Hai nhiệm vụ chính của hải quan năm nay
Ngành hải quan năm 2008 nhấn mạnh hai nhiệm vụ chính là phân loại hàng hóa và đẩy mạnh áp dụng hải quan điện tử
Năm 2008 được ngành hải quan coi là năm bản lề trong việc thực hiện nhiệm vụ của ngành, khi Việt Nam với tư cách thành viên WTO phải thực hiện nhiều cam kết quốc tế có liên quan trong khuôn khổ WTO và dự án hiện đại hoá hải quan vay vốn Ngân hàng Thế giới bắt đầu đi vào chiều sâu.
Chính sách hải quan, vì vậy, hứa hẹn có những thay đổi rõ nét đối với hoạt động thương mại và đầu tư.
Từ 1/1/2008, thuế xuất nhập khẩu áp dụng theo biểu mới áp dụng cho các Tờ khai đăng ký với cơ quan hải quan kể từ thời điểm này. Công tác phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu cũng sẽ được xây dựng, điều chỉnh những quy định không phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về phân loại.
Chẳng hạn như việc xem xét khắc phục tình trạng nhiều mặt hàng được phân loại theo mục đích sử dụng, hoặc có mặt hàng được hướng dẫn phân loại theo yêu cầu quản lý, bảo hộ sản xuất trong nước, theo quy định riêng của Việt Nam chứ chưa tuân thủ đúng theo các nguyên tắc, quy tắc của HS hướng dẫn phân loại hàng hoá của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO).
Phân loại hàng hoá rạch ròi và rõ ràng
Mặt khác, chính sách phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu sẽ bóc tách phần hướng dẫn cả về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vốn dễ dẫn đến hệ quả là người sử dụng hiểu lầm và thiếu khách quan trong phân loại, xác định cơ sở, căn cứ để phân loại không chính xác.
Tương tự, chính sách sẽ được xây dựng theo hướng quy định đầy đủ, cụ thể căn cứ để phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, bãi bỏ nội dung miêu tả cấu tạo của Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam và Danh mục biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Trong nguyên tắc phân loại: bỏ nội dung quy định riêng áp dụng cho hàng hoá là thiết bị toàn bộ, thiết bị đồng bộ, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo máy chính, linh kiện rời đồng bộ và không đồng bộ của các mặt hàng cơ khí, điện, điện tử, phân loại theo tỷ lệ nội địa hoá, bổ sung thêm nội dung căn cứ phân loại như chú giải chi tiết HS, chú giải bổ sung AHTN...
Cơ quan hải quan cũng sẽ nghiên cứu quy định các cơ chế cụ thể hơn việc phân loại hàng hoá trước khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu. Cụ thể hàng hoá phân loại trước thì nay quy định lại chỉ thực hiện ở các trung tâm phân loại của hải quan là nơi có nhiều khả năng và kinh nghiệm thực hiện, đồng thời kết quả phân loại trước có hiệu lực thực hiện trong toàn ngành hải quan.
Ngoài ra còn bổ sung thêm quy định điều kiện áp dụng kết quả phân loại trước, thời hạn lưu mẫu hàng hoá đối với phân loại trước.
Tích cực áp dụng hải quan điện tử
Một chính sách đáng chú ý của ngành hải quan được áp dụng sâu và rộng trong năm 2008 là áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử.
Kể từ thời điểm cuối năm 2007, quy trình thủ tục hải quan điện tử (sửa đổi) bắt đầu có hiệu lực áp dụng tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi áp dụng thí điểm thủ tục hải quan điện tử. Với chủ trương tăng cường áp dụng các chuẩn mực phổ biến theo đúng các cam kết hội nhập quốc tế trong lĩnh vực hải quan, Tổng cục Hải quan đã bổ sung thêm các quy định về ra quyết định trước và kiểm tra sau thông quan đối với doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử.
