Hàng hóa thế giới “quăng quật” trong bão giảm giá
Giá dầu thô xuống dưới 90 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 10/2011, trong khi giá vàng trượt mạnh hơn 28 USD
Khả năng Hy Lạp rời Khu vực đồng tiền chung châu Âu cùng những tiến triển trong vòng đàm phán hạt nhân giữa Iran và nhóm P5+1 đã gây sức ép mạnh hơn lên các thị trường hàng hóa quốc tế trong phiên giao dịch đêm qua, trong đó dầu thô rớt khỏi ngưỡng 90 USD, còn vàng bốc hơi 28,20 USD.
Hôm 22/5, lần đầu tiên lên tiếng kể từ khi chuyển giao quyền điều hành đất nước cho chính phủ tạm quyền, cựu Thủ tướng Hy Lạp Lucas Papademos cảnh báo không thể loại trừ khả năng nước này rút khỏi Khu vực đồng Euro và một quyết định như vậy có thể tác động đến cả những nước ngoài khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Trả lời phỏng vấn của tạp chí Wall Street Journal, ông Papademos cho rằng mặc dù việc Hy Lạp rút khỏi Khu vực đồng Euro khó có thể xảy ra và cả Hy Lạp lẫn các nước thành viên khác đều không mong muốn điều này xảy ra, song vẫn phải chuẩn bị để đối phó với những hậu quả nghiêm trọng nếu nguy cơ này trở thành hiện thực.
Theo ông Papademos, việc Hy Lạp rời khỏi nhóm các nước sử dụng đồng Euro sẽ gây thảm họa kinh tế, với mức giá phải trả từ 500 tỷ đến 1.000 tỷ Euro (640 tỷ đến 1.300 tỷ USD), bao gồm tác động đến việc đánh giá thị trường, những tác động từ sự lây lan sang các quốc gia khác trong khu vực và thiệt hại đối với nền kinh tế thực.
Thông tin này đã làm náo loạn các thị trường tài chính giữa lúc cuộc họp thượng đỉnh không chính thức giữa các lãnh đạo Liên minh châu Âu đang diễn ra ở Brussels. Theo tin mới nhất, Đức và Pháp đang bất đồng mạnh mẽ về việc phát hành trái phiếu chung của Khu vực đồng Euro để hỗ trợ kinh tế toàn khối.
Thị trường cũng chịu tác động không ít từ những tiến triển trong vòng đàm phán hạt nhân giữa Iran và nhóm P5+1 (gồm Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Pháp, Đức, Nga và Mỹ). Iran đã sẵn sàng cho phép các thanh sát viên của Liên hiệp quốc tiến hành điều tra đối với các nghi ngờ rằng nước này bí mật phát triển vũ khí hạt nhân.
Justin Harper, chiến lược gia thị trường của IG Markets Singapore, cho biết việc Iran đồng ý để quan chức Liên hiệp quốc tới nước này thanh sát chương trình hạt nhân là một động thái nhượng bộ giúp tình hình căng thẳng giữa Tehran và phương Tây “dễ thở” hơn, song chính điều này là nhân tố khiến giá hàng hóa như dầu thô giảm mạnh.
Dầu thô giảm 2,1%
Chốt phiên giao dịch 23/5, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 7 trên sàn hàng hóa New York giảm tới 1,95 USD, tương ứng 2,1%, xuống 89,90 USD/thùng, thấp nhất kể từ ngày 21/10/2011. Trong phiên, có lúc giá dầu thô hợp đồng loại này rơi thẳng xuống còn 89,28 USD/thùng. Như vậy, dầu đã giảm 9% từ đầu năm tới nay.
Tại sàn giao dịch hàng hóa London (Anh quốc), giá dầu thô Brent Biển Bắc hợp đồng tháng 7 giảm tới 2,85 USD, tương ứng 2,6%, xuống 105,56 USD/thùng, mức đóng cửa thấp nhất kể từ phiên 19/12/2011 tới nay.
Ngoài yếu tố Hy Lạp và Iran, thị trường dầu hôm qua còn chịu sức ép từ báo cáo hàng tuần của Chính phủ Mỹ cho thấy lượng cung dầu trong tuần kết thúc ngày 18/5 tăng 900.000 thùng, cao hơn dự báo của giới phân tích. Cung xăng giảm 3,3 triệu thùng và các chế phẩm khác giảm 300.000 thùng, đều khác với dự báo.
Diễn biến cùng chiều với dầu thô, giá xăng giao tháng 6 giảm 6,5 cent, tương ứng 2,2%, xuống 2,87 USD/gallon. Dầu sưởi giao cùng kỳ hạn đóng cửa ở mức 2,81 USD mỗi gallon, giảm 5 cent, tương ứng 1,7%. Trong khi, mặt hàng khí tự nhiên giao tháng 6 tăng được 3 cent, tương ứng 1,1%, lên 2,74 USD/ triệu BTU.
