Hạ lãi suất và một mục tiêu khó nói
Có một điểm “lạ” không được đề cập ở buổi họp báo có trọng tâm là thông điệp giảm lãi suất
Với người quan tâm đến tỷ giá USD/VND, những ngày gần đây “có gì đó” cần chú ý, dù diễn biến trên thị trường không đột biến.
Hai ngày đầu tuần này, giá USD trên biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại tăng dứt khoát hơn, vượt mốc 21.300 VND. Đến sáng 28/10, mức cao nhất ghi nhận ở 21.320 VND.
Đầu tháng, tỷ giá đã có đợt biến động mạnh rồi bình ổn. Ngân hàng Nhà nước nói là do tâm lý và tin đồn, bởi cán cân tổng thể đang và dự báo sẽ thặng dư kỷ lục trong năm nay, cung - cầu ngoại tệ ổn định, có hiện tượng dư thừa tiền đồng nhưng đang và sẽ được xử lý…
Nhưng, tâm lý hay tin đồn đều có cơ sở của nó. Gắn với đợt biến động đầu tháng 10 là tính toán về khả năng hạ lãi suất VND. Và nay, sự âm thầm của tỷ giá, tăng từ 21.230 lên 21.320 VND như trên, cũng không hẳn chỉ do tâm lý và tin đồn.
Lịch sử các đợt biến động tỷ giá ba năm gần đây đều có mối liên hệ chặt chẽ với lãi suất và trạng thái dư thừa VND trong hệ thống. Lần này, nhất là bước tăng dứt khoát hai ngày đầu tuần này của tỷ giá, cũng diễn ra trước thềm thông tin công bố các quyết định giảm lãi suất.
Tại buổi họp báo liên quan, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và nội dung họp gần như không đề cập đến mối liên hệ với tỷ giá USD/VND - một điểm “lạ”. Song, đại diện nhà điều hành nói rằng: “Thống đốc luôn trăn trở làm sao giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp”.
Luôn dè chừng tỷ giá
Nếu xét sâu, câu nói trên có lẽ không hẳn để ghi điểm cho ông Bình, mà xuất phát từ thực tế đang có. Và dù không đề cập đến tại buổi họp báo, nhưng sự “trăn trở” đó đã phảng phất ở các cân đối nhằm hạn chế tác động đối với tỷ giá USD/VND.
Trước hết, như các lần trước, khi nhấn thêm một bước với trần lãi suất huy động VND, Ngân hàng Nhà nước lại phải hạ cân đối ở trần lãi suất huy động USD. Chênh lệch lãi suất “đô - đồng” vẫn cố giữ khoảng cách đáng kể để hạn chế áp lực đối với tỷ giá, mà chênh lệch này không thể cứ gọt mãi (trần lãi suất huy động USD cá nhân hiện đã ép xuống còn 0,75%/năm).
Thứ nữa, trong lần điều chỉnh này, Ngân hàng Nhà nước không giảm các lãi suất điều hành như tái cấp vốn, tái chiết khấu, cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng. Điều này được hiểu nhà điều hành vẫn thận trọng và muốn giữ vị thế cho giá trị VND, đặt trong mối quan hệ với tỷ giá.
Rộng hơn, không chỉ là tác động tới tỷ giá, mà còn là dòng chảy tiền gửi vào hệ thống trước khả năng bị san sẻ với các kênh đầu tư khác khi lãi suất xuống quá sâu; lạm phát dù thấp nhưng vẫn phải dè chừng; rồi lợi ích của người gửi tiền và câu chuyện lãi suất thực dương…
Riêng với tỷ giá USD/VND, mỗi lần giảm lãi suất Ngân hàng Nhà nước vẫn phải dè chừng như vậy. Mà mỗi lần có biến động, dù lọt thỏm trong biên độ cho phép, nhà điều hành vẫn phải lập tức có biện pháp ổn định ngay.
Vì mục tiêu lớn
Có một điểm khác nữa trong quyết định điều chỉnh lãi suất lần này là không đi cùng với điều chỉnh tỷ giá. Những lần trước, để hài hòa hoặc tránh tác động, Ngân hàng Nhà nước tăng luôn tỷ giá bình quân liên ngân hàng, triệt tiêu bớt kỳ vọng của thị trường khi cắt giảm lãi suất.
Dù vậy, diễn biến của tỷ giá trong tháng 10 này cũng đã phản ánh nhất định tác động đó. Nhưng vì sao Ngân hàng Nhà nước không tăng tỷ giá, cũng như “trăn trở” và lập tức can thiệp mỗi khi có biểu hiện tỷ giá tăng cao?
