng chuộng hàng Việt Nam hơn hàng Thái và Trung Quốc.
Hàng hóa của Campuchia xuất sang Việt Nam chủ yếu vẫn là gỗ đã qua chế biến, mủ cao su, thóc gạo, hạt điều, lá thuốc lá và sắn củ.
Ngoài 120 doanh nghiệp đặt văn phòng đại diện, mở cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại thủ đô Phnôm Pênh đã có rất nhiều doanh nghiệp tiến vào khai phá thị trường này nhưng cuối cùng phần lớn trong số họ đành phải "rút quân" . Nguyên nhân không phải là hàng không bán được mà giao dịch bị ngưng trệ từ khâu thanh toán vì có quá nhiều rủi ro rình rập.
Theo thông tin của chuyên gia nghiên cứu về thị trường Campuchia, ông Trương Cung Nghĩa, tiền hàng hóa chi trả chủ yếu thông qua ngân hàng, thanh toán gối đầu, hoặc nhà nhập khẩu Campuchia sẽ "bay" sang Việt Nam thanh toán trước 100% giá trị đơn hàng rồi chuyển hàng sau, trong đó 2 phương thức sau là được các doanh nghiệp Campuchia lựa chọn sử dụng phần lớn.
Nhận thấy nhiều khó khăn trong khâu thanh toán với doanh nghiệp Campuchia, một số công ty giao nhận cũng đã đứng ra làm đại lí nhận chuyển tiền cho khách hàng của mình. Bà Trần Thanh Thảo, trưởng phòng kinh doanh công ty giao nhận vận tải quốc tế Phương Nam cho biết, công ty đã tiến hành khâu thu hộ tiền hàng hóa cho khách hàng. Nếu doanh nghiệp chọn kênh thanh toán qua ngân hàng nên liên lạc với các ngân hàng đã có văn phòng giao dịch tại Campuchia.
Ngày 23/6 vừa qua, Sacombank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên khai trương chi nhánh tại Phnôm Pênh. Có thể nói rằng từ đây, đã có thể tháo gỡ được phần nào khó khăn cho doanh nghiệp khi bán hàng vào thị trường láng giềng Campuchia.
Ở Campuchia, phần lớn hệ thống kênh phân phối hàng hóa trong nước do người Hoa nắm giữ. Do vậy, việc thành lập hệ thống phân phối riêng sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên khi đã tạo được niềm tin với bạn hàng, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ nhiệt tình. Trưởng phòng kinh doanh công ty phân bón Bình Điền, ông Nguyễn Xuân Trường đã chia sẻ, khi mới thâm nhập vào thị trường Campuchia, Bình Điền phải mất cả năm mới xây dựng được mối quan hệ bán hàng.
Có thể nói rằng các doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh tại thị trường Campuchia. Đã có rất nhiều công ty gặt hái được thành công khi làm ăn với thị trường này. Hiện, Tổng công ty thương mại Sài Gòn đang có kế họach xây dựng kho ngoại quan đưa hàng sang Campuchia. Trong 2 năm trở lại đây, câu lạc bộ hàng Việt Nam chất lượng cao đã liên tục sang Campuchia tổ chức các cuộc hội chợ bán hàng, qua đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước tiếp xúc với người tiêu dùng để từng bước thâm nhập thị trường.
Trong năm 2009 , dưới sự hỗ trợ của Bộ Công thương 2 nước, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Tp.HCM sẽ tổ chức 3 cuộc triển lãm bán hàng Việt tại thị trường này. Những ngày cuối tháng 6 mới đây, kì triển lãm đầu tiên đã diễn ra tại Kampot, tiếp đó vào tháng 10 sẽ tổ chức một cuộc tại Sinanouk Ville và tại Siemriep vào tháng 11/2009.