Giới đầu tư năng lượng “sốc” với kinh tế Nhật Bản
Giới đầu tư quan ngại những nỗ lực cải cách kinh tế Nhật Bản không thuận lợi, mà còn tạo thêm áp lực cho tài chính công
Phiên giao dịch năng lượng quốc tế đêm qua (12/8), giá dầu thô tại các sàn New York và London diễn biến trái chiều, do chịu ảnh hưởng bởi báo cáo cho thấy kinh tế Nhật Bản yếu kém hơn ước tính.
Số liệu mới công bố cho thấy, GDP quý 2 của Nhật Bản tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng giảm so với mức 3,8% trong quý đầu năm và thấp hơn nhiều so với con số ước tính 3,6% của giới phân tích.
Việc tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật suy giảm, đã khiến nhiều nhà đầu tư hàng hóa trên thị trường toàn cầu lo ngại. Giới đầu tư quan ngại những nỗ lực cải cách của quốc gia này, nhằm hồi sinh nền kinh tế lớn thứ ba thế giới sau nhiều năm trì trệ, không thành công và gây khó cho việc tăng thuế tiêu dùng để phục hồi tài chính công.
Bên cạnh kinh tế Nhật Bản, tin về việc hai trong số những trạm xuất khẩu dầu thô lớn nhất của Libya bị ngừng hoạt động, cũng có tác động đa chiều tới thị trường dầu thô. Tuần trước, Cơ quan Năng lượng Quốc tế từng đưa ra những cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt dầu của hai thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ là Libya và Iraq.
Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) trong tuần trước cũng công bố báo cáo rằng, sản lượng dầu thô tháng 7 của các nước thành viên tổ chức này đã ở mức thấp nhất từ tháng 3 tới nay, do bị giảm sút nguồn cung từ Libya và Iraq. Cụ thể, sản lượng dầu thô tháng 7 của OPEC là 30,3 triệu thùng, giảm 100.000 thùng so với tháng 6.
Những bất ổn từ khu vực được xem là "rốn dầu" của thế giới đang trở thành lực đỡ tốt cho thị trường năng lượng quốc tế, giới phân tích cho hay. Tuy nhiên, sự đi lên của đồng USD phần nào ngăn chặn bớt đà đi lên của giá dầu thô giao sau quốc tế. Tuần trước, giá trị đồng bạc xanh Mỹ so với các loại tiền tệ chủ chốt khác giảm khoảng 1%.
Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần (12/8), giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 9 trên sàn hàng hóa New York tăng 14 cent, tương ứng với mức 0,1% lên 106,11 USD mỗi thùng. Ngược dòng, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc giảm 2 cent, tương ứng 0,1%, xuống còn có 108,95 USD, khiến chênh lệch giá hai hợp đồng dầu này bị rút ngắn.
Theo đánh giá của giới phân tích, thị trường dầu thô thế giới đang trong xu hướng tăng giá. Đối với dầu Brent Biển Bắc, ngưỡng đi lên sắp tới sẽ là 110 USD mỗi thùng, hoặc cao hơn là 111,90 USD mỗi thùng. Tuy nhiên, nếu lực hỗ trợ không đủ, giá dầu thô Brent Biển Bắc có thể xuống dưới 105 USD, hoặc thấp hơn là từ 102-101 USD.
Trong khi, đối với dầu thô giao sau tại sàn hàng hóa New York, mức hỗ trợ dưới là 102 USD, hoặc thấp hơn là 96 - 94 USD mỗi thùng, trong khi mức hỗ trợ trên là 109 USD mỗi thùng, hoặc lên tới ngưỡng 111 USD mỗi thùng.
Phiên cuối tuần trước, ngày 9/8, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 9 trên sàn hàng hóa New York bất ngờ tăng mạnh 2,57 USD, tương ứng với mức 2,5%, lên 105,97 USD mỗi thùng. Trên sàn giao dịch London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc cũng tăng khá mạnh được 1,57 USD, tương ứng với mức 1,5%, lên 108,25 USD mỗi thùng.