Vàng trượt 1,8%
Thị trường kim loại quý cũng lao dốc mạnh đêm qua khi đồng Euro sụt xuống thấp nhất trong gần 2 năm so với USD trước nguy cơ Hy Lạp rời khỏi Khu vực đồng Euro. Cụ thể, giá vàng giao tháng 6 tại bộ phận Comex sàn New York giảm 28,20 USD, tương ứng 1,8%, xuống còn 1.548,40 USD trên mỗi ounce.
Đây là phiên thứ ba, vàng giao sau giảm giá. Trong phiên, có lúc vàng loại này trượt tới 43,8 USD, xuống 1.532,80 USD/ounce. Trên thị trường vàng giao ngay, giá giảm 0,41% xuống 1.561,50 USD/ounce. Trong phiên, có lúc giá vàng giao ngay hạ hơn 2% xuống 1.534,25 USD trên mỗi ounce.
Hôm qua, đồng Euro đã giảm xuống còn 1,2544 USD. Theo số liệu của FactSet Research, đây là lần đầu tiên kể từ tháng 7/2010, đồng tiền chung châu Âu đóng cửa dưới mức 1,26 USD. Trong khi đó, chỉ số USD so với rổ 6 loại tiền chủ chốt khác đứng ở mức cao nhất kể từ tháng 9/2010, ở 82,073 điểm.
Cùng chiều với vàng, giá palladium giao tháng 6 tuột mạnh 24,45 USD, tương ứng 4%, xuống 591,10 USD/ounce. Giá bạc giao tháng 7 giảm 66 cent, tương ứng 2,3%, xuống 27,52 USD/ounce. Giá đồng hạ 9 cent, tương ứng 2,6%, xuống 3,4 USD/lb. Giá bạch kim hạ 44,3 USD còn 1.414,10 USD/ounce.
Nông sản trồi sụt
Trên thị trường nông sản, chốt phiên 23/5, giá cacao giao sau giảm 55 USD, tương ứng 2,52%, xuống còn 2.124 USD/tấn. Giá cà phê arabica trượt mạnh tới 7,6 cent, tương ứng 4,36%, xuống đóng cửa ở mức 166,9 cent/lb. Giá đường thô thế giới cũng hạ tới 1,46% xuống còn 19,51 cent/lb.
Trong khi đó, ở chiều ngược lại, giá ngô giao sau tăng 0,62% lên 607,25 cent/bushel. Giá đậu tương tăng 17,25 cent, tương ứng 1,27%, lên 1.379,75 cent/bushel. Giá yến mạch đi ngang ở mức 325 cent/bushel. Giá gạo chưa xay, xát trên sàn CBOT tăng 0,5% lên đóng cửa ở ngưỡng 15,145 USD/cwt.
Hôm 22/5, lần đầu tiên lên tiếng kể từ khi chuyển giao quyền điều hành đất nước cho chính phủ tạm quyền, cựu Thủ tướng Hy Lạp Lucas Papademos cảnh báo không thể loại trừ khả năng nước này rút khỏi Khu vực đồng Euro và một quyết định như vậy có thể tác động đến cả những nước ngoài khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Trả lời phỏng vấn của tạp chí Wall Street Journal, ông Papademos cho rằng mặc dù việc Hy Lạp rút khỏi Khu vực đồng Euro khó có thể xảy ra và cả Hy Lạp lẫn các nước thành viên khác đều không mong muốn điều này xảy ra, song vẫn phải chuẩn bị để đối phó với những hậu quả nghiêm trọng nếu nguy cơ này trở thành hiện thực.
Theo ông Papademos, việc Hy Lạp rời khỏi nhóm các nước sử dụng đồng Euro sẽ gây thảm họa kinh tế, với mức giá phải trả từ 500 tỷ đến 1.000 tỷ Euro (640 tỷ đến 1.300 tỷ USD), bao gồm tác động đến việc đánh giá thị trường, những tác động từ sự lây lan sang các quốc gia khác trong khu vực và thiệt hại đối với nền kinh tế thực.
Thông tin này đã làm náo loạn các thị trường tài chính giữa lúc cuộc họp thượng đỉnh không chính thức giữa các lãnh đạo Liên minh châu Âu đang diễn ra ở Brussels. Theo tin mới nhất, Đức và Pháp đang bất đồng mạnh mẽ về việc phát hành trái phiếu chung của Khu vực đồng Euro để hỗ trợ kinh tế toàn khối.
Thị trường cũng chịu tác động không ít từ những tiến triển trong vòng đàm phán hạt nhân giữa Iran và nhóm P5+1 (gồm Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Pháp, Đức, Nga và Mỹ). Iran đã sẵn sàng cho phép các thanh sát viên của Liên hiệp quốc tiến hành điều tra đối với các nghi ngờ rằng nước này bí mật phát triển vũ khí hạt nhân.
