Hàng không châu Á sẽ tiếp tục đi đầu
Mặc dù phải đối phó với nhiều thách thức, song ngành hàng không châu Á vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ và sẽ duy trì mức tăng trưởng dẫn đầu
Mặc dù phải đối phó với nhiều thách thức, song ngành hàng không châu Á vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ và sẽ duy trì mức tăng trưởng dẫn đầu trong ngành công nghiệp hàng không thế giới nhờ nhu cầu tăng cao của Trung Quốc và Ấn Độ.
Đó là khẳng định của các chuyên gia thuộc Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), tại phiên khai mạc Hội nghị cấp cao các nhà lãnh đạo hàng không diễn ra ngày 18/2 vừa qua ở Singapore.
Tăng trưởng mạnh nhờ nhu cầu từ Trung Quốc, Ấn Độ
Kinh tế Trung Quốc tiếp tục bùng nổ trong năm nay với dự báo đạt mức tăng trưởng 2 con số và việc nước này tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008 sẽ tạo cơ hội thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các hãng hàng không châu Á.
Dự báo của các tổ chức du lịch cũng cho thấy, số du khách đi đường hàng không đến Trung Quốc và các nước láng giềng, sẽ tăng vọt trong dịp diễn ra Olympics Bắc Kinh. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế khả quan ở một loạt nước châu Á khác như Ấn Độ, Hàn Quốc... nhu cầu đi lại, du lịch bằng đường hàng không tăng nhanh.
Trong năm 2007, số khách đến sân bay Thượng Hải tăng 12%, lên tới gần 52 triệu lượt khách. Dự kiến đến năm 2010, khi Thượng Hải tổ chức hội chợ thế giới, sân bay của thành phố này sẽ có khả năng đón tiếp 70 triệu lượt khách mỗi năm. Các hãng hàng không lớn của Trung Quốc và Ấn Độ như: Air China, Shanghai Air, Air India đã mở rộng phạm vi kinh doanh và mới đây đều đã tham gia mạng lưới Star Alliance.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Air India nhận định: “Ấn Độ là một trong những thị trường hàng không năng động nhất hiện nay với tốc độ phát triển thuộc diện nhanh nhất thế giới". Theo kế hoạch, vào tháng 3 tới, Ấn Độ sẽ khánh thành một sân bay mới ở tiểu bang Alahabat có khả năng tiếp đón 12 triệu lượt khách mỗi năm và năm nay sẽ thực hiện dự án nâng cấp ở 50 sân bay khác trên cả nước.
Trước tiềm năng phát triển mạnh mẽ của hàng không châu Á, nhiều hãng hàng không châu Âu và Mỹ cũng đang tìm cách đẩy mạnh khai thác thị trường này. Tổng giám đốc hãng Luthansa (Đức), cho rằng sự năng động của kinh tế châu Á đang thu hút du khách và hàng hóa từ khắp nơi trên thế giới. Do đó, việc nối thị trường hàng không châu Á với Mỹ, châu Âu và các châu lục khác là ước muốn của nhiều người trên thế giới.
Đối mặt những thách thức
Tổng giám đốc kiêm Giám đốc điều hành IATA Giovanni Bisignani nhấn mạnh, châu Á có những thuận lợi lớn để thúc đẩy một chương trình cải cách ngành hàng không và tăng cường vị thế. Ông khẳng định châu Á đại diện cho ngành vận tải hàng không quốc tế trong hiện tại và tương lai.
Châu Á cũng đang giành chiến thắng trong cuộc đua tăng trưởng và giành thị phần và giờ đây khu vực này cần phải tiếp tục cuộc đua giành quyền lãnh đạo ngành hàng không, với sự góp mặt của các nền kinh tế đang phát triển nhanh là Trung Quốc và Ấn Độ, tới những nước lớn truyền thống như Nhật Bản, Australia...
Thuận lợi đầu tiên là các nước châu Á đã tạo ra môi trường tự do hơn. Việc Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) quyết định tự do giao thương giữa các nước thành viên là một bước đi đúng hướng. Tuy nhiên, cần có sự lãnh đạo táo bạo hơn để đưa ngành này phát triển theo hướng hoàn toàn mới. Châu Á cần hành động với tư cách là một khu vực để có thể tạo vị thế cân bằng với Mỹ và châu Âu, những khu vực hàng đầu truyền thống của ngành vận tải hàng không.
Hiện ngành hàng không chỉ thải 2% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và vì vậy, châu Á có thể đóng vai trò lãnh đạo trong chiến lược bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, ngành hàng không châu Á đang phải đối mặt với không ít những thách thức lớn, bao gồm sự cạnh tranh từ khu vực Trung Đông; tình trạng thiếu nhân viên có kỹ năng; và lợi nhuận giảm sút; giá nhiên liệu gia tăng và sự trì trệ của kinh tế Mỹ...
