Hậu sáp nhập EVN Telecom vào Viettel: “Ai trả nợ hợp đồng cho tôi?”
Sau khi sáp nhập EVN Telecom vào Viettel, hàng chục, hàng trăm tỷ đồng của các nhà xây dựng trạm BTS đang bị treo lơ lửng
Vụ sáp nhập EVN Telecom vào Viettel đã gây ra nhiều hệ lụy cho các công ty tư nhân đầu tư xây dựng trạm thu phát sóng (BTS) cho EVN Telecom trước đây.
Từ cách đây vài tháng, những đơn thư kêu cứu đã được 8 công ty tư nhân chuyên về xây dựng hạ tâng viễn thông ký gửi lên Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước và nhiều đơn vị bộ ngành liên quan khác, trong đó “tố” Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) “đơn phương chấm dứt hợp đồng” thuê trạm BTS được chuyển giao từ EVN Telecom và “trái chỉ đạo của Thủ tướng”.
Lối rẽ bất ngờ
Theo đơn kêu cứu từ 8 công ty gồm: Công ty Cổ phần Dịch vụ bưu chính viễn thông Hoa Phát, Công ty Cổ phần Sơn Hà Group, Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư viễn thông tin học, Công ty Cổ phần Thương mại An Sang, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư thương mại công nghiệp King Han, Công ty Cổ phần Phát triển hạ tầng điện và viễn thông, Công ty Cổ phần Thăng Long số 9, Công ty Cổ phần Viễn thông CSC, thì cuối tháng 4/2012, các doanh nghiệp đã nhận được văn bản từ phía Viettel đơn phương hủy hợp đồng, yêu cầu tháo dỡ trạm BTS do “không phù hợp sau khi sáp nhập”, và điều này đang “ép các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản”.
Theo tường trình tại đơn kêu cứu của các doanh nghiệp trên, từ tháng 6/2010, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) triển khai mở rộng mạng lưới phủ sóng di động 3G của Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực (EVN Telecom), trong đó kêu gọi các doanh nghiệp có năng lực tham gia công tác đầu tư xây dựng trạm BTS.
Đại diện các doanh nghiệp trên cho biết đã vay vốn từ ngân hàng, cổ đông và cá nhân để xây dựng các trạm BTS cho EVN và đầu tư xã hội hóa cơ sở hạ tầng trạm BTS cho EVN thuê lại. Trong đó, doanh nghiệp đã thực hiện đầu tư xây dựng trạm BTS bao gồm cột anten, phòng máy BTS, hệ thống điện, tiếp đất chống sét, điều hòa… với chi phí từ 250 - 400 triệu đồng mỗi trạm.
Các trạm BTS này đã hoàn thành và được EVN nghiệm thu đưa vào sử dụng trong năm 2010. Tuy nhiên, đến thời điểm chuyển giao, EVN vẫn chưa trả tiền xây dựng trạm BTS cho các doanh nghiệp (nhà thầu) và tiền thuê lại trạm BTS của các doanh nghiệp xã hội hóa như hợp đồng đã ký. Vốn đầu tư xây dựng trạm BTS và tiền thuê lại trạm BTS của các doanh nghiệp đã bị EVN khất nợ, chiếm dụng vốn cả năm trời, khiến doanh nghiệp phải nợ cả tiền thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ở EVN đã vậy, sang Viettel còn hẩm hiu hơn, cho dù theo Quyết định số 2151/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ ban hành từ ngày 5/12/2011, thì việc chuyển giao EVN Telecom sang Viettel phải đảm bảo nguyên trạng cơ sở hạ tầng viễn thông, các quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với khách hàng và đối tác.
“Với quyết định này của Thủ tướng Chính phủ thì Viettel phải thực hiện các công nợ cho doanh nghiệp, tuy nhiên tập đoàn này đã không tuân thủ”, đại diện nhiều doanh nghiệp xây trạm BTS bức xúc.
