Hỗ trợ lãi suất: Ngân hàng ngại trách nhiệm
Quá trình ban hành và triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn đã bộc lộ không ít những hạn chế, bất cập
Quá trình ban hành và triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn đã bộc lộ không ít những hạn chế, bất cập.
Đó là kết luận của đoàn giám sát thuộc Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội đối với chương trình hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp, cá nhân khi tham gia vay vốn để sản xuất kinh doanh sau hơn 8 tháng triển khai thực hiện.
Kết quả giám sát cho thấy, chính sách hỗ trợ lãi suất khi vay vốn ngân hàng được thông qua hồi đầu năm được đánh giá là đã phát huy tác dụng, tạo niềm tin, có ý nghĩa về kinh tế, chính trị, xã hội, góp phần đảm bảo kinh tế trong nước ổn định và phát triển trong bối cảnh kinh tế thế giới khủng hoảng, kinh tế trong nước suy giảm…
Rõ nét nhất là nền kinh tế đã vượt qua giai đoạn khó khăn và có dấu hiệu phục hồi; GDP 9 tháng đầu năm ước đạt 4,4%, vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm dự kiến đạt 20 tỷ USD; tổng vốn ODA ký kết cả năm xấp xỉ 5,5 tỷ USD, thị trường chứng khoán, bất động sản dần phục hồi.
Quan trọng hơn, chính sách kích cầu thông qua hỗ trợ lãi suất đã tạo được niềm tin cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, trở thành “liều thuốc” kích thích sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm cho hàng ngàn doanh nghiệp.
Có sự chồng chéo chính sách
Tuy nhiên, kết quả giám sát của Ủy ban Tài chính Ngân sách cho thấy, bên cạnh những mặt tích cực trên, chính sách hỗ trợ lãi suất vẫn còn một số tồn tại, bấp cập trong quá trình ban hành lẫn tổ chức thực hiện.
Về bất cập trong chính sách hỗ trợ lãi suất, Ủy ban Tài chính Ngân sách cho rằng, việc triển khai đồng thời nhiều cơ chế hỗ trợ lãi suất cùng với thực thi chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ nới lỏng đã làm cho tổng phương tiện thanh toán và tín dụng tăng ở mức cao, vượt quá khả năng huy động vốn của nền kinh tế, gây sức ép lên thị trường tài chính, ngoại hối.
Công tác giám sát cho thấy, từ đầu năm đến nay, tình trạng mất cân đối cung cầu ngoại tệ trong nền kinh tế diễn ra thường xuyên, dẫn đến mất cân đối trên thị trường ngoại hối. Lãi suất cho vay VND sau khi được hỗ trợ lãi suất còn khoảng 4% - 6,5%/năm, tương đương lãi suất cho vay bằng USD, nhưng do lo ngại rủi ro tỷ giá, các doanh nghiệp nhập khẩu chuyển sang vay VND để mua ngoại tệ tiền nhập khẩu hàng hóa.
Bên cạnh đó, vẫn có tình trạng doanh nghiệp có vốn tự có gửi vào ngân hàng thương mại để hưởng lãi suất cao, nhưng vẫn vay vốn VND để hưởng lãi suất 4%, hay có nhiều doanh nghiệp lập phương án sản xuất - kinh doanh, dự án đầu tư với thời hạn trả nợ kéo dài để được hưởng hỗ trợ lãi suất dài hơn. Thậm chí đã có những hiện tượng lợi dụng cơ chế hỗ trợ lãi suất để trục lợi làm cho rủi ro tín dụng có nguy cơ tăng cao.
Đồng thời, chính việc quy định đối tượng quá rộng lại có sự trùng lặp, chồng chéo khi cho hỗ trợ lãi suất nên đã không khuyến khích được cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng ưu tiên những ngành nghề, lĩnh vực nào cần phát triển.
Thừa nhận có sự chồng chéo, bất hợp lý trong chính sách hỗ trợ lãi suất, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến cho biết, bản thân cơ quan này cũng đã từng đề xuất với Chính phủ không nên ban hành hai quyết định liên quan đến hỗ trợ lãi suất vì có sự chồng chéo.
Hơn nữa, theo ông Tiến, có nhiều máy móc thiết bị cần thiết cho nông dân nhưng lại không được đưa vào danh mục hỗ trợ vay, xác định các sản phẩm sản xuất có 40% sản xuất trong nước cũng rất khó khăn.
Còn việc cho vay mua vật liệu làm nhà, trong khi Chính phủ quy định các đối tượng khó khăn vùng sâu vùng xa chỉ được vay tối đa 8 triệu đồng để xây, sửa chữa nhà thì các đối tượng thuộc diện hỗ trợ lãi suất lại được vay tới 50 triệu.
