Hàn Quốc sửa quy định nhập thịt bò Mỹ
Trước làn sóng phản đối mạnh mẽ của dân chúng, Chính phủ Hàn Quốc đã sửa đổi quy định vệ sinh đối với thịt bò Mỹ
Trước làn sóng phản đối mạnh mẽ của dân chúng suốt 4 tuần qua do người dân lo ngại bệnh bò điên của thịt bò Mỹ, Chính phủ Hàn Quốc đã phải đàm phán bổ sung với Mỹ và sửa đổi quy định vệ sinh đối với thịt bò Mỹ.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã ra thông báo về việc đạt được một thỏa thuận mới về nhập khẩu thịt bò với Mỹ.
Nỗ lực đáp ứng nguyện vọng của dân
Chính phủ Hàn Quốc ngày 21/6 đã thông báo, Mỹ đã cam kết chỉ xuất khẩu cho Hàn Quốc thịt từ những con bò dưới 30 tháng tuổi. Hàn Quốc cũng sẽ không nhập khẩu các nguyên liệu có nguy cơ cao như xương sọ, óc và mắt của bò thuộc mọi độ tuổi. Hai bên đã được thỏa thuận trên trong cuộc đàm phán bổ sung vừa kết thúc tại Washington hôm 20/6.
Chính phủ Mỹ sẽ áp dụng chương trình Đánh giá hệ thống chất lượng (QSA) để giám sát việc thực hiện biện pháp dán nhãn độ tuổi của bò trên thịt xuất khẩu sang Hàn Quốc của các doanh nghiệp nước này. Seoul sẽ có quyền hoàn trả tất cả số thịt bò Mỹ không có tem QSA.
Bộ này cho biết, một hệ thống kiểm tra tuổi (của bò) sẽ được thiết lập tại Mỹ để đảm bảo rằng chỉ những con bò non mới được xuất khẩu sang Hàn Quốc. Theo các chuyên gia y tế, những con bò già tiềm ẩn nguy cơ bệnh bò điên hơn là những con bò ít tháng tuổi. Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Yoo Myung-hwan cho biết, Hàn Quốc sẽ không áp dụng thời hạn đối với việc cấm nhập khẩu thịt của bò trên 30 tháng tuổi từ Mỹ.
Tuy nhiên, những người biểu tình vẫn yêu cầu chính phủ Hàn Quốc đàm phán lại thoả thuận thương mại trên với phía Mỹ, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục các buổi cầu nguyện cho đến khi yêu cầu này được đáp ứng.
Ngày 22/6, đụng độ đã nổ ra tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc giữa cảnh sát và những người biểu tình phản đối việc nối lại nhập khẩu thịt bò từ Mỹ. Bạo lực bùng phát sau khi hàng nghìn người tổ chức lễ đốt nến cầu nguyện suốt đêm cố gắng băng qua hàng rào do cảnh sát Hàn Quốc lập ra nhằm ngăn chặn họ tuần hành ở trung tâm Seoul.
Hãng tin Yonhap, trích nguồn tin từ chính phủ, cho biết Nội các Hàn Quốc ngày 23/6 đã thảo luận những hướng dẫn y tế mới về việc nhập khẩu thịt bò Mỹ, và những thủ tục hành chính này sẽ có hiệu lực từ ngày 25 hoặc 26/6.
Xây dựng lòng tin và giảm lo ngại của dân chúng
Người phát ngôn đảng Đại dân tộc cầm quyền cho biết, sau một cuộc họp với các quan chức chính phủ vào ngày 22/6, Seoul đã "chấp thuận dành thêm thời gian để công bố đầy đủ chi tiết các cuộc đàm phán vừa qua cũng như các biện pháp kiểm dịch cho người dân, đồng thời sẽ không vội vàng thực hiện các thủ tục hành chính trên".