Các doanh nghiệp xã hội hóa xây dựng trạm BTS, vốn trước đó đã ngồi trên đống lửa vì bị EVN “om vốn”, nay lại bắt đầu tá hỏa khi hàng chục tỷ đồng đầu tư vào xây dựng BTS theo hợp đồng trước đây tiếp tục bị Viettel “khất nợ”, thậm chí có nguy cơ mất trắng. Theo thông báo của Viettel (Viettel) thì 100% các doanh nghiệp xã hội hóa đều bị hủy hợp đồng đối với khoảng 80 - 95% số trạm BTS. Đối với số trạm còn lại, Viettel yêu cầu giảm giá thuê thậm chí chỉ còn 1/3 so với hợp đồng đã ký - số tiền này còn chưa đủ để các doanh nghiệp đi thuê mặt bằng dựng trạm BTS.
Ông Phạm Thanh Bình, Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ bưu chính viễn thông Hoa Phát, doanh nghiệp có số trạm BTS lớn nhất trong 8 doanh nghiệp trên cho biết, sau khi có công văn hỏa tốc của Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ, “yêu cầu Viettel, EVN báo cáo cáo việc giải quyết công nợ xây dựng các công trình trạm BTS, thực hiện hợp đồng thuê trạm BTS trước đây cũng như việc bàn giao tiếp nhận cơ sở hạ tầng trạm BTS từ EVN, sang Viettel gửi Bộ Tài chính để có cơ sở, xem xét giải quyết khiếu nại của doanh nghiệp”, thì cuối tháng 5/2012, đại diện đơn vị phía Viettel, EVN và các doanh nghiệp đã có cuộc họp ba bên nhằm tìm hướng giải quyết.
Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp yêu cầu Viettel đưa ra hướng giải quyết, kết luận và ghi biên bản cuộc họp thì Viettel cho biết, “đây chỉ là cuộc gặp gỡ, trao đổi ý kiến để xem xét”.
Theo các doanh nghiệp trên, trước đó Văn phòng Chính phủ cũng đã có Công văn số 1555 chuyển đề nghị của doanh nghiệp tới EVN để xem xét, xử lý. Còn gần đây nhất, ngày 3/7/2012, theo chỉ đạo của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước cũng có Công văn số 899 cũng đã chuyển đơn “kêu cứu” của doanh nghiệp tới hai tập đoàn Viettel và EVN để kiểm tra, giải quyết theo thẩm quyền, trả lời doanh nghiệp và báo cáo kết quả giải quyết trình Chủ tịch nước trước ngày 15/8/2012.
Đến đầu tháng 6/2012, Viettel tiếp tục mời các doanh nghiệp đến họp nhưng trong các cuộc này đều không có hướng giải quyết rõ ràng.
Viettel có “chơi khó” doanh nghiệp nhỏ?
Trong các công nợ mà Viettel (được EVN chuyển giao sang) phải trả cho các doanh nghiệp xây dựng trạm BTS theo hợp đồng kinh doanh, gồm có nợ tiền thuê trạm BTS (các doanh nghiệp trên xây rồi cho EVN thuê lại) và tiền đầy tư xây dựng BTS cho EVN trước đây theo “đơn đặt hàng”.
Theo thông tin từ Viettel, Viettel đã tiếp nhận 8.870 trạm thu phát sóng (BTS, NodeB) từ EVN. Riêng đối với các trạm BTS được đầu tư từ nguồn vốn xã hội hóa là 1.114 trạm. Số trạm từ 8 doanh nghiệp trên mới chỉ chiếm một phần trong tổng số trạm được đầu tư từ nguồn vốn xã hội hóa trên, tương đương khoảng 300 trạm.
Riêng với các trạm BTS được EVN thuê lại, đại diện các doanh nghiệp trên cho biết, theo hợp đồng, EVN đã ký kết thuê các trạm BTS với cam kết thuê dài hạn 10 năm, thời hạn ký kết hợp đồng là 5 năm một lần. Vì thế doanh nghiệp đã bỏ vốn đầu tư rất lớn (từ 250 - 400 triệu đồng/trạm BTS) với hy vọng hoàn vốn sau 5 năm và có lợi nhuận từ năm thứ 6 trở đi.
“Thế nhưng, hướng của Viettel vẫn là dừng hợp đồng, không tiếp tục thuê, với tổng số trạm chiếm tới 85 - 90%. Việc đơn phương hủy hợp đồng trước thời hạn 9 năm của Viettel sẽ ép hàng loạt các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản và mất mát cả trăm tỷ đồng”, đại diện các doanh nghiệp trên cho biết.
