Hạ lãi suất, Việt Nam “nên thận trọng”
Giới phân tích quốc tế lên tiếng khuyến cáo Việt Nam nên có những bước đi từ tốn và thận trọng trong vấn đề hạ lãi suất
Trước tuyên bố chuẩn bị hạ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, giới phân tích quốc tế lên tiếng khuyến cáo Việt Nam nên có những bước đi từ tốn và thận trọng trong vấn đề này.
Lạm phát giảm nhiệt là cơ sở hợp lý để Việt Nam hạ lãi suất nhằm hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế vào thời điểm này. Tháng 2 vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam tăng 16% so với cùng kỳ năm trước, giảm từ mức tăng 23% vào tháng 8 năm ngoái.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, giảm lãi suất đến đâu cho hợp lý sẽ là một bài toán khó mà Việt Nam cần đi tìm lời giải.
Trong một báo cáo gửi khách hàng ngày 6/3, các chuyên gia của ngân hàng ANZ nhận định, việc nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ giúp Việt Nam đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 6% trong năm nay như đề ra. “Việc công bố kế hoạch cắt giảm lãi suất ở thời điểm này cho thấy Ngân hàng Nhà nước tự tin vào triển vọng lạm phát năm nay”.
“Tuy nhiên, chúng tôi vẫn nhận thấy những rủi ro gia tăng của lạm phát. Bởi vậy, theo quan điểm của chúng tôi, Việt Nam nên thận trọng và từ tốn để tránh làm xáo trộn những kỳ vọng về giá cả. Chúng tôi cho rằng, sẽ là thích hợp hơn nếu Ngân hàng Nhà nước đợi tới cuối tháng này mới hạ lãi suất, hoặc hạ lãi suất với mức giảm dưới 100 điểm cơ bản để đảm bảo rằng lạm phát tháng 3 vẫn năm trong tầm kiểm soát”, báo cáo này có đoạn viết.
Tương tự, các chuyên gia kinh tế của ngân hàng JPMorgan Chase tại Singapore cho biết, trước khi Ngân hàng Nhà nước tuyên bố sắp hạ lãi suất, họ vẫn kỳ vọng Việt Nam sẽ đợi tới quý 2 - thời điểm mà lãi suất tiền đồng có khả năng chuyển sang trạng thái thực dương - mới thực hiện bước đi này.
Theo báo cáo của JPMorgan Chase được báo Financial Times trích dẫn, hạ lãi suất không phải là một động thái đáng ngại, nhưng điều đáng ngại là việc hạ trần lãi suất huy động có thể làm gia tăng những áp lực giảm giá đối với tiền đồng sau thời gian ổn định vừa qua.
“Việc giảm lãi suất tối thiểu đối với tiền gửi có thể gây ảnh hưởng tới nhu cầu của người dân đối với tiền đồng, USD và vàng, xét tới mức độ đôla hóa cao của nền kinh tế và khả năng dịch chuyển dễ dàng của người dân giữa ba loại tiền tệ này. Giữ lãi suất thực âm đối với tiền gửi có thể khiến người dân ngại giữ tiền đồng, dẫn tới sự suy yếu tỷ giá đồng nội tệ và cán cân thanh toán”, báo cáo của JPMorgan Chase viết.
Các chuyên gia thuộc hãng nghiên cứu Capital Economics có trụ sở tại London cho rằng, việc Việt Nam hạ thêm lãi suất tiền đồng “chỉ là vấn đề thời gian”, nhưng cảnh báo Ngân hàng Nhà nước không nên nới lỏng chính sách quá nhanh chóng.
“Tốc độ nới lỏng chính sách lần này của Việt Nam sẽ là một bài kiểm tra quan trọng đối với những cam kết đặt sự ổn định vĩ mô lên trên tăng trưởng trong ngắn hạn… Đang hiện hữu một rủi ro là Ngân hàng Nhà nước sẽ cắt giảm lãi suất nhanh hơn những gì chúng tôi kỳ vọng”, một báo cáo của Capital Economics viết.
Hãng tin tài chính Bloomberg cho biết, nhiều ngân hàng trung ương ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đến thời điểm này có thể sẽ tạm dừng việc cắt giảm lãi suất do lo ngại áp lực giảm phát gia tăng cùng giá dầu cao. Trong tuần này, các ngân hàng trung ương ra quyết định tạm dừng hạ lãi suất có thể bao gồm Hàn Quốc, New Zealand, Indonesia và Malaysia.
Theo Bloomberg, việc giá dầu thô thế giới tăng 18% kể từ tháng 9 năm ngoái tới nay đang đặt ra những rủi ro lạm phát ở châu Á, trong khi tăng trưởng kinh tế của khu vực này hiện nay đang có những dấu hiệu của sự suy giảm.
“Cả rủi ro về tăng trưởng suy giảm lẫn lạm phát tăng lên hiện đều không đủ mạnh để đẩy các ngân hàng trung ương điều chỉnh chính sách mạnh tay theo riêng một hướng nào. Có lẽ các ngân hàng trung ương đã dịch chuyển chính sách từ hỗ trợ tăng trưởng sang một trạng thái chính sách trung tính”, JPMorgan Chase nhận xét.