Trước hết vẫn là ý chí kinh tế - chính trị của cam kết quãng biên độ giữ ổn định đã đưa ra. Nhưng, có những mục tiêu khó nói hoặc ít được nói tới.
Mới đây, ngày 29/9, trả lời chất vấn Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng đã gián tiếp đề cập đến mục tiêu - thành quả từ giữ ổn định tỷ giá, ông nói: “Gần đây hai tổ chức xếp hạng hàng đầu thế giới là Moody’s và Standard & Poor’s đã nâng mức xếp hạng của Việt Nam lên một mức và đang nghiên cứu để tiếp tục nâng thêm một mức nữa, với lý do chủ yếu là hệ thống ngân hàng đã ngày càng ổn định hơn”.
Cùng đó, một loạt ngân hàng thương mại Việt Nam được các tổ chức nước ngoài đánh giá khả quan, khác với các lần liên tiếp hạ bậc những năm trước.
Một điểm tiên quyết để có kết quả trên là tỷ giá USD/VND đã được giữ ổn định, kỳ vọng về tỷ giá được “neo” ở một cam kết biên độ biến động, mà qua đó góp phần để kích thích chuyển đổi vốn và dự trữ ngoại hối gia tăng nhanh và mạnh (dĩ nhiên là còn những yếu tố khác nữa). Dự trữ ngoại hối tăng cao giúp nâng hạng mức tín nhiệm quốc gia.
Hạng mức tín nhiệm tốt hơn, kế hoạch vay vốn quốc tế của Chính phủ có cơ hội thành công cao hơn; nhiều khoản vay thương mại của các doanh nghiệp trong nước (mức độ khá đậm đặc ở một số “ông lớn”) có cơ sở để được lãi suất dễ chịu hơn…
Đặc biệt, khi nợ công trở nên nóng bỏng tại diễn đàn Quốc hội kỳ này, vấn đề tỷ giá càng nổi bật. Một sự phá giá đều có thể khiến chi phí các khoản nợ nước ngoài đội lên, gánh nặng nợ công càng thêm nặng.
Mục tiêu khó nói khi hạ tiếp lãi suất tiền đồng gắn với yêu cầu giữ ổn định tỷ giá cũng nằm ở đây. Nó không chỉ là “trăn trở” của riêng Ngân hàng Nhà nước, dù tưởng như áp lực nợ công chỉ dồn ở chính sách tài khóa.
Hai ngày đầu tuần này, giá USD trên biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại tăng dứt khoát hơn, vượt mốc 21.300 VND. Đến sáng 28/10, mức cao nhất ghi nhận ở 21.320 VND.
Đầu tháng, tỷ giá đã có đợt biến động mạnh rồi bình ổn. Ngân hàng Nhà nước nói là do tâm lý và tin đồn, bởi cán cân tổng thể đang và dự báo sẽ thặng dư kỷ lục trong năm nay, cung - cầu ngoại tệ ổn định, có hiện tượng dư thừa tiền đồng nhưng đang và sẽ được xử lý…
Nhưng, tâm lý hay tin đồn đều có cơ sở của nó. Gắn với đợt biến động đầu tháng 10 là tính toán về khả năng hạ lãi suất VND. Và nay, sự âm thầm của tỷ giá, tăng từ 21.230 lên 21.320 VND như trên, cũng không hẳn chỉ do tâm lý và tin đồn.
Lịch sử các đợt biến động tỷ giá ba năm gần đây đều có mối liên hệ chặt chẽ với lãi suất và trạng thái dư thừa VND trong hệ thống. Lần này, nhất là bước tăng dứt khoát hai ngày đầu tuần này của tỷ giá, cũng diễn ra trước thềm thông tin công bố các quyết định giảm lãi suất.
Tại buổi họp báo liên quan, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và nội dung họp gần như không đề cập đến mối liên hệ với tỷ giá USD/VND - một điểm “lạ”. Song, đại diện nhà điều hành nói rằng: “Thống đốc luôn trăn trở làm sao giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp”.
Luôn dè chừng tỷ giá
Nếu xét sâu, câu nói trên có lẽ không hẳn để ghi điểm cho ông Bình, mà xuất phát từ thực tế đang có. Và dù không đề cập đến tại buổi họp báo, nhưng sự “trăn trở” đó đã phảng phất ở các cân đối nhằm hạn chế tác động đối với tỷ giá USD/VND.
