“Hệ thống ngân hàng Trung Quốc đối mặt nguy cơ khủng hoảng”
Sức khỏe của hệ thống ngân hàng Trung Quốc từ lâu đã trở thành một mối lo của thị trường tài chính toàn cầu
Nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Trung Quốc đang tăng cao - Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (IBS) vừa đưa ra cảnh báo.
Theo tin từ BBC, trong báo cáo hàng quý mới nhất, BIS nhấn mạnh rằng hệ số dư nợ tín dụng so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc đã lên mức 30,1 lần trong quý 1 năm nay, cao nhất kể từ khi bắt đầu được theo dõi vào năm 1995.
Theo đánh giá của BIS, hệ số dư nợ tín dụng so với GDP ở mức 10 lần đã là tín hiệu của rủi ro tiềm tàng. Hệ số này càng lớn càng cho thấy hoạt động cho vay ồ ạt và nguy cơ “bong bóng” phát nổ trong tương lai.
Cách đây 1 năm, BIS đưa ra hệ số trên của Trung Quốc ở mức 25,4 lần. Ở Mỹ, hệ số dư nợ tín dụng so với GDP đã vượt ngưỡng 10 lần trước khi nổ ra khủng hoảng tài chính.
Sức khỏe của hệ thống ngân hàng Trung Quốc từ lâu đã trở thành một mối lo của thị trường tài chính toàn cầu. Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2007-2008, tín dụng đã tăng trưởng bùng nổ ở Trung Quốc khi Chính phủ nước này nỗ lực kích cầu nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.
Một phần không nhỏ trong số những khoản vay đó không mang lại hiệu quả và trở thành nợ xấu, đe dọa tới toàn bộ hệ thống. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính rằng số khoản nợ với tổng trị giá 1,3 nghìn tỷ USD ở Trung Quốc đang đối mặt với khả năng vỡ nợ.
Tuy nhiên, do hệ thống ngân hàng Trung Quốc chủ yếu thuộc sở hữu hoặc nằm dưới sự kiểm soát của Chính phủ, giới phân tích cho rằng Bắc Kinh sẽ “giải cứu” hệ thống này trong trường hợp cần thiết. Ngoài ra, mức nợ nước ngoài thấp cũng giảm bớt nguy cơ của một cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Trung Quốc.
BIS nói hệ số dư nợ tín dụng so với GDP vượt 10 lần trong 3 năm liên tiếp là “điềm báo” cho những cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng hệ số này của Trung Quốc đã ở trên ngưỡng cảnh báo như vậy trong phần lớn thời gian từ năm 2009 mà đến nay vẫn chưa xảy ra khủng hoảng lần nào.
Trong quý 1 năm nay, hệ số dư nợ tín dụng so với GDP của Trung Quốc cao hơn của 41 quốc gia khác trên thế giới và khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Theo hãng tin Bloomberg, một số nhà phân tích cho rằng Trung Quốc sẽ cần phải tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng trong những năm tới bởi mức nợ xấu thực tế có thể cao hơn nhiều so với con số chính thức.
Tuy nhiên, trong một báo cáo ra hồi tháng 6, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) nói các nhà băng nước này có khả năng duy trì mức vốn tương đối cao cho dù hứng chịu những cú sốc nghiêm trọng.
Theo tin từ BBC, trong báo cáo hàng quý mới nhất, BIS nhấn mạnh rằng hệ số dư nợ tín dụng so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc đã lên mức 30,1 lần trong quý 1 năm nay, cao nhất kể từ khi bắt đầu được theo dõi vào năm 1995.
Theo đánh giá của BIS, hệ số dư nợ tín dụng so với GDP ở mức 10 lần đã là tín hiệu của rủi ro tiềm tàng. Hệ số này càng lớn càng cho thấy hoạt động cho vay ồ ạt và nguy cơ “bong bóng” phát nổ trong tương lai.
Cách đây 1 năm, BIS đưa ra hệ số trên của Trung Quốc ở mức 25,4 lần. Ở Mỹ, hệ số dư nợ tín dụng so với GDP đã vượt ngưỡng 10 lần trước khi nổ ra khủng hoảng tài chính.
Sức khỏe của hệ thống ngân hàng Trung Quốc từ lâu đã trở thành một mối lo của thị trường tài chính toàn cầu. Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2007-2008, tín dụng đã tăng trưởng bùng nổ ở Trung Quốc khi Chính phủ nước này nỗ lực kích cầu nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.
Một phần không nhỏ trong số những khoản vay đó không mang lại hiệu quả và trở thành nợ xấu, đe dọa tới toàn bộ hệ thống. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính rằng số khoản nợ với tổng trị giá 1,3 nghìn tỷ USD ở Trung Quốc đang đối mặt với khả năng vỡ nợ.
Tuy nhiên, do hệ thống ngân hàng Trung Quốc chủ yếu thuộc sở hữu hoặc nằm dưới sự kiểm soát của Chính phủ, giới phân tích cho rằng Bắc Kinh sẽ “giải cứu” hệ thống này trong trường hợp cần thiết. Ngoài ra, mức nợ nước ngoài thấp cũng giảm bớt nguy cơ của một cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Trung Quốc.
BIS nói hệ số dư nợ tín dụng so với GDP vượt 10 lần trong 3 năm liên tiếp là “điềm báo” cho những cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng hệ số này của Trung Quốc đã ở trên ngưỡng cảnh báo như vậy trong phần lớn thời gian từ năm 2009 mà đến nay vẫn chưa xảy ra khủng hoảng lần nào.
Trong quý 1 năm nay, hệ số dư nợ tín dụng so với GDP của Trung Quốc cao hơn của 41 quốc gia khác trên thế giới và khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Theo hãng tin Bloomberg, một số nhà phân tích cho rằng Trung Quốc sẽ cần phải tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng trong những năm tới bởi mức nợ xấu thực tế có thể cao hơn nhiều so với con số chính thức.
Tuy nhiên, trong một báo cáo ra hồi tháng 6, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) nói các nhà băng nước này có khả năng duy trì mức vốn tương đối cao cho dù hứng chịu những cú sốc nghiêm trọng.