Trong khi đó, Thủ tướng Hàn Quốc Han Seung-soo cũng đã kêu gọi cơ quan kiểm dịch chuẩn bị kỹ lưỡng cho quá trình kiểm dịch thịt bò Mỹ. Trong cuộc họp nội các hôm 23/6, ông Han Seung-soo cho biết, cuộc đàm phán bổ sung vừa qua có thể sẽ góp phần xây dựng lòng tin của người dân đối với thịt bò Mỹ. Thủ tướng Han đã yêu cầu các cơ quan chức năng tìm kiếm biện pháp để các cửa hàng bán thịt bò Mỹ phải ghi rõ xuất xứ.
Ông khẳng định Chính phủ sẽ giải thích rõ về kết quả đàm phán bổ sung và sẽ làm hết sức mình để giảm bớt lo ngại của người tiêu dùng về sức khỏe cũng như độ an toàn của thịt bò Mỹ. Tuy nhiên, những người biểu tình vẫn yêu cầu chính phủ Hàn Quốc đàm phán lại thoả thuận thương mại trên với phía Mỹ, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục các buổi cầu nguyện cho đến khi yêu cầu này được đáp ứng.
Vấn đề nhập khẩu thịt bò Mỹ cũng đã gây bất đồng lớn trong Quốc hội Hàn Quốc. Đảng Liên minh dân chủ tiếp tục khẳng định sẽ không tham dự phiên họp đầu tiên của Quốc hội khóa mới, nếu đảng Đại dân tộc không đồng ý sửa đổi Luật phòng chống dịch bệnh gia súc.
Chủ tịch Đảng Tự do tiên tiến Lee Hoi-chang cũng tỏ ý thất vọng về kết quả cuộc đàm phán bổ sung với Mỹ. Đại diện của đảng Đại dân tộc tại Quốc hội Hong Joon-pyo đã kêu gọi các chính đảng đối lập sớm quay trở lại Quốc hội, cùng nỗ lực để giải quyết những bất ổn do vấn đề nhập khẩu thịt bò gây ra.
Hàn Quốc từng là thị trường nhập khẩu thịt bò lớn thứ ba của Mỹ, với trị giá 850 triệu USD/năm, tuy nhiên, hoạt động thương mại nói trên đã bị ngừng lại từ năm 2003, sau khi Mỹ phát hiện một trường hợp bò điên tại nước này.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã ra thông báo về việc đạt được một thỏa thuận mới về nhập khẩu thịt bò với Mỹ.
Nỗ lực đáp ứng nguyện vọng của dân
Chính phủ Hàn Quốc ngày 21/6 đã thông báo, Mỹ đã cam kết chỉ xuất khẩu cho Hàn Quốc thịt từ những con bò dưới 30 tháng tuổi. Hàn Quốc cũng sẽ không nhập khẩu các nguyên liệu có nguy cơ cao như xương sọ, óc và mắt của bò thuộc mọi độ tuổi. Hai bên đã được thỏa thuận trên trong cuộc đàm phán bổ sung vừa kết thúc tại Washington hôm 20/6.
Chính phủ Mỹ sẽ áp dụng chương trình Đánh giá hệ thống chất lượng (QSA) để giám sát việc thực hiện biện pháp dán nhãn độ tuổi của bò trên thịt xuất khẩu sang Hàn Quốc của các doanh nghiệp nước này. Seoul sẽ có quyền hoàn trả tất cả số thịt bò Mỹ không có tem QSA.
Bộ này cho biết, một hệ thống kiểm tra tuổi (của bò) sẽ được thiết lập tại Mỹ để đảm bảo rằng chỉ những con bò non mới được xuất khẩu sang Hàn Quốc. Theo các chuyên gia y tế, những con bò già tiềm ẩn nguy cơ bệnh bò điên hơn là những con bò ít tháng tuổi. Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Yoo Myung-hwan cho biết, Hàn Quốc sẽ không áp dụng thời hạn đối với việc cấm nhập khẩu thịt của bò trên 30 tháng tuổi từ Mỹ.
