Lãi suất liên tiếp giảm, tiền gửi VND vẫn cao
Tình hình hoạt động ngân hàng tại Việt Nam trong tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2014
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố một số thông tin về tình hình hoạt động ngân hàng trong tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2014.
Cụ thể, đến ngày 24/10/2014, tổng phương tiện thanh toán tăng 11,85%, huy động vốn tăng 11,88% so với cuối năm 2013; trong đó huy động vốn VND tăng 13,17%, chủ yếu ở khu vực dân cư trong điều kiện mặt bằng lãi suất huy động giảm.
Theo Ngân hàng Nhà nước, tốc độ huy động trên cho thấy gửi tiền vào hệ thống ngân hàng vẫn đang là kênh lựa chọn của người dân. Tuy nhiên, khó khăn ở các kênh đầu tư khác, cũng như trong mở rộng sản xuất kinh doanh, khiến dòng tiền vẫn trú ẩn nhiều ở ngân hàng cũng là một góc nhìn.
Huy động tốt, thanh khoản của các tổ chức tín dụng được đảm bảo và dư thừa, hoạt động của các tổ chức tín dụng ổn định, thị trường liên ngân hàng thông suốt, lãi suất trên thị trường nội tệ liên ngân hàng giảm và ổn định ở mức thấp - cũng theo Ngân hàng Nhà nước.
Sau khi điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành vào tháng 3/2014, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay bằng VND đến nay đã giảm 1,0-1,5%/năm so với cuối năm 2013.
Về lãi suất của các khoản vay cũ, đến ngày 9/10/2014, dư nợ cho vay bằng VND có lãi suất trên 15%/năm chiếm 4,12% tổng dư nợ cho vay VND, giảm so với tỷ trọng 6,3% cuối năm 2013; dư nợ có lãi suất trên 13%/năm chiếm 11,7% tổng dư nợ cho vay bằng VND, giảm so với tỷ trọng 19,72% cuối năm 2013.
Tại buổi họp báo chiều nay (28/10), lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng nêu chủ trương, yêu cầu các tổ chức tín dụng xem xét giảm lãi suất cho vay VND đối với các khoản nợ cũ về tối đa 13%/năm.
Đến ngày 24/10/2014, tín dụng toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế tăng 7,85% so với cuối năm 2013.
Với tốc độ trên, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tập trung triển khai các giải pháp tín dụng để phấn đấu đạt được mục tiêu tăng trưởng cả năm 2014 là 12-14%.
Cụ thể, đến ngày 24/10/2014, tổng phương tiện thanh toán tăng 11,85%, huy động vốn tăng 11,88% so với cuối năm 2013; trong đó huy động vốn VND tăng 13,17%, chủ yếu ở khu vực dân cư trong điều kiện mặt bằng lãi suất huy động giảm.
Theo Ngân hàng Nhà nước, tốc độ huy động trên cho thấy gửi tiền vào hệ thống ngân hàng vẫn đang là kênh lựa chọn của người dân. Tuy nhiên, khó khăn ở các kênh đầu tư khác, cũng như trong mở rộng sản xuất kinh doanh, khiến dòng tiền vẫn trú ẩn nhiều ở ngân hàng cũng là một góc nhìn.
Huy động tốt, thanh khoản của các tổ chức tín dụng được đảm bảo và dư thừa, hoạt động của các tổ chức tín dụng ổn định, thị trường liên ngân hàng thông suốt, lãi suất trên thị trường nội tệ liên ngân hàng giảm và ổn định ở mức thấp - cũng theo Ngân hàng Nhà nước.
Sau khi điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành vào tháng 3/2014, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay bằng VND đến nay đã giảm 1,0-1,5%/năm so với cuối năm 2013.
Về lãi suất của các khoản vay cũ, đến ngày 9/10/2014, dư nợ cho vay bằng VND có lãi suất trên 15%/năm chiếm 4,12% tổng dư nợ cho vay VND, giảm so với tỷ trọng 6,3% cuối năm 2013; dư nợ có lãi suất trên 13%/năm chiếm 11,7% tổng dư nợ cho vay bằng VND, giảm so với tỷ trọng 19,72% cuối năm 2013.
Tại buổi họp báo chiều nay (28/10), lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng nêu chủ trương, yêu cầu các tổ chức tín dụng xem xét giảm lãi suất cho vay VND đối với các khoản nợ cũ về tối đa 13%/năm.
Đến ngày 24/10/2014, tín dụng toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế tăng 7,85% so với cuối năm 2013.
Với tốc độ trên, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tập trung triển khai các giải pháp tín dụng để phấn đấu đạt được mục tiêu tăng trưởng cả năm 2014 là 12-14%.