Theo ông Bisignani, dù ngành vận tải hàng không đã bảo đảm được an ninh tốt hơn kể từ năm 2001, song hệ thống này vẫn rất lộn xộn, do không có sự phối hợp giữa các quốc gia. Vì thế, châu Á cần có một thỏa thuận của toàn khu vực về những tiêu chuẩn chung và tính tới việc thành lập một khu vực an ninh với những quy định có sự phối hợp giữa các nước và sử dụng các phương tiện công nghệ hiện đại.
Đó là khẳng định của các chuyên gia thuộc Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), tại phiên khai mạc Hội nghị cấp cao các nhà lãnh đạo hàng không diễn ra ngày 18/2 vừa qua ở Singapore.
Tăng trưởng mạnh nhờ nhu cầu từ Trung Quốc, Ấn Độ
Kinh tế Trung Quốc tiếp tục bùng nổ trong năm nay với dự báo đạt mức tăng trưởng 2 con số và việc nước này tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008 sẽ tạo cơ hội thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các hãng hàng không châu Á.
Dự báo của các tổ chức du lịch cũng cho thấy, số du khách đi đường hàng không đến Trung Quốc và các nước láng giềng, sẽ tăng vọt trong dịp diễn ra Olympics Bắc Kinh. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế khả quan ở một loạt nước châu Á khác như Ấn Độ, Hàn Quốc... nhu cầu đi lại, du lịch bằng đường hàng không tăng nhanh.
Trong năm 2007, số khách đến sân bay Thượng Hải tăng 12%, lên tới gần 52 triệu lượt khách. Dự kiến đến năm 2010, khi Thượng Hải tổ chức hội chợ thế giới, sân bay của thành phố này sẽ có khả năng đón tiếp 70 triệu lượt khách mỗi năm. Các hãng hàng không lớn của Trung Quốc và Ấn Độ như: Air China, Shanghai Air, Air India đã mở rộng phạm vi kinh doanh và mới đây đều đã tham gia mạng lưới Star Alliance.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Air India nhận định: “Ấn Độ là một trong những thị trường hàng không năng động nhất hiện nay với tốc độ phát triển thuộc diện nhanh nhất thế giới". Theo kế hoạch, vào tháng 3 tới, Ấn Độ sẽ khánh thành một sân bay mới ở tiểu bang Alahabat có khả năng tiếp đón 12 triệu lượt khách mỗi năm và năm nay sẽ thực hiện dự án nâng cấp ở 50 sân bay khác trên cả nước.
Trước tiềm năng phát triển mạnh mẽ của hàng không châu Á, nhiều hãng hàng không châu Âu và Mỹ cũng đang tìm cách đẩy mạnh khai thác thị trường này. Tổng giám đốc hãng Luthansa (Đức), cho rằng sự năng động của kinh tế châu Á đang thu hút du khách và hàng hóa từ khắp nơi trên thế giới. Do đó, việc nối thị trường hàng không châu Á với Mỹ, châu Âu và các châu lục khác là ước muốn của nhiều người trên thế giới.
Đối mặt những thách thức
Tổng giám đốc kiêm Giám đốc điều hành IATA Giovanni Bisignani nhấn mạnh, châu Á có những thuận lợi lớn để thúc đẩy một chương trình cải cách ngành hàng không và tăng cường vị thế. Ông khẳng định châu Á đại diện cho ngành vận tải hàng không quốc tế trong hiện tại và tương lai.
Châu Á cũng đang giành chiến thắng trong cuộc đua tăng trưởng và giành thị phần và giờ đây khu vực này cần phải tiếp tục cuộc đua giành quyền lãnh đạo ngành hàng không, với sự góp mặt của các nền kinh tế đang phát triển nhanh là Trung Quốc và Ấn Độ, tới những nước lớn truyền thống như Nhật Bản, Australia...
Thuận lợi đầu tiên là các nước châu Á đã tạo ra môi trường tự do hơn. Việc Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) quyết định tự do giao thương giữa các nước thành viên là một bước đi đúng hướng. Tuy nhiên, cần có sự lãnh đạo táo bạo hơn để đưa ngành này phát triển theo hướng hoàn toàn mới. Châu Á cần hành động với tư cách là một khu vực để có thể tạo vị thế cân bằng với Mỹ và châu Âu, những khu vực hàng đầu truyền thống của ngành vận tải hàng không.
Hiện ngành hàng không chỉ thải 2% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và vì vậy, châu Á có thể đóng vai trò lãnh đạo trong chiến lược bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, ngành hàng không châu Á đang phải đối mặt với không ít những thách thức lớn, bao gồm sự cạnh tranh từ khu vực Trung Đông; tình trạng thiếu nhân viên có kỹ năng; và lợi nhuận giảm sút; giá nhiên liệu gia tăng và sự trì trệ của kinh tế Mỹ...
Theo ông Bisignani, dù ngành vận tải hàng không đã bảo đảm được an ninh tốt hơn kể từ năm 2001, song hệ thống này vẫn rất lộn xộn, do không có sự phối hợp giữa các quốc gia. Vì thế, châu Á cần có một thỏa thuận của toàn khu vực về những tiêu chuẩn chung và tính tới việc thành lập một khu vực an ninh với những quy định có sự phối hợp giữa các nước và sử dụng các phương tiện công nghệ hiện đại.