Cũng trên sàn giao dịch hàng hóa New York, kết thúc phiên 12/8, giá xăng giao tháng 9 giảm nhẹ xuống còn 2,90 USD mỗi gallon. Giá dầu sưởi giao cùng kỳ hạn giảm khoảng 3 cent, xuống còn có 2,99 USD mỗi gallon. Trong khi, khí tự nhiên giao hàng tháng 9 đảo chiều tăng 7 cent, tương ứng với mức 2,3%, lên 3,30 USD/ triệu BTU.
Số liệu mới công bố cho thấy, GDP quý 2 của Nhật Bản tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng giảm so với mức 3,8% trong quý đầu năm và thấp hơn nhiều so với con số ước tính 3,6% của giới phân tích.
Việc tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật suy giảm, đã khiến nhiều nhà đầu tư hàng hóa trên thị trường toàn cầu lo ngại. Giới đầu tư quan ngại những nỗ lực cải cách của quốc gia này, nhằm hồi sinh nền kinh tế lớn thứ ba thế giới sau nhiều năm trì trệ, không thành công và gây khó cho việc tăng thuế tiêu dùng để phục hồi tài chính công.
Bên cạnh kinh tế Nhật Bản, tin về việc hai trong số những trạm xuất khẩu dầu thô lớn nhất của Libya bị ngừng hoạt động, cũng có tác động đa chiều tới thị trường dầu thô. Tuần trước, Cơ quan Năng lượng Quốc tế từng đưa ra những cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt dầu của hai thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ là Libya và Iraq.
Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) trong tuần trước cũng công bố báo cáo rằng, sản lượng dầu thô tháng 7 của các nước thành viên tổ chức này đã ở mức thấp nhất từ tháng 3 tới nay, do bị giảm sút nguồn cung từ Libya và Iraq. Cụ thể, sản lượng dầu thô tháng 7 của OPEC là 30,3 triệu thùng, giảm 100.000 thùng so với tháng 6.
Những bất ổn từ khu vực được xem là "rốn dầu" của thế giới đang trở thành lực đỡ tốt cho thị trường năng lượng quốc tế, giới phân tích cho hay. Tuy nhiên, sự đi lên của đồng USD phần nào ngăn chặn bớt đà đi lên của giá dầu thô giao sau quốc tế. Tuần trước, giá trị đồng bạc xanh Mỹ so với các loại tiền tệ chủ chốt khác giảm khoảng 1%.
Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần (12/8), giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 9 trên sàn hàng hóa New York tăng 14 cent, tương ứng với mức 0,1% lên 106,11 USD mỗi thùng. Ngược dòng, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc giảm 2 cent, tương ứng 0,1%, xuống còn có 108,95 USD, khiến chênh lệch giá hai hợp đồng dầu này bị rút ngắn.
Theo đánh giá của giới phân tích, thị trường dầu thô thế giới đang trong xu hướng tăng giá. Đối với dầu Brent Biển Bắc, ngưỡng đi lên sắp tới sẽ là 110 USD mỗi thùng, hoặc cao hơn là 111,90 USD mỗi thùng. Tuy nhiên, nếu lực hỗ trợ không đủ, giá dầu thô Brent Biển Bắc có thể xuống dưới 105 USD, hoặc thấp hơn là từ 102-101 USD.
Trong khi, đối với dầu thô giao sau tại sàn hàng hóa New York, mức hỗ trợ dưới là 102 USD, hoặc thấp hơn là 96 - 94 USD mỗi thùng, trong khi mức hỗ trợ trên là 109 USD mỗi thùng, hoặc lên tới ngưỡng 111 USD mỗi thùng.
Phiên cuối tuần trước, ngày 9/8, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 9 trên sàn hàng hóa New York bất ngờ tăng mạnh 2,57 USD, tương ứng với mức 2,5%, lên 105,97 USD mỗi thùng. Trên sàn giao dịch London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc cũng tăng khá mạnh được 1,57 USD, tương ứng với mức 1,5%, lên 108,25 USD mỗi thùng.
Cũng trên sàn giao dịch hàng hóa New York, kết thúc phiên 12/8, giá xăng giao tháng 9 giảm nhẹ xuống còn 2,90 USD mỗi gallon. Giá dầu sưởi giao cùng kỳ hạn giảm khoảng 3 cent, xuống còn có 2,99 USD mỗi gallon. Trong khi, khí tự nhiên giao hàng tháng 9 đảo chiều tăng 7 cent, tương ứng với mức 2,3%, lên 3,30 USD/ triệu BTU.