Theo tìm hiểu của VnEconomy, từ 10 - 15/7, Viettel thực hiện thanh toán chi phí thuê nhà trạm BTS một phần đối với các công ty có đơn khiếu nại để “hỗ trợ đền bù để giảm bớt thiệt hại”. Tất nhiên, còn hàng chục nhà xây dựng BTS khác trong tổng số 1.114 trạm BTS mà chưa có đơn khiếu nại thì không biết Viettel đã thanh toán hay chưa. Dù đây mới chỉ tính là phần phí thuê nhà trạm BTS. Riêng về tiền đầu tư xây dựng trạm BTS (nhà thầu cho EVN) thì đến nay, cả EVN và Viettel cũng chưa thanh toán một đồng nào cho các nhà xây dựng.
Các doanh nghiệp BTS cho biết, Viettel thực hiện chủ trương thanh lý hợp đồng của các doanh nghiệp BTS mà EVN chuyển sang, với lý do là những trạm nào không đúng theo yêu cầu và tọa độ của Viettel, những trạm BTS nào có vị trí gần với vị trí trạm của Viettel trước đó (tức không thể sử dụng cùng lúc hai trạm BTS và phải bỏ trạm của EVN đi), hoặc trạm của EVN có độ cao không phù hợp với độ cao trạm của Viettel thì đều không được thanh lý - mà số trạm này chiếm tới khoảng 90%.
“Viettel đưa ra những lý do trên thì đúng là các doanh nghiệp đầu tư xây dựng trạm BTS chỉ còn đường… “khóc”. Chúng tôi không đồng ý với việc đơn phương hủy hợp đồng và vẫn đề nghị Viettel phải giải quyết để giảm bớt thiệt hại cho các nhà xã hội hóa”, đại diện các doanh nghiệp trên cho biết.
Các doanh nghiệp trên cũng đã kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo EVN và Viettel khẩn cấp hoàn trả số tiền xây dựng và tiền thuê cơ sở hạ tầng trạm BTS, bàn giao nguyên trạng các trạm BTS theo đúng Quyết định số 2151/QĐ-TTg, đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp, để doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất.
Chưa rõ, Viettel cũng như EVN sẽ hợp tác và có hướng xử lý như thế nào?
Từ cách đây vài tháng, những đơn thư kêu cứu đã được 8 công ty tư nhân chuyên về xây dựng hạ tâng viễn thông ký gửi lên Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước và nhiều đơn vị bộ ngành liên quan khác, trong đó “tố” Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) “đơn phương chấm dứt hợp đồng” thuê trạm BTS được chuyển giao từ EVN Telecom và “trái chỉ đạo của Thủ tướng”.
Lối rẽ bất ngờ
Theo đơn kêu cứu từ 8 công ty gồm: Công ty Cổ phần Dịch vụ bưu chính viễn thông Hoa Phát, Công ty Cổ phần Sơn Hà Group, Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư viễn thông tin học, Công ty Cổ phần Thương mại An Sang, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư thương mại công nghiệp King Han, Công ty Cổ phần Phát triển hạ tầng điện và viễn thông, Công ty Cổ phần Thăng Long số 9, Công ty Cổ phần Viễn thông CSC, thì cuối tháng 4/2012, các doanh nghiệp đã nhận được văn bản từ phía Viettel đơn phương hủy hợp đồng, yêu cầu tháo dỡ trạm BTS do “không phù hợp sau khi sáp nhập”, và điều này đang “ép các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản”.
Theo tường trình tại đơn kêu cứu của các doanh nghiệp trên, từ tháng 6/2010, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) triển khai mở rộng mạng lưới phủ sóng di động 3G của Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực (EVN Telecom), trong đó kêu gọi các doanh nghiệp có năng lực tham gia công tác đầu tư xây dựng trạm BTS.
