Hàn Quốc xem xét lại các dự án liên Triều
Hàn Quốc sẽ xem xét lại những dự án kinh tế liên Triều và lên kế hoạch đưa CHDCND Triều Tiên thành nền kinh tế định hướng xuất khẩu
Chính phủ mới của Hàn Quốc sẽ xem xét lại những dự án kinh tế liên Triều; xây dựng kế hoạch “Tầm nhìn 3.000” để biến CHDCND Triều Tiên thành nền kinh tế định hướng xuất khẩu, với điều kiện nước này huỷ bỏ các chương trình hạt nhân...
Trong bối cảnh cuộc đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên đang bế tắc và quan hệ liên Triều căng thẳng hơn sau cuộc tập trận quân sự chung giữa Mỹ và Hàn Quốc hồi tháng trước, Chính phủ mới ở Hàn Quốc đã có một số động thái cho thấy họ sẽ cứng rắn hơn trong quan hệ với CHDCND Triều Tiên.
Xem xét lại các dự án kinh tế liên Triều
Ngày 10/3, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Kim Ha- Joong đã đưa ra trước Quốc hội Hàn Quốc vấn đề xem xét lại những dự án kinh tế liên Triều, đạt được tại Hội nghị cấp cao lần thứ hai giữa hai miền Triều Tiên tháng 10/2007. Việc Hàn Quốc xét lại các dự án này là do những bế tắc hiện nay trong tiến trình giải giáp hạt nhân của Triều Tiên, sau khi Triều Tiên không đáp ứng thời hạn chót (ngày 31/12/2007) về công khai toàn bộ chương trình hạt nhân của nước này...
Các dự án hợp tác kinh tế liên Triều từng được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong quan hệ song phương và mang lại lợi ích kinh tế-xã hội to lớn trên bán đảo Triều Tiên.
Tuy nhiên, chính phủ mới ở Hàn Quốc đã thực hiện chính sách đối ngoại thực dụng hơn và xem xét lại các dự án hợp tác với Bắc Triều Tiên. Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak trong phiên họp nghe báo cáo của Bộ Ngoại giao hôm 11/3 nhấn mạnh Bộ Ngoại giao và Thương mại cần phải thay đổi lấy chủ nghĩa thực dụng sáng tạo làm trọng tâm; phải thực hiện ngoại giao thực dụng vì lợi ích quốc gia.
Trong khi đó, phát biểu tại cuộc họp báo ở Seoul ngày 10/3, Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc Alexander Vershbow nhấn mạnh rằng "CHDCND Triều Tiên cần phát đi tín hiệu rõ ràng về vấn đề công bố đầy đủ các chương trình hạt nhân để có thể tự loại mình ra khỏi danh sách nước bảo trợ khủng bố". CHDCND Triều Tiên không thể thực thi chính sách "nghe ngóng" trong khi cả Mỹ và Hàn Quốc đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy tiến trình đàm phán sáu bên.
Thực thi chính sách “Tầm nhìn 3.000”
Theo mạng “Asia Times OnLine”, ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Lee Myung-bak đã chỉ trích “chính sách ánh dương” với CHDCND Triều Tiên của những người tiền nhiệm. Ông gọi đó là “sự nhân nhượng đơn phương”. Để có kết quả khả quan hơn trong quan hệ với CHDCND Triều Tiên, Lee Myung-bak chủ trương thực hiện chính sách “Tầm nhìn 3.000”. Theo đó, Hàn Quốc sẽ hỗ trợ kinh tế có điều kiện cho CHDCND Triều Tiên, với mục đích nâng mức thu nhập đầu người ở nước này từ 1.800 USD lên 3.000 USD.
Theo tính toán, nếu kinh tế CHDCND Triều Tiên tăng trưởng 10%/ năm, thì chỉ trong 10 năm nữa, GDP bình quân đầu người của nước này sẽ đạt 3.000 USD. Hàn Quốc có thể dành cho CHDCND Triều Tiên một kế hoạch hỗ trợ toàn diện ở 5 lĩnh vực kinh tế-xã hội quan trọng là: công nghiệp, tài chính, cơ sở hạ tầng, giáo dục, phúc lợi.
Riêng về công nghiệp, Hàn Quốc có thể hỗ trợ 100 công ty của CHDCND Triều Tiên xuất khẩu lượng hàng hoá trị giá 3 tỷ USD. Về giáo dục, có thể giúp đào tạo 300 nghìn công nhân và đầu tư 40 tỷ USD thông qua các quỹ phát triển quốc tế.
Như vậy, “Tầm nhìn 3.000” của Tổng thống Hàn Quốc nếu được thực hiện, sẽ biến CHDCND Triều Tiên thành nền kinh tế định hướng xuất khẩu. Tuy nhiên, kế hoạch này được soạn thảo dựa trên giả thuyết Tuyên bố chung được thông qua tại Vòng đàm phán sáu bên lần thứ 4 tại Bắc Kinh, ngày 19/9/2005 phải được thực thi đầy đủ. Giới quan sát cho rằng, kế hoạch “Tầm nhìn 3.000” là một cách tiếp cận linh hoạt và đầy đủ, là nguồn động viên, thôi thúc CHDCND Triều Tiên huỷ bỏ các chương trình hạt nhân của nước này.
