Hàn Quốc công bố dự án năng lượng khổng lồ
Chính phủ Hàn Quốc ngày 4/8 đã công bố kế hoạch phấn đấu thành trung tâm dự trữ dầu lớn của khu vực
Chính phủ Hàn Quốc ngày 4/8 đã công bố kế hoạch phấn đấu thành trung tâm dự trữ dầu lớn của khu vực. Đồng thời, sẽ đầu tư 19 tỷ USD, để đưa Tổng công ty dầu khí quốc gia Hàn Quốc phát triển thành doanh nghiệp tầm cỡ thế giới.
Hàn Quốc là nước nhập khẩu dầu thô lớn thứ 5 thế giới, với 97% phải nhập khẩu. Tăng năng lực dự trữ và khai thác các nguồn năng lượng ở nước ngoài đang là yêu cầu cấp thiết để bảo đảm kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng bền vững trong tương lai.
Tham vọng thành trung tâm dự trữ dầu khu vực
Hãng tin Yonhap dẫn lời Thứ trưởng Bộ Kinh tế Tri thức Hàn Quốc Lee Jea-Joon cho biết, tổng dung tích các cơ sở dự trữ tại hai hải cảng Yeosu và Ulsan của Hàn Quốc sẽ được nâng lên mức 28 triệu thùng dầu.
Hàn Quốc nằm trên tuyến giao thông hàng hải chính qua Bắc Thái Bình Dương, trong khi hai thành phố Yeosu và Ulsan có các cảng nước sâu và ở gần các trung tâm công nghiệp của Trung Quốc và Nhật Bản, là nơi lý tưởng để đặt trung tâm dự trữ dầu. Kế hoạch này sẽ tạo thêm nhiều việc làm cũng như bảo đảm an ninh năng lượng cho Hàn Quốc trong những trường hợp khẩn cấp.
Giai đoạn một, Hàn Quốc sẽ đầu tư 320 triệu USD để nâng dung tích dự trữ dầu tại cảng Yeosu lên 6 triệu thùng vào tháng 12/2011. Trong đó, Chính phủ chi 120 triệu USD, số còn lại do các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn. Trước khi công bố kế hoạch nâng cấp các trung tâm dự trữ dầu nói trên, Hàn Quốc đã xây dựng phương án tăng cường đầu tư cho Tổng công ty dầu khí quốc gia Hàn Quốc (KNOC) – doanh nghiệp chủ lực trong việc khai thác dầu mỏ ở nước ngoài.
Theo đó, Hàn Quốc đã lên kế hoạch thay đổi chiến lược đảm bảo nguồn cung cấp dầu mỏ. Chiến lược mới sẽ chuyển trọng tâm từ tìm kiếm các mỏ dầu sang mua lại các mỏ dầu có thể khai thác ngay. Theo kế hoạch trên, Chính phủ sẽ đầu tư 19 tỷ USD trong thời gian 5 năm, từ nay đến năm 2012, nhằm đưa KNOC từ vị trí 98 lọt vào danh sách một trong 60 công ty khai thác dầu lớn nhất thế giới.
Tăng sản lượng khai thác dầu lên 6 lần
Với số tiền này, KNOC có đủ khả năng mua lại các mỏ dầu hay các công ty khai thác dầu nước ngoài, nhằm mục tiêu nâng sản lượng dầu khai thác từ 50.000 thùng/ngày hiện nay lên 300.000 thùng/ngày vào năm 2012. Số chuyên gia trong lĩnh vực khai thác dầu mỏ cũng sẽ được tăng lên 2.500 người, gấp 5 lần hiện nay. Chính phủ quyết định sẽ tích cực xúc tiến việc mua lại các công ty khai thác dầu mỏ nước ngoài.
Theo Trưởng phòng Quản lý khai thác tài nguyên của Bộ Kinh tế và Tri thức Hàn Quốc, Kim Hak-do, khả năng khai thác, công nghệ hay sức cạnh tranh của KNOC đều đang tụt hậu khá xa so với các công ty lớn trên thế giới. Yêu cầu đối với các công ty muốn tham gia khai thác các mỏ dầu ở Iraq là phải có khả năng khai thác tối thiểu 200.000 thùng dầu/ ngày. Với sản lượng chỉ 50.000 thùng/ngày hiện nay, KNOC khó có thể tham gia đấu thầu các dự án khai thác các mỏ dầu cỡ trung bình và lớn ở nước ngoài.
Chính phủ hy vọng với khoản đầu tư 19 tỷ USD, KNOC sẽ tập trung phát triển công nghệ thăm dò đáy biển và các công nghệ mới, cũng như xây dựng quan hệ hợp tác chiến lược với Tổng công ty khí đốt Hàn Quốc (KOGAS), doanh nghiệp nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng lớn nhất thế giới... Theo đó, dự án siêu lớn này sẽ góp phần cải thiện tình hình năng lượng của đất nước.
Hàn Quốc có thể đảm bảo ổn định nguồn cung dầu mỏ qua việc nâng cao tỷ lệ tự chủ trong khai thác. Nếu năng lực khai thác của KNOC được nâng lên như mục tiêu đề ra thì tỷ lệ tự chủ trong khai thác sẽ tăng lên 25% vào năm 2012. Ngoài ra, qua việc tăng cường năng lực khai thác hay công nghệ, KNOC sẽ củng cố được khả năng vận hành và quản lý độc lập các mỏ dầu lớn để có thể cạnh tranh trong cuộc chiến tài nguyên toàn cầu.