Đại diện các doanh nghiệp trên cho biết đã vay vốn từ ngân hàng, cổ đông và cá nhân để xây dựng các trạm BTS cho EVN và đầu tư xã hội hóa cơ sở hạ tầng trạm BTS cho EVN thuê lại. Trong đó, doanh nghiệp đã thực hiện đầu tư xây dựng trạm BTS bao gồm cột anten, phòng máy BTS, hệ thống điện, tiếp đất chống sét, điều hòa… với chi phí từ 250 - 400 triệu đồng mỗi trạm.
Các trạm BTS này đã hoàn thành và được EVN nghiệm thu đưa vào sử dụng trong năm 2010. Tuy nhiên, đến thời điểm chuyển giao, EVN vẫn chưa trả tiền xây dựng trạm BTS cho các doanh nghiệp (nhà thầu) và tiền thuê lại trạm BTS của các doanh nghiệp xã hội hóa như hợp đồng đã ký. Vốn đầu tư xây dựng trạm BTS và tiền thuê lại trạm BTS của các doanh nghiệp đã bị EVN khất nợ, chiếm dụng vốn cả năm trời, khiến doanh nghiệp phải nợ cả tiền thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ở EVN đã vậy, sang Viettel còn hẩm hiu hơn, cho dù theo Quyết định số 2151/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ ban hành từ ngày 5/12/2011, thì việc chuyển giao EVN Telecom sang Viettel phải đảm bảo nguyên trạng cơ sở hạ tầng viễn thông, các quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với khách hàng và đối tác.
“Với quyết định này của Thủ tướng Chính phủ thì Viettel phải thực hiện các công nợ cho doanh nghiệp, tuy nhiên tập đoàn này đã không tuân thủ”, đại diện nhiều doanh nghiệp xây trạm BTS bức xúc.
Các doanh nghiệp xã hội hóa xây dựng trạm BTS, vốn trước đó đã ngồi trên đống lửa vì bị EVN “om vốn”, nay lại bắt đầu tá hỏa khi hàng chục tỷ đồng đầu tư vào xây dựng BTS theo hợp đồng trước đây tiếp tục bị Viettel “khất nợ”, thậm chí có nguy cơ mất trắng. Theo thông báo của Viettel (Viettel) thì 100% các doanh nghiệp xã hội hóa đều bị hủy hợp đồng đối với khoảng 80 - 95% số trạm BTS. Đối với số trạm còn lại, Viettel yêu cầu giảm giá thuê thậm chí chỉ còn 1/3 so với hợp đồng đã ký - số tiền này còn chưa đủ để các doanh nghiệp đi thuê mặt bằng dựng trạm BTS.
Ông Phạm Thanh Bình, Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ bưu chính viễn thông Hoa Phát, doanh nghiệp có số trạm BTS lớn nhất trong 8 doanh nghiệp trên cho biết, sau khi có công văn hỏa tốc của Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ, “yêu cầu Viettel, EVN báo cáo cáo việc giải quyết công nợ xây dựng các công trình trạm BTS, thực hiện hợp đồng thuê trạm BTS trước đây cũng như việc bàn giao tiếp nhận cơ sở hạ tầng trạm BTS từ EVN, sang Viettel gửi Bộ Tài chính để có cơ sở, xem xét giải quyết khiếu nại của doanh nghiệp”, thì cuối tháng 5/2012, đại diện đơn vị phía Viettel, EVN và các doanh nghiệp đã có cuộc họp ba bên nhằm tìm hướng giải quyết.
Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp yêu cầu Viettel đưa ra hướng giải quyết, kết luận và ghi biên bản cuộc họp thì Viettel cho biết, “đây chỉ là cuộc gặp gỡ, trao đổi ý kiến để xem xét”.
Theo các doanh nghiệp trên, trước đó Văn phòng Chính phủ cũng đã có Công văn số 1555 chuyển đề nghị của doanh nghiệp tới EVN để xem xét, xử lý. Còn gần đây nhất, ngày 3/7/2012, theo chỉ đạo của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước cũng có Công văn số 899 cũng đã chuyển đơn “kêu cứu” của doanh nghiệp tới hai tập đoàn Viettel và EVN để kiểm tra, giải quyết theo thẩm quyền, trả lời doanh nghiệp và báo cáo kết quả giải quyết trình Chủ tịch nước trước ngày 15/8/2012.