Justin Harper, chiến lược gia thị trường của IG Markets Singapore, cho biết việc Iran đồng ý để quan chức Liên hiệp quốc tới nước này thanh sát chương trình hạt nhân là một động thái nhượng bộ giúp tình hình căng thẳng giữa Tehran và phương Tây “dễ thở” hơn, song chính điều này là nhân tố khiến giá hàng hóa như dầu thô giảm mạnh.
Dầu thô giảm 2,1%
Chốt phiên giao dịch 23/5, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 7 trên sàn hàng hóa New York giảm tới 1,95 USD, tương ứng 2,1%, xuống 89,90 USD/thùng, thấp nhất kể từ ngày 21/10/2011. Trong phiên, có lúc giá dầu thô hợp đồng loại này rơi thẳng xuống còn 89,28 USD/thùng. Như vậy, dầu đã giảm 9% từ đầu năm tới nay.
Tại sàn giao dịch hàng hóa London (Anh quốc), giá dầu thô Brent Biển Bắc hợp đồng tháng 7 giảm tới 2,85 USD, tương ứng 2,6%, xuống 105,56 USD/thùng, mức đóng cửa thấp nhất kể từ phiên 19/12/2011 tới nay.
Ngoài yếu tố Hy Lạp và Iran, thị trường dầu hôm qua còn chịu sức ép từ báo cáo hàng tuần của Chính phủ Mỹ cho thấy lượng cung dầu trong tuần kết thúc ngày 18/5 tăng 900.000 thùng, cao hơn dự báo của giới phân tích. Cung xăng giảm 3,3 triệu thùng và các chế phẩm khác giảm 300.000 thùng, đều khác với dự báo.
Diễn biến cùng chiều với dầu thô, giá xăng giao tháng 6 giảm 6,5 cent, tương ứng 2,2%, xuống 2,87 USD/gallon. Dầu sưởi giao cùng kỳ hạn đóng cửa ở mức 2,81 USD mỗi gallon, giảm 5 cent, tương ứng 1,7%. Trong khi, mặt hàng khí tự nhiên giao tháng 6 tăng được 3 cent, tương ứng 1,1%, lên 2,74 USD/ triệu BTU.
Vàng trượt 1,8%
Thị trường kim loại quý cũng lao dốc mạnh đêm qua khi đồng Euro sụt xuống thấp nhất trong gần 2 năm so với USD trước nguy cơ Hy Lạp rời khỏi Khu vực đồng Euro. Cụ thể, giá vàng giao tháng 6 tại bộ phận Comex sàn New York giảm 28,20 USD, tương ứng 1,8%, xuống còn 1.548,40 USD trên mỗi ounce.
Đây là phiên thứ ba, vàng giao sau giảm giá. Trong phiên, có lúc vàng loại này trượt tới 43,8 USD, xuống 1.532,80 USD/ounce. Trên thị trường vàng giao ngay, giá giảm 0,41% xuống 1.561,50 USD/ounce. Trong phiên, có lúc giá vàng giao ngay hạ hơn 2% xuống 1.534,25 USD trên mỗi ounce.
Hôm qua, đồng Euro đã giảm xuống còn 1,2544 USD. Theo số liệu của FactSet Research, đây là lần đầu tiên kể từ tháng 7/2010, đồng tiền chung châu Âu đóng cửa dưới mức 1,26 USD. Trong khi đó, chỉ số USD so với rổ 6 loại tiền chủ chốt khác đứng ở mức cao nhất kể từ tháng 9/2010, ở 82,073 điểm.
Cùng chiều với vàng, giá palladium giao tháng 6 tuột mạnh 24,45 USD, tương ứng 4%, xuống 591,10 USD/ounce. Giá bạc giao tháng 7 giảm 66 cent, tương ứng 2,3%, xuống 27,52 USD/ounce. Giá đồng hạ 9 cent, tương ứng 2,6%, xuống 3,4 USD/lb. Giá bạch kim hạ 44,3 USD còn 1.414,10 USD/ounce.
Nông sản trồi sụt
Trên thị trường nông sản, chốt phiên 23/5, giá cacao giao sau giảm 55 USD, tương ứng 2,52%, xuống còn 2.124 USD/tấn. Giá cà phê arabica trượt mạnh tới 7,6 cent, tương ứng 4,36%, xuống đóng cửa ở mức 166,9 cent/lb. Giá đường thô thế giới cũng hạ tới 1,46% xuống còn 19,51 cent/lb.
Trong khi đó, ở chiều ngược lại, giá ngô giao sau tăng 0,62% lên 607,25 cent/bushel. Giá đậu tương tăng 17,25 cent, tương ứng 1,27%, lên 1.379,75 cent/bushel. Giá yến mạch đi ngang ở mức 325 cent/bushel. Giá gạo chưa xay, xát trên sàn CBOT tăng 0,5% lên đóng cửa ở ngưỡng 15,145 USD/cwt.