Trong quy trình mới được ban hành tại Quyết định số 1699/QĐ-TCHQ mới đây, các thủ tục hải quan điện tử bao gồm thủ tục đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán; hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu, vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; hàng hoá gia công xuất khẩu, nhập khẩu; phương tiện vận tải đường biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng; hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất; hàng hóa đưa vào, đưa ra doanh nghiệp chế xuất; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ; hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
Với chủ trương tăng cường áp dụng các chuẩn mực phổ biến theo đúng các cam kết hội nhập quốc tế trong lĩnh vực hải quan, Tổng cục Hải quan đã bổ sung thêm các quy định về ra quyết định trước và kiểm tra sau thông quan đối với doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử. Đây là những nội dung nhằm đảm bảo áp dụng đầy đủ kỹ thuật quản lý rủi ro, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Phạm vi quản lý rủi ro liên quan đến phương tiện vận tải đường biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng, với các khía cạnh quản lý về chính sách quản lý đối với hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; an ninh, môi trường, sức khỏe cộng đồng; hàng hoá quản lý theo quy định Công ước CITES (về bảo vệ động thực vật hoang dã và công ước BASEL (giám sát sự di chuyển của các chất độc hại, bảo vệ môi trường) và các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại khác.
Việc quản lý rủi ro đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm vi phạm các quy định về khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, hồ sơ, chứng từ khai hải quan, trị giá hàng, phân loại hàng hoá, hàng hoá thuộc diện quản lý theo giấy phép, hạn ngạch và quản lý chuyên ngành.
Trong khi đó, việc quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan liên quan đến các thương nhân ưu tiên đặc biệt, hồ sơ, chứng từ khai hải quan, trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, giấy phép và quản lý chuyên ngành....
Theo quy định mới, quy trình quản lý rủi ro được thực hiện theo 4 bước: xác định rủi ro, phân tích đánh giá rủi ro, xử lý rủi ro và giám sát, đánh giá lại và đo lường, đánh giá tuân thủ. Trình tự xây dựng, quản lý và ứng dụng một hồ sơ rủi ro sẽ tập trung vào xác lập hồ sơ rủi ro; cập nhật kết quả phân tích, đánh giá rủi ro; quản lý, ứng dụng hồ sơ rủi ro; điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hoặc thanh loại hồ sơ rủi ro.
Chính sách hải quan, vì vậy, hứa hẹn có những thay đổi rõ nét đối với hoạt động thương mại và đầu tư.
Từ 1/1/2008, thuế xuất nhập khẩu áp dụng theo biểu mới áp dụng cho các Tờ khai đăng ký với cơ quan hải quan kể từ thời điểm này. Công tác phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu cũng sẽ được xây dựng, điều chỉnh những quy định không phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về phân loại.
Chẳng hạn như việc xem xét khắc phục tình trạng nhiều mặt hàng được phân loại theo mục đích sử dụng, hoặc có mặt hàng được hướng dẫn phân loại theo yêu cầu quản lý, bảo hộ sản xuất trong nước, theo quy định riêng của Việt Nam chứ chưa tuân thủ đúng theo các nguyên tắc, quy tắc của HS hướng dẫn phân loại hàng hoá của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO).
Phân loại hàng hoá rạch ròi và rõ ràng
Mặt khác, chính sách phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu sẽ bóc tách phần hướng dẫn cả về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vốn dễ dẫn đến hệ quả là người sử dụng hiểu lầm và thiếu khách quan trong phân loại, xác định cơ sở, căn cứ để phân loại không chính xác.
Tương tự, chính sách sẽ được xây dựng theo hướng quy định đầy đủ, cụ thể căn cứ để phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, bãi bỏ nội dung miêu tả cấu tạo của Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam và Danh mục biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Trong nguyên tắc phân loại: bỏ nội dung quy định riêng áp dụng cho hàng hoá là thiết bị toàn bộ, thiết bị đồng bộ, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo máy chính, linh kiện rời đồng bộ và không đồng bộ của các mặt hàng cơ khí, điện, điện tử, phân loại theo tỷ lệ nội địa hoá, bổ sung thêm nội dung căn cứ phân loại như chú giải chi tiết HS, chú giải bổ sung AHTN...