Đến đầu tháng 6/2012, Viettel tiếp tục mời các doanh nghiệp đến họp nhưng trong các cuộc này đều không có hướng giải quyết rõ ràng.
Viettel có “chơi khó” doanh nghiệp nhỏ?
Trong các công nợ mà Viettel (được EVN chuyển giao sang) phải trả cho các doanh nghiệp xây dựng trạm BTS theo hợp đồng kinh doanh, gồm có nợ tiền thuê trạm BTS (các doanh nghiệp trên xây rồi cho EVN thuê lại) và tiền đầy tư xây dựng BTS cho EVN trước đây theo “đơn đặt hàng”.
Theo thông tin từ Viettel, Viettel đã tiếp nhận 8.870 trạm thu phát sóng (BTS, NodeB) từ EVN. Riêng đối với các trạm BTS được đầu tư từ nguồn vốn xã hội hóa là 1.114 trạm. Số trạm từ 8 doanh nghiệp trên mới chỉ chiếm một phần trong tổng số trạm được đầu tư từ nguồn vốn xã hội hóa trên, tương đương khoảng 300 trạm.
Riêng với các trạm BTS được EVN thuê lại, đại diện các doanh nghiệp trên cho biết, theo hợp đồng, EVN đã ký kết thuê các trạm BTS với cam kết thuê dài hạn 10 năm, thời hạn ký kết hợp đồng là 5 năm một lần. Vì thế doanh nghiệp đã bỏ vốn đầu tư rất lớn (từ 250 - 400 triệu đồng/trạm BTS) với hy vọng hoàn vốn sau 5 năm và có lợi nhuận từ năm thứ 6 trở đi.
“Thế nhưng, hướng của Viettel vẫn là dừng hợp đồng, không tiếp tục thuê, với tổng số trạm chiếm tới 85 - 90%. Việc đơn phương hủy hợp đồng trước thời hạn 9 năm của Viettel sẽ ép hàng loạt các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản và mất mát cả trăm tỷ đồng”, đại diện các doanh nghiệp trên cho biết.
Theo tìm hiểu của VnEconomy, từ 10 - 15/7, Viettel thực hiện thanh toán chi phí thuê nhà trạm BTS một phần đối với các công ty có đơn khiếu nại để “hỗ trợ đền bù để giảm bớt thiệt hại”. Tất nhiên, còn hàng chục nhà xây dựng BTS khác trong tổng số 1.114 trạm BTS mà chưa có đơn khiếu nại thì không biết Viettel đã thanh toán hay chưa. Dù đây mới chỉ tính là phần phí thuê nhà trạm BTS. Riêng về tiền đầu tư xây dựng trạm BTS (nhà thầu cho EVN) thì đến nay, cả EVN và Viettel cũng chưa thanh toán một đồng nào cho các nhà xây dựng.
Các doanh nghiệp BTS cho biết, Viettel thực hiện chủ trương thanh lý hợp đồng của các doanh nghiệp BTS mà EVN chuyển sang, với lý do là những trạm nào không đúng theo yêu cầu và tọa độ của Viettel, những trạm BTS nào có vị trí gần với vị trí trạm của Viettel trước đó (tức không thể sử dụng cùng lúc hai trạm BTS và phải bỏ trạm của EVN đi), hoặc trạm của EVN có độ cao không phù hợp với độ cao trạm của Viettel thì đều không được thanh lý - mà số trạm này chiếm tới khoảng 90%.
“Viettel đưa ra những lý do trên thì đúng là các doanh nghiệp đầu tư xây dựng trạm BTS chỉ còn đường… “khóc”. Chúng tôi không đồng ý với việc đơn phương hủy hợp đồng và vẫn đề nghị Viettel phải giải quyết để giảm bớt thiệt hại cho các nhà xã hội hóa”, đại diện các doanh nghiệp trên cho biết.
Các doanh nghiệp trên cũng đã kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo EVN và Viettel khẩn cấp hoàn trả số tiền xây dựng và tiền thuê cơ sở hạ tầng trạm BTS, bàn giao nguyên trạng các trạm BTS theo đúng Quyết định số 2151/QĐ-TTg, đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp, để doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất.
Chưa rõ, Viettel cũng như EVN sẽ hợp tác và có hướng xử lý như thế nào?