Trong khi đó, phía CHDCND Triều Tiên đang phát đi những tín hiệu thiện chí, khi lần đầu tiên cho phép từ ngày 17/3, người dân Hàn Quốc sẽ được phép lái xe qua biên giới tới khu nghỉ mát núi Geumgang của CHDCND Triều Tiên.
Trong bối cảnh cuộc đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên đang bế tắc và quan hệ liên Triều căng thẳng hơn sau cuộc tập trận quân sự chung giữa Mỹ và Hàn Quốc hồi tháng trước, Chính phủ mới ở Hàn Quốc đã có một số động thái cho thấy họ sẽ cứng rắn hơn trong quan hệ với CHDCND Triều Tiên.
Xem xét lại các dự án kinh tế liên Triều
Ngày 10/3, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Kim Ha- Joong đã đưa ra trước Quốc hội Hàn Quốc vấn đề xem xét lại những dự án kinh tế liên Triều, đạt được tại Hội nghị cấp cao lần thứ hai giữa hai miền Triều Tiên tháng 10/2007. Việc Hàn Quốc xét lại các dự án này là do những bế tắc hiện nay trong tiến trình giải giáp hạt nhân của Triều Tiên, sau khi Triều Tiên không đáp ứng thời hạn chót (ngày 31/12/2007) về công khai toàn bộ chương trình hạt nhân của nước này...
Các dự án hợp tác kinh tế liên Triều từng được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong quan hệ song phương và mang lại lợi ích kinh tế-xã hội to lớn trên bán đảo Triều Tiên.
Tuy nhiên, chính phủ mới ở Hàn Quốc đã thực hiện chính sách đối ngoại thực dụng hơn và xem xét lại các dự án hợp tác với Bắc Triều Tiên. Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak trong phiên họp nghe báo cáo của Bộ Ngoại giao hôm 11/3 nhấn mạnh Bộ Ngoại giao và Thương mại cần phải thay đổi lấy chủ nghĩa thực dụng sáng tạo làm trọng tâm; phải thực hiện ngoại giao thực dụng vì lợi ích quốc gia.
Trong khi đó, phát biểu tại cuộc họp báo ở Seoul ngày 10/3, Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc Alexander Vershbow nhấn mạnh rằng "CHDCND Triều Tiên cần phát đi tín hiệu rõ ràng về vấn đề công bố đầy đủ các chương trình hạt nhân để có thể tự loại mình ra khỏi danh sách nước bảo trợ khủng bố". CHDCND Triều Tiên không thể thực thi chính sách "nghe ngóng" trong khi cả Mỹ và Hàn Quốc đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy tiến trình đàm phán sáu bên.
Thực thi chính sách “Tầm nhìn 3.000”
Theo mạng “Asia Times OnLine”, ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Lee Myung-bak đã chỉ trích “chính sách ánh dương” với CHDCND Triều Tiên của những người tiền nhiệm. Ông gọi đó là “sự nhân nhượng đơn phương”. Để có kết quả khả quan hơn trong quan hệ với CHDCND Triều Tiên, Lee Myung-bak chủ trương thực hiện chính sách “Tầm nhìn 3.000”. Theo đó, Hàn Quốc sẽ hỗ trợ kinh tế có điều kiện cho CHDCND Triều Tiên, với mục đích nâng mức thu nhập đầu người ở nước này từ 1.800 USD lên 3.000 USD.
Theo tính toán, nếu kinh tế CHDCND Triều Tiên tăng trưởng 10%/ năm, thì chỉ trong 10 năm nữa, GDP bình quân đầu người của nước này sẽ đạt 3.000 USD. Hàn Quốc có thể dành cho CHDCND Triều Tiên một kế hoạch hỗ trợ toàn diện ở 5 lĩnh vực kinh tế-xã hội quan trọng là: công nghiệp, tài chính, cơ sở hạ tầng, giáo dục, phúc lợi.
Riêng về công nghiệp, Hàn Quốc có thể hỗ trợ 100 công ty của CHDCND Triều Tiên xuất khẩu lượng hàng hoá trị giá 3 tỷ USD. Về giáo dục, có thể giúp đào tạo 300 nghìn công nhân và đầu tư 40 tỷ USD thông qua các quỹ phát triển quốc tế.
Như vậy, “Tầm nhìn 3.000” của Tổng thống Hàn Quốc nếu được thực hiện, sẽ biến CHDCND Triều Tiên thành nền kinh tế định hướng xuất khẩu. Tuy nhiên, kế hoạch này được soạn thảo dựa trên giả thuyết Tuyên bố chung được thông qua tại Vòng đàm phán sáu bên lần thứ 4 tại Bắc Kinh, ngày 19/9/2005 phải được thực thi đầy đủ. Giới quan sát cho rằng, kế hoạch “Tầm nhìn 3.000” là một cách tiếp cận linh hoạt và đầy đủ, là nguồn động viên, thôi thúc CHDCND Triều Tiên huỷ bỏ các chương trình hạt nhân của nước này.
Trong khi đó, phía CHDCND Triều Tiên đang phát đi những tín hiệu thiện chí, khi lần đầu tiên cho phép từ ngày 17/3, người dân Hàn Quốc sẽ được phép lái xe qua biên giới tới khu nghỉ mát núi Geumgang của CHDCND Triều Tiên.