Hàng tháng, Chính phủ nhận phản biện chính sách từ doanh nghiệp
Trước và sau khi nghỉ lễ 30/4, doanh nghiệp đều là trọng tâm trong hoạt động của Chính phủ
Tình hình sản xuất, kinh doanh, các vướng mắc, phản biện chính sách và kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp sẽ được tổng hợp gửi Chính phủ tại các phiên họp Chính phủ thường kỳ.
Đây là phần việc được giao cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại dự thảo nghị quyết chuyên đề về phát triển doanh nghiệp, sẽ được Chính phủ bàn tại phiên họp thường kỳ vào hai ngày 4 và 5/5 tới.
Những nội dung chính của dự thảo nghị quyết cũng đã được bàn thảo tại buổi làm việc của Thủ tướng với các bộ, ngành, cơ quan liên quan ngay sau khi kết thúc hội nghị với doanh nghiệp sáng 29/4.
Như vậy là trước và sau khi nghỉ lễ 30/4, doanh nghiệp đều là trọng tâm trong hoạt động của Chính phủ.
Mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp
Một trong những kết quả nổi bật nhất của Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp ngày 29/4 vừa qua chính là nghị quyết về phát triển doanh nghiệp sẽ được ban hành trong ít ngày tới, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc nhìn nhận.
Chủ tịch VCCI cũng cho biết, dự thảo nghị quyết đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, cả nước có khoảng 1 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế.
Đề nghị từ VCCI là đến 2020 tối thiểu phải có một triệu doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, VCCI đề nghị có chính sách hỗ trợ các hộ kinh doanh thành lập doanh nghiệp.
Cả nước hiện có gần 2 triệu hộ kinh doanh có đăng ký, đó là lực lượng tiềm năng của đội ngũ doanh nghiệp trong tương lai gần. Để họ trở thành doanh nghiệp thì thủ tục hành chính cần đơn giản, giảm thuế cho họ trong ba năm và hỗ trợ để họ áp dụng kế toán chuẩn mực… ông Lộc trao đổi.
Dự thảo nghị quyết cũng đặt mục tiêu đến 2020 khu vực tư nhân trong nước đóng góp khoảng 48-49% GDP, đầu tư của dân cư và doanh nghiệp tư nhân chiếm khoảng 49% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng khoảng 30-35%. Năng suất lao động xã hội tăng khoảng 5%/năm. Hàng năm, có khoảng 30-35% doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động đổi mới sáng tạo.
Xoá bỏ bộ chủ quản
Để xây dựng thể chế, tạo môi trường kinh doanh, thuận lợi cho doanh nghiệp, doanh nhân, dự thảo nêu 10 định hướng mang tính nguyên tắc. Đó cũng là những thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với cộng đồng doanh nghiệp sáng 29/4 vừa qua.
Như, không lạm quyền, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự. Hay, Nhà nước đảm bảo sự ổn định, nhất quán, lâu dài của chính sách để đảm bảo tính tiên lượng cho nhà đầu tư…
Dự thảo nghị quyết cũng nêu khá nhiều giải pháp để hiện thực hoá những mục tiêu nói trên. Trong đó giao trách nhiệm cho UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các sở ban ngành, đơn vị liên quan quán triệt đến từng cán bộ công chức về cải cách hành chính, chống quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu, chuyển mạnh mẽ sang tinh thần chính quyền phục vụ và hỗ trợ doanh nghiệp.
Lãnh đạo ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trước Chính phủ về các vi phạm của công chức trong phạm vi quản lý, dự thảo nêu rõ.
Tuy nhiên, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho rằng, một giải pháp rất quan trọng đã không được dự thảo nghị quyết đề cập, đó là xóa bỏ chế độ chủ quản của các bộ ngành và chính quyền địa phương đối với các doanh nghiệp nhà nước.
Theo Chủ tịch VCCI, việc xóa bỏ chế độ chủ quản sẽ bảo đảm tập trung được nguồn lực của các bộ ngành vào làm thể chế, chính sách và kiến tạo phát triển, đồng thời giải phóng được doanh nghiệp nhà nước ra khỏi sự can thiệp sự vụ của các bộ ngành vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để doanh nghiệp nhà nước năng động hơn và sáng tạo hơn.
Mặt khác, tạo điều kiện mở đường cho một môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn giữa các doanh nghiệp nhà nước với nhau và với khu vực tư nhân.
Theo hướng này, trong thời gian tới, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng cũng cần tiếp tục rà soát tổng thể các đơn vị sự nghiệp trong toàn quốc để tiến hành cải cách tương tự như doanh nghiệp nhà nước theo hướng thị trường hóa các dịch vụ công, giảm mạnh gánh nặng ngân sách nhà nước nuôi các đơn vị sự nghiệp, thu hút đầu tư tư nhân vào việc cung cấp các dịch công, xóa bỏ độc quyền và nâng cao chất lượng dịch vụ công phục vụ người dân.
