10:49 12/09/2014

Hạn chế đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp

Nguyễn Lê

Những điều chỉnh đáng chú ý về đầu tư vốn nhà nước vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp

<span style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 15px;">Theo nhận xét của một số vị đại biểu, phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp quy định tại điều 10 là quá rộng và chung chung.</span>
<span style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 15px;">Theo nhận xét của một số vị đại biểu, phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp quy định tại điều 10 là quá rộng và chung chung.</span>
Tại dự thảo mới nhất vừa gửi xin ý kiến đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp đã có nhiều chỉnh lý.

Trong đó có những điều chỉnh đáng chú ý về phạm vi đầu tư vốn nhà nước vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

Thảo luận nội dung này tại kỳ họp Quốc hội thứ 7, đa số ý kiến đề nghị dự thảo luật cần cụ thể hóa những ngành, lĩnh vực Nhà nước sẽ đầu tư vốn vào doanh nghiệp theo từng hình thức đầu tư cụ thể.

Mặt khác, theo nhận xét của một số vị đại biểu thì phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp quy định tại điều 10 là quá rộng và chung chung.

Cần xác định những ngành, lĩnh vực Nhà nước không tham gia hoặc tham gia ở mức độ nhất định, những lĩnh vực Nhà nước cần giữ vốn và đẩy nhanh những lĩnh vực cần thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp là góp ý cho dự thảo luật khi đó.

Ủy ban thường vụ Quốc hội cho biết, tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo luật đã được chỉnh lý theo hướng hạn chế việc đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp. Đồng thời phạm vi đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp đang hoạt động phải bảo đảm phù hợp với phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp.

Sau khi chỉnh lý, doanh nghiệp thuộc phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập (khoản 1 điều 10) vẫn giữ nguyên như dự thảo luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7.

Gồm doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội; doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; doanh nghiệp thuộc lĩnh vực độc quyền Nhà nước.

Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và toàn bộ nền kinh tế và doanh nghiệp phục vụ ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ cũng nằm trong phạm vi này.

Vẫn giao Chính phủ quy định chi tiết phạm vi đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp nói trên, song dự thảo luật có thêm yêu cầu Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, phê duyệt chủ trương thành lập doanh nghiệp phục vụ ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.

Dự thảo luật mới nhất cũng đã bổ sung quy định việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 điều 10 nói trên và thuộc một trong các trường hợp sau.

Trường hợp thứ nhất là doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả nhưng vốn điều lệ không bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, ngành, nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Hai là doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh nhưng vốn điều lệ không bảo đảm thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao.

Như vậy, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ sản phẩm công ích đã không còn nằm ở trường hợp được bổ sung vốn điều lệ.

Ngoài các nội dung nói trên, dự thảo luật cũng chỉnh lý quy định về tiền lương, thưởng theo hướng việc xác định quỹ tiền lương phải tuân thủ quy định của pháp luật về lao động.

Tiền lương, tiền thưởng của người lao động phải gắn với hiệu quả sản xuất, kinh doanh, năng suất lao động, phù hợp với vị trí, chức danh công việc, trình độ chuyên môn kỹ thuật.

Riêng đối với quỹ tiền lương, tiền thưởng của người quản lý doanh nghiệp, ngoài hiệu quả sản xuất, kinh doanh còn phải gắn với tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành của từng người quản lý doanh nghiệp.