Tuy nhiên, những người biểu tình vẫn yêu cầu chính phủ Hàn Quốc đàm phán lại thoả thuận thương mại trên với phía Mỹ, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục các buổi cầu nguyện cho đến khi yêu cầu này được đáp ứng.
Ngày 22/6, đụng độ đã nổ ra tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc giữa cảnh sát và những người biểu tình phản đối việc nối lại nhập khẩu thịt bò từ Mỹ. Bạo lực bùng phát sau khi hàng nghìn người tổ chức lễ đốt nến cầu nguyện suốt đêm cố gắng băng qua hàng rào do cảnh sát Hàn Quốc lập ra nhằm ngăn chặn họ tuần hành ở trung tâm Seoul.
Hãng tin Yonhap, trích nguồn tin từ chính phủ, cho biết Nội các Hàn Quốc ngày 23/6 đã thảo luận những hướng dẫn y tế mới về việc nhập khẩu thịt bò Mỹ, và những thủ tục hành chính này sẽ có hiệu lực từ ngày 25 hoặc 26/6.
Xây dựng lòng tin và giảm lo ngại của dân chúng
Người phát ngôn đảng Đại dân tộc cầm quyền cho biết, sau một cuộc họp với các quan chức chính phủ vào ngày 22/6, Seoul đã "chấp thuận dành thêm thời gian để công bố đầy đủ chi tiết các cuộc đàm phán vừa qua cũng như các biện pháp kiểm dịch cho người dân, đồng thời sẽ không vội vàng thực hiện các thủ tục hành chính trên".
Trong khi đó, Thủ tướng Hàn Quốc Han Seung-soo cũng đã kêu gọi cơ quan kiểm dịch chuẩn bị kỹ lưỡng cho quá trình kiểm dịch thịt bò Mỹ. Trong cuộc họp nội các hôm 23/6, ông Han Seung-soo cho biết, cuộc đàm phán bổ sung vừa qua có thể sẽ góp phần xây dựng lòng tin của người dân đối với thịt bò Mỹ. Thủ tướng Han đã yêu cầu các cơ quan chức năng tìm kiếm biện pháp để các cửa hàng bán thịt bò Mỹ phải ghi rõ xuất xứ.
Ông khẳng định Chính phủ sẽ giải thích rõ về kết quả đàm phán bổ sung và sẽ làm hết sức mình để giảm bớt lo ngại của người tiêu dùng về sức khỏe cũng như độ an toàn của thịt bò Mỹ. Tuy nhiên, những người biểu tình vẫn yêu cầu chính phủ Hàn Quốc đàm phán lại thoả thuận thương mại trên với phía Mỹ, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục các buổi cầu nguyện cho đến khi yêu cầu này được đáp ứng.
Vấn đề nhập khẩu thịt bò Mỹ cũng đã gây bất đồng lớn trong Quốc hội Hàn Quốc. Đảng Liên minh dân chủ tiếp tục khẳng định sẽ không tham dự phiên họp đầu tiên của Quốc hội khóa mới, nếu đảng Đại dân tộc không đồng ý sửa đổi Luật phòng chống dịch bệnh gia súc.
Chủ tịch Đảng Tự do tiên tiến Lee Hoi-chang cũng tỏ ý thất vọng về kết quả cuộc đàm phán bổ sung với Mỹ. Đại diện của đảng Đại dân tộc tại Quốc hội Hong Joon-pyo đã kêu gọi các chính đảng đối lập sớm quay trở lại Quốc hội, cùng nỗ lực để giải quyết những bất ổn do vấn đề nhập khẩu thịt bò gây ra.
Hàn Quốc từng là thị trường nhập khẩu thịt bò lớn thứ ba của Mỹ, với trị giá 850 triệu USD/năm, tuy nhiên, hoạt động thương mại nói trên đã bị ngừng lại từ năm 2003, sau khi Mỹ phát hiện một trường hợp bò điên tại nước này.