Cơ quan hải quan cũng sẽ nghiên cứu quy định các cơ chế cụ thể hơn việc phân loại hàng hoá trước khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu. Cụ thể hàng hoá phân loại trước thì nay quy định lại chỉ thực hiện ở các trung tâm phân loại của hải quan là nơi có nhiều khả năng và kinh nghiệm thực hiện, đồng thời kết quả phân loại trước có hiệu lực thực hiện trong toàn ngành hải quan.
Ngoài ra còn bổ sung thêm quy định điều kiện áp dụng kết quả phân loại trước, thời hạn lưu mẫu hàng hoá đối với phân loại trước.
Tích cực áp dụng hải quan điện tử
Một chính sách đáng chú ý của ngành hải quan được áp dụng sâu và rộng trong năm 2008 là áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử.
Kể từ thời điểm cuối năm 2007, quy trình thủ tục hải quan điện tử (sửa đổi) bắt đầu có hiệu lực áp dụng tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi áp dụng thí điểm thủ tục hải quan điện tử. Với chủ trương tăng cường áp dụng các chuẩn mực phổ biến theo đúng các cam kết hội nhập quốc tế trong lĩnh vực hải quan, Tổng cục Hải quan đã bổ sung thêm các quy định về ra quyết định trước và kiểm tra sau thông quan đối với doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử.
Trong quy trình mới được ban hành tại Quyết định số 1699/QĐ-TCHQ mới đây, các thủ tục hải quan điện tử bao gồm thủ tục đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán; hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu, vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; hàng hoá gia công xuất khẩu, nhập khẩu; phương tiện vận tải đường biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng; hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất; hàng hóa đưa vào, đưa ra doanh nghiệp chế xuất; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ; hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
Với chủ trương tăng cường áp dụng các chuẩn mực phổ biến theo đúng các cam kết hội nhập quốc tế trong lĩnh vực hải quan, Tổng cục Hải quan đã bổ sung thêm các quy định về ra quyết định trước và kiểm tra sau thông quan đối với doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử. Đây là những nội dung nhằm đảm bảo áp dụng đầy đủ kỹ thuật quản lý rủi ro, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Phạm vi quản lý rủi ro liên quan đến phương tiện vận tải đường biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng, với các khía cạnh quản lý về chính sách quản lý đối với hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; an ninh, môi trường, sức khỏe cộng đồng; hàng hoá quản lý theo quy định Công ước CITES (về bảo vệ động thực vật hoang dã và công ước BASEL (giám sát sự di chuyển của các chất độc hại, bảo vệ môi trường) và các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại khác.
Việc quản lý rủi ro đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm vi phạm các quy định về khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, hồ sơ, chứng từ khai hải quan, trị giá hàng, phân loại hàng hoá, hàng hoá thuộc diện quản lý theo giấy phép, hạn ngạch và quản lý chuyên ngành.
Trong khi đó, việc quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan liên quan đến các thương nhân ưu tiên đặc biệt, hồ sơ, chứng từ khai hải quan, trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, giấy phép và quản lý chuyên ngành....
Theo quy định mới, quy trình quản lý rủi ro được thực hiện theo 4 bước: xác định rủi ro, phân tích đánh giá rủi ro, xử lý rủi ro và giám sát, đánh giá lại và đo lường, đánh giá tuân thủ. Trình tự xây dựng, quản lý và ứng dụng một hồ sơ rủi ro sẽ tập trung vào xác lập hồ sơ rủi ro; cập nhật kết quả phân tích, đánh giá rủi ro; quản lý, ứng dụng hồ sơ rủi ro; điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hoặc thanh loại hồ sơ rủi ro.