Đây là phần việc được giao cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại dự thảo nghị quyết chuyên đề về phát triển doanh nghiệp, sẽ được Chính phủ bàn tại phiên họp thường kỳ vào hai ngày 4 và 5/5 tới.
Những nội dung chính của dự thảo nghị quyết cũng đã được bàn thảo tại buổi làm việc của Thủ tướng với các bộ, ngành, cơ quan liên quan ngay sau khi kết thúc hội nghị với doanh nghiệp sáng 29/4.
Như vậy là trước và sau khi nghỉ lễ 30/4, doanh nghiệp đều là trọng tâm trong hoạt động của Chính phủ.
Mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp
Một trong những kết quả nổi bật nhất của Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp ngày 29/4 vừa qua chính là nghị quyết về phát triển doanh nghiệp sẽ được ban hành trong ít ngày tới, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc nhìn nhận.
Chủ tịch VCCI cũng cho biết, dự thảo nghị quyết đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, cả nước có khoảng 1 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế.
Đề nghị từ VCCI là đến 2020 tối thiểu phải có một triệu doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, VCCI đề nghị có chính sách hỗ trợ các hộ kinh doanh thành lập doanh nghiệp.
Cả nước hiện có gần 2 triệu hộ kinh doanh có đăng ký, đó là lực lượng tiềm năng của đội ngũ doanh nghiệp trong tương lai gần. Để họ trở thành doanh nghiệp thì thủ tục hành chính cần đơn giản, giảm thuế cho họ trong ba năm và hỗ trợ để họ áp dụng kế toán chuẩn mực… ông Lộc trao đổi.
Dự thảo nghị quyết cũng đặt mục tiêu đến 2020 khu vực tư nhân trong nước đóng góp khoảng 48-49% GDP, đầu tư của dân cư và doanh nghiệp tư nhân chiếm khoảng 49% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng khoảng 30-35%. Năng suất lao động xã hội tăng khoảng 5%/năm. Hàng năm, có khoảng 30-35% doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động đổi mới sáng tạo.
Xoá bỏ bộ chủ quản
Để xây dựng thể chế, tạo môi trường kinh doanh, thuận lợi cho doanh nghiệp, doanh nhân, dự thảo nêu 10 định hướng mang tính nguyên tắc. Đó cũng là những thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với cộng đồng doanh nghiệp sáng 29/4 vừa qua.
Như, không lạm quyền, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự. Hay, Nhà nước đảm bảo sự ổn định, nhất quán, lâu dài của chính sách để đảm bảo tính tiên lượng cho nhà đầu tư…
Dự thảo nghị quyết cũng nêu khá nhiều giải pháp để hiện thực hoá những mục tiêu nói trên. Trong đó giao trách nhiệm cho UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các sở ban ngành, đơn vị liên quan quán triệt đến từng cán bộ công chức về cải cách hành chính, chống quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu, chuyển mạnh mẽ sang tinh thần chính quyền phục vụ và hỗ trợ doanh nghiệp.
Lãnh đạo ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trước Chính phủ về các vi phạm của công chức trong phạm vi quản lý, dự thảo nêu rõ.
Tuy nhiên, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho rằng, một giải pháp rất quan trọng đã không được dự thảo nghị quyết đề cập, đó là xóa bỏ chế độ chủ quản của các bộ ngành và chính quyền địa phương đối với các doanh nghiệp nhà nước.
Theo Chủ tịch VCCI, việc xóa bỏ chế độ chủ quản sẽ bảo đảm tập trung được nguồn lực của các bộ ngành vào làm thể chế, chính sách và kiến tạo phát triển, đồng thời giải phóng được doanh nghiệp nhà nước ra khỏi sự can thiệp sự vụ của các bộ ngành vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để doanh nghiệp nhà nước năng động hơn và sáng tạo hơn.
Mặt khác, tạo điều kiện mở đường cho một môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn giữa các doanh nghiệp nhà nước với nhau và với khu vực tư nhân.
Theo hướng này, trong thời gian tới, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng cũng cần tiếp tục rà soát tổng thể các đơn vị sự nghiệp trong toàn quốc để tiến hành cải cách tương tự như doanh nghiệp nhà nước theo hướng thị trường hóa các dịch vụ công, giảm mạnh gánh nặng ngân sách nhà nước nuôi các đơn vị sự nghiệp, thu hút đầu tư tư nhân vào việc cung cấp các dịch công, xóa bỏ độc quyền và nâng cao chất lượng dịch vụ công phục vụ người dân.