EVN Telecom “đắt hàng”
Trước sự “sẵn sàng” của Viettel, đề nghị được mua EVN Telecom của Hanoi Telecom khó có thể trở thành hiện thực
Trước Nghị quyết 413 mới đây của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) về việc tiếp nhận Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực (EVN Telecom), nhiều khả năng đề nghị được mua EVN Telecom của Hanoi Telecom khó trở thành hiện thực.
Cụ thể, theo tư tưởng Nghị quyết 413 thì Viettel đồng thuận và sẵn sàng thực hiện quyết định của Chính phủ là sẽ bàn giao EVN Telecom cho Viettel.
Tập đoàn này cho biết sẽ tổ chức tiếp nhận nguyên trạng, các nguồn vốn, toàn bộ tài sản, trang thiết bị hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin của EVN Telecom về Viettel.
Theo Viettel, sự chuyển giao này vừa là nhiệm vụ và trách nhiệm mới của Viettel, nhưng cũng là cơ hội để tập đoàn phát triển bền vững, trở thành một tập đoàn hàng đầu trong ngành viễn thông và công nghệ thông tin ở Việt Nam.
Trong Nghị quyết 413, Viettel cũng lên chi tiết các nhiệm vụ cho từng phòng ban như phòng kế hoạch, tài chính, kỹ thuật, chính trị, kinh doanh…; lên kế hoạch để sau khi tiếp nhận EVN Telecom sẽ nhanh chóng đưa “thành viên mới” đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
“Sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì tổ chức bàn giao, tiếp nhận hoàn thành trong tháng 11/2011”, Nghị quyết của Viettel cho biết.
Trong khi đó, ở một kịch bản khác đối với doanh nghiệp viễn thông “nhà đèn”, Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom) cũng vừa mới gửi công văn lên Thủ tướng Chính phủ mua lại phần băng tần 3G, thiết bị và hạ tầng mạng 3G của EVN Telecom, tuy nhiên lại không “chủ đích” mua toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng cáp quang chiến lược và các hạ tầng viễn thông khác, mà nếu Chính phủ mong muốn thì Hanoi Telecom mới mua.
Điều đó tức là doanh nghiệp này chỉ mong muốn xin mua phần “ngon ăn”, còn phần “khó xơi” sẽ để cho tập đoàn viễn thông khác.
Hanoi Telecom lấy lý do đã cùng EVN Telecom thi tuyển 3G, cùng cam kết, đầu tư; vì quy định trong quy chế cuộc thi giải băng tần 2 x 15 MHZ, Hanoi Telecom và EVN Telecom được cấp băng tần là trọn vẹn một băng tần nên “không được chia cắt”; và đồng thời cũng để làm “yên lòng” nhà đầu tư quốc tế là Hutchison Telecom - đối tác của Hanoi Telecom.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, trong thực tế hiện nay thì chỉ có Viettel mới có thể tiếp nhận và vận hành hiệu quả nhất đối với EVN Telecom.
Và cùng với những thông điệp từ nghị quyết trên của Viettel, xem ra, ý định mua EVN Telecom của Hanoi Telecom sẽ khó trở thành hiện thực.
Cụ thể, theo tư tưởng Nghị quyết 413 thì Viettel đồng thuận và sẵn sàng thực hiện quyết định của Chính phủ là sẽ bàn giao EVN Telecom cho Viettel.
Tập đoàn này cho biết sẽ tổ chức tiếp nhận nguyên trạng, các nguồn vốn, toàn bộ tài sản, trang thiết bị hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin của EVN Telecom về Viettel.
Theo Viettel, sự chuyển giao này vừa là nhiệm vụ và trách nhiệm mới của Viettel, nhưng cũng là cơ hội để tập đoàn phát triển bền vững, trở thành một tập đoàn hàng đầu trong ngành viễn thông và công nghệ thông tin ở Việt Nam.
Trong Nghị quyết 413, Viettel cũng lên chi tiết các nhiệm vụ cho từng phòng ban như phòng kế hoạch, tài chính, kỹ thuật, chính trị, kinh doanh…; lên kế hoạch để sau khi tiếp nhận EVN Telecom sẽ nhanh chóng đưa “thành viên mới” đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
“Sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì tổ chức bàn giao, tiếp nhận hoàn thành trong tháng 11/2011”, Nghị quyết của Viettel cho biết.
Trong khi đó, ở một kịch bản khác đối với doanh nghiệp viễn thông “nhà đèn”, Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom) cũng vừa mới gửi công văn lên Thủ tướng Chính phủ mua lại phần băng tần 3G, thiết bị và hạ tầng mạng 3G của EVN Telecom, tuy nhiên lại không “chủ đích” mua toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng cáp quang chiến lược và các hạ tầng viễn thông khác, mà nếu Chính phủ mong muốn thì Hanoi Telecom mới mua.
Điều đó tức là doanh nghiệp này chỉ mong muốn xin mua phần “ngon ăn”, còn phần “khó xơi” sẽ để cho tập đoàn viễn thông khác.
Hanoi Telecom lấy lý do đã cùng EVN Telecom thi tuyển 3G, cùng cam kết, đầu tư; vì quy định trong quy chế cuộc thi giải băng tần 2 x 15 MHZ, Hanoi Telecom và EVN Telecom được cấp băng tần là trọn vẹn một băng tần nên “không được chia cắt”; và đồng thời cũng để làm “yên lòng” nhà đầu tư quốc tế là Hutchison Telecom - đối tác của Hanoi Telecom.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, trong thực tế hiện nay thì chỉ có Viettel mới có thể tiếp nhận và vận hành hiệu quả nhất đối với EVN Telecom.
Và cùng với những thông điệp từ nghị quyết trên của Viettel, xem ra, ý định mua EVN Telecom của Hanoi Telecom sẽ khó trở thành hiện thực.