Lạm phát giảm nhiệt là cơ sở hợp lý để Việt Nam hạ lãi suất nhằm hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế vào thời điểm này. Tháng 2 vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam tăng 16% so với cùng kỳ năm trước, giảm từ mức tăng 23% vào tháng 8 năm ngoái.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, giảm lãi suất đến đâu cho hợp lý sẽ là một bài toán khó mà Việt Nam cần đi tìm lời giải.
Trong một báo cáo gửi khách hàng ngày 6/3, các chuyên gia của ngân hàng ANZ nhận định, việc nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ giúp Việt Nam đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 6% trong năm nay như đề ra. “Việc công bố kế hoạch cắt giảm lãi suất ở thời điểm này cho thấy Ngân hàng Nhà nước tự tin vào triển vọng lạm phát năm nay”.
“Tuy nhiên, chúng tôi vẫn nhận thấy những rủi ro gia tăng của lạm phát. Bởi vậy, theo quan điểm của chúng tôi, Việt Nam nên thận trọng và từ tốn để tránh làm xáo trộn những kỳ vọng về giá cả. Chúng tôi cho rằng, sẽ là thích hợp hơn nếu Ngân hàng Nhà nước đợi tới cuối tháng này mới hạ lãi suất, hoặc hạ lãi suất với mức giảm dưới 100 điểm cơ bản để đảm bảo rằng lạm phát tháng 3 vẫn năm trong tầm kiểm soát”, báo cáo này có đoạn viết.
Tương tự, các chuyên gia kinh tế của ngân hàng JPMorgan Chase tại Singapore cho biết, trước khi Ngân hàng Nhà nước tuyên bố sắp hạ lãi suất, họ vẫn kỳ vọng Việt Nam sẽ đợi tới quý 2 - thời điểm mà lãi suất tiền đồng có khả năng chuyển sang trạng thái thực dương - mới thực hiện bước đi này.
Theo báo cáo của JPMorgan Chase được báo Financial Times trích dẫn, hạ lãi suất không phải là một động thái đáng ngại, nhưng điều đáng ngại là việc hạ trần lãi suất huy động có thể làm gia tăng những áp lực giảm giá đối với tiền đồng sau thời gian ổn định vừa qua.
“Việc giảm lãi suất tối thiểu đối với tiền gửi có thể gây ảnh hưởng tới nhu cầu của người dân đối với tiền đồng, USD và vàng, xét tới mức độ đôla hóa cao của nền kinh tế và khả năng dịch chuyển dễ dàng của người dân giữa ba loại tiền tệ này. Giữ lãi suất thực âm đối với tiền gửi có thể khiến người dân ngại giữ tiền đồng, dẫn tới sự suy yếu tỷ giá đồng nội tệ và cán cân thanh toán”, báo cáo của JPMorgan Chase viết.
Các chuyên gia thuộc hãng nghiên cứu Capital Economics có trụ sở tại London cho rằng, việc Việt Nam hạ thêm lãi suất tiền đồng “chỉ là vấn đề thời gian”, nhưng cảnh báo Ngân hàng Nhà nước không nên nới lỏng chính sách quá nhanh chóng.
“Tốc độ nới lỏng chính sách lần này của Việt Nam sẽ là một bài kiểm tra quan trọng đối với những cam kết đặt sự ổn định vĩ mô lên trên tăng trưởng trong ngắn hạn… Đang hiện hữu một rủi ro là Ngân hàng Nhà nước sẽ cắt giảm lãi suất nhanh hơn những gì chúng tôi kỳ vọng”, một báo cáo của Capital Economics viết.
Hãng tin tài chính Bloomberg cho biết, nhiều ngân hàng trung ương ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đến thời điểm này có thể sẽ tạm dừng việc cắt giảm lãi suất do lo ngại áp lực giảm phát gia tăng cùng giá dầu cao. Trong tuần này, các ngân hàng trung ương ra quyết định tạm dừng hạ lãi suất có thể bao gồm Hàn Quốc, New Zealand, Indonesia và Malaysia.
Theo Bloomberg, việc giá dầu thô thế giới tăng 18% kể từ tháng 9 năm ngoái tới nay đang đặt ra những rủi ro lạm phát ở châu Á, trong khi tăng trưởng kinh tế của khu vực này hiện nay đang có những dấu hiệu của sự suy giảm.
“Cả rủi ro về tăng trưởng suy giảm lẫn lạm phát tăng lên hiện đều không đủ mạnh để đẩy các ngân hàng trung ương điều chỉnh chính sách mạnh tay theo riêng một hướng nào. Có lẽ các ngân hàng trung ương đã dịch chuyển chính sách từ hỗ trợ tăng trưởng sang một trạng thái chính sách trung tính”, JPMorgan Chase nhận xét.