Cho vay khép kín
Tuy nhiên, theo đánh giá của đoàn giám sát, tồn tại chủ yếu của chính sách hỗ trợ lãi suất vấn chủ yếu nằm ở khâu triển khai thực hiện. Đoàn giám sát đã chỉ ra 5 tồn tại, bất cập:
Một là, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc xây dựng cơ chế hỗ trợ lãi suất chưa thật tốt, nổi lên là sự trùng lắp về đối tượng của các quyết định 131, 443, 497 của Thủ tướng. Đặc biệt, Quyết định 497 được ban hành trong khi chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng về quy trình, thủ tục và điều kiện hỗ trợ lãi suất vay vốn dẫn tới khó phân biệt đối tượng nào được vay và không được vay.
Viện dẫn bất cập trên, ông Nguyễn Văn Sỹ (Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách) cho rằng, quy định về mức cho vay đối với sản phẩm vật tư nông nghiệp là 100% nhưng lại không quá 7 triệu đồng là quá thấp và không phù hợp với thực tế. Hoặc cho vay mua vật liệu xây nhà đối với người dân cũng không khả thi vì nếu lấy hóa đơn mua vật liệu, họ phải chịu thêm 10% VAT, trong khi hỗ trợ lãi suất chỉ có 4%.
Hai là, việc hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước và các định chế cho vay hỗ trợ lãi suất còn có nhiều điểm chưa cụ thể, kịp thời, chưa lường hết các tình huống xảy ra dẫn đến tình trạng lúng túng trong tổ chức thực hiện của cán bộ ngân hàng trong 2 - 3 tháng đầu thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất.
Kết quả giám sát cũng cho thấy, năng lực, trình độ quản trị, mức độ quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo các tổ chức tín dụng còn khác nhau, dẫn đến hiệu quả của mỗi tổ chức tín dụng cũng thể hiện nhiều cấp độ thành công khác nhau.
Ba là, trong quá trình triển khai cơ chế hỗ trợ lãi suất, có một số sai phạm mang tính phổ biến mà nhiều ngân hàng thương mại mắc phải như: hồ sơ vay vốn thiếu chứng tư chứng minh mục đích sử dụng vốn vay, thiếu hóa đơn, chứng từ hoặc hóa đơn xuất trước ngày bắt đầu được hỗ trợ lãi suất (1/2/2009) khá xa hoặc cho vay sai đối tượng quy định.
Bốn là, không tiến hành thông tin, tuyên truyền phổ biến chính sách, thủ tục vay vốn một cách có hệ thống, bài bản của các ngân hàng thương mại, công ty tài chính. Đa số chỉ tập trung khép kín việc phổ biến cho ngân hàng truyền thống.
Năm là, công tác quản lý hồ sơ vay vốn ở một số chi nhánh mà đoàn giám sát kiểm tra đều chưa tốt, có một số tình trạng yếu tố pháp lý trong hợp đồng vay vốn chưa được đảm bảo, tình trạng chứng từ thiếu chữ ký, thiếu hóa đơn vẫn xảy ra.
Theo ông Đinh Trịnh Hải, Phó chủ nhiệm Ủy Ban Tài chính Ngân sách, Trưởng đoàn giám sát, do chính sách vay vốn hỗ trợ lãi suất là một cách làm mới, trong một thời điểm khó khăn, cấp thiết nên nhiều nội dung chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng, chưa lường hết được những tình huống cụ thể.
Chính điều này đã gây nên sự lúng túng, tâm lý e ngại về trách nhiệm của phần lớn cán bộ, lãnh đạo các tổ chức tín dụng.
Với những tồn tại trên, Ủy ban Tài chính Ngân sách đã kiến nghị Quốc hội yêu cầu Chính phủ phải chỉ đạo tổ chức đánh giá toàn diện hiệu quả kinh tế - xã hội và báo cáo kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất tại kỳ họp thứ 8, 9 sắp tới của Quốc hội.
Đó là kết luận của đoàn giám sát thuộc Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội đối với chương trình hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp, cá nhân khi tham gia vay vốn để sản xuất kinh doanh sau hơn 8 tháng triển khai thực hiện.
Kết quả giám sát cho thấy, chính sách hỗ trợ lãi suất khi vay vốn ngân hàng được thông qua hồi đầu năm được đánh giá là đã phát huy tác dụng, tạo niềm tin, có ý nghĩa về kinh tế, chính trị, xã hội, góp phần đảm bảo kinh tế trong nước ổn định và phát triển trong bối cảnh kinh tế thế giới khủng hoảng, kinh tế trong nước suy giảm…
Rõ nét nhất là nền kinh tế đã vượt qua giai đoạn khó khăn và có dấu hiệu phục hồi; GDP 9 tháng đầu năm ước đạt 4,4%, vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm dự kiến đạt 20 tỷ USD; tổng vốn ODA ký kết cả năm xấp xỉ 5,5 tỷ USD, thị trường chứng khoán, bất động sản dần phục hồi.
Quan trọng hơn, chính sách kích cầu thông qua hỗ trợ lãi suất đã tạo được niềm tin cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, trở thành “liều thuốc” kích thích sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm cho hàng ngàn doanh nghiệp.
Có sự chồng chéo chính sách
Tuy nhiên, kết quả giám sát của Ủy ban Tài chính Ngân sách cho thấy, bên cạnh những mặt tích cực trên, chính sách hỗ trợ lãi suất vẫn còn một số tồn tại, bấp cập trong quá trình ban hành lẫn tổ chức thực hiện.