Trước hết, như các lần trước, khi nhấn thêm một bước với trần lãi suất huy động VND, Ngân hàng Nhà nước lại phải hạ cân đối ở trần lãi suất huy động USD. Chênh lệch lãi suất “đô - đồng” vẫn cố giữ khoảng cách đáng kể để hạn chế áp lực đối với tỷ giá, mà chênh lệch này không thể cứ gọt mãi (trần lãi suất huy động USD cá nhân hiện đã ép xuống còn 0,75%/năm).
Thứ nữa, trong lần điều chỉnh này, Ngân hàng Nhà nước không giảm các lãi suất điều hành như tái cấp vốn, tái chiết khấu, cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng. Điều này được hiểu nhà điều hành vẫn thận trọng và muốn giữ vị thế cho giá trị VND, đặt trong mối quan hệ với tỷ giá.
Rộng hơn, không chỉ là tác động tới tỷ giá, mà còn là dòng chảy tiền gửi vào hệ thống trước khả năng bị san sẻ với các kênh đầu tư khác khi lãi suất xuống quá sâu; lạm phát dù thấp nhưng vẫn phải dè chừng; rồi lợi ích của người gửi tiền và câu chuyện lãi suất thực dương…
Riêng với tỷ giá USD/VND, mỗi lần giảm lãi suất Ngân hàng Nhà nước vẫn phải dè chừng như vậy. Mà mỗi lần có biến động, dù lọt thỏm trong biên độ cho phép, nhà điều hành vẫn phải lập tức có biện pháp ổn định ngay.
Vì mục tiêu lớn
Có một điểm khác nữa trong quyết định điều chỉnh lãi suất lần này là không đi cùng với điều chỉnh tỷ giá. Những lần trước, để hài hòa hoặc tránh tác động, Ngân hàng Nhà nước tăng luôn tỷ giá bình quân liên ngân hàng, triệt tiêu bớt kỳ vọng của thị trường khi cắt giảm lãi suất.
Dù vậy, diễn biến của tỷ giá trong tháng 10 này cũng đã phản ánh nhất định tác động đó. Nhưng vì sao Ngân hàng Nhà nước không tăng tỷ giá, cũng như “trăn trở” và lập tức can thiệp mỗi khi có biểu hiện tỷ giá tăng cao?
Trước hết vẫn là ý chí kinh tế - chính trị của cam kết quãng biên độ giữ ổn định đã đưa ra. Nhưng, có những mục tiêu khó nói hoặc ít được nói tới.
Mới đây, ngày 29/9, trả lời chất vấn Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng đã gián tiếp đề cập đến mục tiêu - thành quả từ giữ ổn định tỷ giá, ông nói: “Gần đây hai tổ chức xếp hạng hàng đầu thế giới là Moody’s và Standard & Poor’s đã nâng mức xếp hạng của Việt Nam lên một mức và đang nghiên cứu để tiếp tục nâng thêm một mức nữa, với lý do chủ yếu là hệ thống ngân hàng đã ngày càng ổn định hơn”.
Cùng đó, một loạt ngân hàng thương mại Việt Nam được các tổ chức nước ngoài đánh giá khả quan, khác với các lần liên tiếp hạ bậc những năm trước.
Một điểm tiên quyết để có kết quả trên là tỷ giá USD/VND đã được giữ ổn định, kỳ vọng về tỷ giá được “neo” ở một cam kết biên độ biến động, mà qua đó góp phần để kích thích chuyển đổi vốn và dự trữ ngoại hối gia tăng nhanh và mạnh (dĩ nhiên là còn những yếu tố khác nữa). Dự trữ ngoại hối tăng cao giúp nâng hạng mức tín nhiệm quốc gia.
Hạng mức tín nhiệm tốt hơn, kế hoạch vay vốn quốc tế của Chính phủ có cơ hội thành công cao hơn; nhiều khoản vay thương mại của các doanh nghiệp trong nước (mức độ khá đậm đặc ở một số “ông lớn”) có cơ sở để được lãi suất dễ chịu hơn…
Đặc biệt, khi nợ công trở nên nóng bỏng tại diễn đàn Quốc hội kỳ này, vấn đề tỷ giá càng nổi bật. Một sự phá giá đều có thể khiến chi phí các khoản nợ nước ngoài đội lên, gánh nặng nợ công càng thêm nặng.
Mục tiêu khó nói khi hạ tiếp lãi suất tiền đồng gắn với yêu cầu giữ ổn định tỷ giá cũng nằm ở đây. Nó không chỉ là “trăn trở” của riêng Ngân hàng Nhà nước, dù tưởng như áp lực nợ công chỉ dồn ở chính sách tài khóa.