Gỡ bỏ thêm một số “rào cản” về thuế
Thủ tướng đồng ý bãi bỏ một số thủ tục về thuế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp
Đề xuất bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp của Bộ Tài chính vừa được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
Theo đó, Thủ tướng đồng ý bỏ bảng kê hóa đơn hàng hóa mua vào, bán ra đối với loại phải kê khai thuế theo tháng, quý.
Theo lý giải của Bộ Tài chính, Luật Quản lý thuế quy định hồ sơ khai thuế đối với loại phải kê khai theo tháng, quý phải có bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ bán ra, bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào.
Tuy nhiên, việc doanh nghiệp phải kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào bán ra là một trong các lý do dẫn đến số giờ khai thuế tại Việt Nam cao. Hơn nữa, qua làm việc với một số tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới và Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, các cơ quan, đơn vị đã kiến nghị bỏ Bảng kê hóa đơn hàng hóa mua vào, bán ra đối với loại phải kê khai thuế theo tháng, quý để thực hiện từ ngày 1/7/2015 nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực thuế, hải quan hướng tới giảm thời gian kê khai, nộp thuế đạt mức trung bình của nhóm các nước ASEAN.
Do đó, Bộ Tài chính đề xuất kể từ ngày 1/7/2015 trở đi, hồ sơ khai thuế đối với loại phải kê khai theo tháng, quý là tờ khai thuế tháng hoặc quý.
Bên cạnh đó, nhằm giúp doanh nghiệp tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường, Thủ tướng cũng đồng ý với đề xuất sửa đổi quy định khống chế chi phí quảng cáo, khuyến mại theo hướng bỏ quy định khống chế chi phí hoặc chỉ áp dụng đối với chi quảng cáo.
Về ưu đãi đối với doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, theo quy định hiện hành đang áp dụng thuế suất 20% trong năm 2014 và 2015 đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp sử dụng thường xuyên trên 300 lao động và thực hiện bao tiêu sản phẩm thu hoạch cho người lao động không thuộc địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Từ ngày 1/1/2016, thu nhập của doanh nghiệp trên được áp dụng thuế suất 17%.
Theo quan điểm của Bộ Tài chính, với điều kiện phải sử dụng thường xuyên từ 300 lao động trở lên thì thực tế sẽ có rất ít doanh nghiệp đáp ứng điều kiện. Vì vậy Bộ Tài chính đề xuất bỏ điều kiện doanh nghiệp phải sử dụng tối thiểu 300 lao động.
Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan hoàn thiện báo cáo để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trước khi trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8, khóa 13 sắp tới.
Theo đó, Thủ tướng đồng ý bỏ bảng kê hóa đơn hàng hóa mua vào, bán ra đối với loại phải kê khai thuế theo tháng, quý.
Theo lý giải của Bộ Tài chính, Luật Quản lý thuế quy định hồ sơ khai thuế đối với loại phải kê khai theo tháng, quý phải có bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ bán ra, bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào.
Tuy nhiên, việc doanh nghiệp phải kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào bán ra là một trong các lý do dẫn đến số giờ khai thuế tại Việt Nam cao. Hơn nữa, qua làm việc với một số tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới và Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, các cơ quan, đơn vị đã kiến nghị bỏ Bảng kê hóa đơn hàng hóa mua vào, bán ra đối với loại phải kê khai thuế theo tháng, quý để thực hiện từ ngày 1/7/2015 nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực thuế, hải quan hướng tới giảm thời gian kê khai, nộp thuế đạt mức trung bình của nhóm các nước ASEAN.
Do đó, Bộ Tài chính đề xuất kể từ ngày 1/7/2015 trở đi, hồ sơ khai thuế đối với loại phải kê khai theo tháng, quý là tờ khai thuế tháng hoặc quý.
Bên cạnh đó, nhằm giúp doanh nghiệp tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường, Thủ tướng cũng đồng ý với đề xuất sửa đổi quy định khống chế chi phí quảng cáo, khuyến mại theo hướng bỏ quy định khống chế chi phí hoặc chỉ áp dụng đối với chi quảng cáo.
Về ưu đãi đối với doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, theo quy định hiện hành đang áp dụng thuế suất 20% trong năm 2014 và 2015 đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp sử dụng thường xuyên trên 300 lao động và thực hiện bao tiêu sản phẩm thu hoạch cho người lao động không thuộc địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Từ ngày 1/1/2016, thu nhập của doanh nghiệp trên được áp dụng thuế suất 17%.
Theo quan điểm của Bộ Tài chính, với điều kiện phải sử dụng thường xuyên từ 300 lao động trở lên thì thực tế sẽ có rất ít doanh nghiệp đáp ứng điều kiện. Vì vậy Bộ Tài chính đề xuất bỏ điều kiện doanh nghiệp phải sử dụng tối thiểu 300 lao động.
Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan hoàn thiện báo cáo để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trước khi trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8, khóa 13 sắp tới.