Là nước đi sau trong lĩnh vực khai thác tài nguyên ở nước ngoài, nhưng với các kế hoạch nâng cao năng lực dự trữ dầu và mở rộng mạnh mẽ quy mô KNOC nêu trên, Hàn Quốc đang chính thức tham gia vào cuộc đua khai thác, sở hữu “vàng đen” với các cường quốc trong khu vực và thế giới.
Hàn Quốc là nước nhập khẩu dầu thô lớn thứ 5 thế giới, với 97% phải nhập khẩu. Tăng năng lực dự trữ và khai thác các nguồn năng lượng ở nước ngoài đang là yêu cầu cấp thiết để bảo đảm kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng bền vững trong tương lai.
Tham vọng thành trung tâm dự trữ dầu khu vực
Hãng tin Yonhap dẫn lời Thứ trưởng Bộ Kinh tế Tri thức Hàn Quốc Lee Jea-Joon cho biết, tổng dung tích các cơ sở dự trữ tại hai hải cảng Yeosu và Ulsan của Hàn Quốc sẽ được nâng lên mức 28 triệu thùng dầu.
Hàn Quốc nằm trên tuyến giao thông hàng hải chính qua Bắc Thái Bình Dương, trong khi hai thành phố Yeosu và Ulsan có các cảng nước sâu và ở gần các trung tâm công nghiệp của Trung Quốc và Nhật Bản, là nơi lý tưởng để đặt trung tâm dự trữ dầu. Kế hoạch này sẽ tạo thêm nhiều việc làm cũng như bảo đảm an ninh năng lượng cho Hàn Quốc trong những trường hợp khẩn cấp.
Giai đoạn một, Hàn Quốc sẽ đầu tư 320 triệu USD để nâng dung tích dự trữ dầu tại cảng Yeosu lên 6 triệu thùng vào tháng 12/2011. Trong đó, Chính phủ chi 120 triệu USD, số còn lại do các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn. Trước khi công bố kế hoạch nâng cấp các trung tâm dự trữ dầu nói trên, Hàn Quốc đã xây dựng phương án tăng cường đầu tư cho Tổng công ty dầu khí quốc gia Hàn Quốc (KNOC) – doanh nghiệp chủ lực trong việc khai thác dầu mỏ ở nước ngoài.
Theo đó, Hàn Quốc đã lên kế hoạch thay đổi chiến lược đảm bảo nguồn cung cấp dầu mỏ. Chiến lược mới sẽ chuyển trọng tâm từ tìm kiếm các mỏ dầu sang mua lại các mỏ dầu có thể khai thác ngay. Theo kế hoạch trên, Chính phủ sẽ đầu tư 19 tỷ USD trong thời gian 5 năm, từ nay đến năm 2012, nhằm đưa KNOC từ vị trí 98 lọt vào danh sách một trong 60 công ty khai thác dầu lớn nhất thế giới.
Tăng sản lượng khai thác dầu lên 6 lần
Với số tiền này, KNOC có đủ khả năng mua lại các mỏ dầu hay các công ty khai thác dầu nước ngoài, nhằm mục tiêu nâng sản lượng dầu khai thác từ 50.000 thùng/ngày hiện nay lên 300.000 thùng/ngày vào năm 2012. Số chuyên gia trong lĩnh vực khai thác dầu mỏ cũng sẽ được tăng lên 2.500 người, gấp 5 lần hiện nay. Chính phủ quyết định sẽ tích cực xúc tiến việc mua lại các công ty khai thác dầu mỏ nước ngoài.
Theo Trưởng phòng Quản lý khai thác tài nguyên của Bộ Kinh tế và Tri thức Hàn Quốc, Kim Hak-do, khả năng khai thác, công nghệ hay sức cạnh tranh của KNOC đều đang tụt hậu khá xa so với các công ty lớn trên thế giới. Yêu cầu đối với các công ty muốn tham gia khai thác các mỏ dầu ở Iraq là phải có khả năng khai thác tối thiểu 200.000 thùng dầu/ ngày. Với sản lượng chỉ 50.000 thùng/ngày hiện nay, KNOC khó có thể tham gia đấu thầu các dự án khai thác các mỏ dầu cỡ trung bình và lớn ở nước ngoài.
Chính phủ hy vọng với khoản đầu tư 19 tỷ USD, KNOC sẽ tập trung phát triển công nghệ thăm dò đáy biển và các công nghệ mới, cũng như xây dựng quan hệ hợp tác chiến lược với Tổng công ty khí đốt Hàn Quốc (KOGAS), doanh nghiệp nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng lớn nhất thế giới... Theo đó, dự án siêu lớn này sẽ góp phần cải thiện tình hình năng lượng của đất nước.
Hàn Quốc có thể đảm bảo ổn định nguồn cung dầu mỏ qua việc nâng cao tỷ lệ tự chủ trong khai thác. Nếu năng lực khai thác của KNOC được nâng lên như mục tiêu đề ra thì tỷ lệ tự chủ trong khai thác sẽ tăng lên 25% vào năm 2012. Ngoài ra, qua việc tăng cường năng lực khai thác hay công nghệ, KNOC sẽ củng cố được khả năng vận hành và quản lý độc lập các mỏ dầu lớn để có thể cạnh tranh trong cuộc chiến tài nguyên toàn cầu.
Là nước đi sau trong lĩnh vực khai thác tài nguyên ở nước ngoài, nhưng với các kế hoạch nâng cao năng lực dự trữ dầu và mở rộng mạnh mẽ quy mô KNOC nêu trên, Hàn Quốc đang chính thức tham gia vào cuộc đua khai thác, sở hữu “vàng đen” với các cường quốc trong khu vực và thế giới.