Về bất cập trong chính sách hỗ trợ lãi suất, Ủy ban Tài chính Ngân sách cho rằng, việc triển khai đồng thời nhiều cơ chế hỗ trợ lãi suất cùng với thực thi chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ nới lỏng đã làm cho tổng phương tiện thanh toán và tín dụng tăng ở mức cao, vượt quá khả năng huy động vốn của nền kinh tế, gây sức ép lên thị trường tài chính, ngoại hối.
Công tác giám sát cho thấy, từ đầu năm đến nay, tình trạng mất cân đối cung cầu ngoại tệ trong nền kinh tế diễn ra thường xuyên, dẫn đến mất cân đối trên thị trường ngoại hối. Lãi suất cho vay VND sau khi được hỗ trợ lãi suất còn khoảng 4% - 6,5%/năm, tương đương lãi suất cho vay bằng USD, nhưng do lo ngại rủi ro tỷ giá, các doanh nghiệp nhập khẩu chuyển sang vay VND để mua ngoại tệ tiền nhập khẩu hàng hóa.
Bên cạnh đó, vẫn có tình trạng doanh nghiệp có vốn tự có gửi vào ngân hàng thương mại để hưởng lãi suất cao, nhưng vẫn vay vốn VND để hưởng lãi suất 4%, hay có nhiều doanh nghiệp lập phương án sản xuất - kinh doanh, dự án đầu tư với thời hạn trả nợ kéo dài để được hưởng hỗ trợ lãi suất dài hơn. Thậm chí đã có những hiện tượng lợi dụng cơ chế hỗ trợ lãi suất để trục lợi làm cho rủi ro tín dụng có nguy cơ tăng cao.
Đồng thời, chính việc quy định đối tượng quá rộng lại có sự trùng lặp, chồng chéo khi cho hỗ trợ lãi suất nên đã không khuyến khích được cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng ưu tiên những ngành nghề, lĩnh vực nào cần phát triển.
Thừa nhận có sự chồng chéo, bất hợp lý trong chính sách hỗ trợ lãi suất, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến cho biết, bản thân cơ quan này cũng đã từng đề xuất với Chính phủ không nên ban hành hai quyết định liên quan đến hỗ trợ lãi suất vì có sự chồng chéo.
Hơn nữa, theo ông Tiến, có nhiều máy móc thiết bị cần thiết cho nông dân nhưng lại không được đưa vào danh mục hỗ trợ vay, xác định các sản phẩm sản xuất có 40% sản xuất trong nước cũng rất khó khăn.
Còn việc cho vay mua vật liệu làm nhà, trong khi Chính phủ quy định các đối tượng khó khăn vùng sâu vùng xa chỉ được vay tối đa 8 triệu đồng để xây, sửa chữa nhà thì các đối tượng thuộc diện hỗ trợ lãi suất lại được vay tới 50 triệu.
Cho vay khép kín
Tuy nhiên, theo đánh giá của đoàn giám sát, tồn tại chủ yếu của chính sách hỗ trợ lãi suất vấn chủ yếu nằm ở khâu triển khai thực hiện. Đoàn giám sát đã chỉ ra 5 tồn tại, bất cập:
Một là, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc xây dựng cơ chế hỗ trợ lãi suất chưa thật tốt, nổi lên là sự trùng lắp về đối tượng của các quyết định 131, 443, 497 của Thủ tướng. Đặc biệt, Quyết định 497 được ban hành trong khi chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng về quy trình, thủ tục và điều kiện hỗ trợ lãi suất vay vốn dẫn tới khó phân biệt đối tượng nào được vay và không được vay.
Viện dẫn bất cập trên, ông Nguyễn Văn Sỹ (Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách) cho rằng, quy định về mức cho vay đối với sản phẩm vật tư nông nghiệp là 100% nhưng lại không quá 7 triệu đồng là quá thấp và không phù hợp với thực tế. Hoặc cho vay mua vật liệu xây nhà đối với người dân cũng không khả thi vì nếu lấy hóa đơn mua vật liệu, họ phải chịu thêm 10% VAT, trong khi hỗ trợ lãi suất chỉ có 4%.
Hai là, việc hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước và các định chế cho vay hỗ trợ lãi suất còn có nhiều điểm chưa cụ thể, kịp thời, chưa lường hết các tình huống xảy ra dẫn đến tình trạng lúng túng trong tổ chức thực hiện của cán bộ ngân hàng trong 2 - 3 tháng đầu thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất.
Kết quả giám sát cũng cho thấy, năng lực, trình độ quản trị, mức độ quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo các tổ chức tín dụng còn khác nhau, dẫn đến hiệu quả của mỗi tổ chức tín dụng cũng thể hiện nhiều cấp độ thành công khác nhau.
Ba là, trong quá trình triển khai cơ chế hỗ trợ lãi suất, có một số sai phạm mang tính phổ biến mà nhiều ngân hàng thương mại mắc phải như: hồ sơ vay vốn thiếu chứng tư chứng minh mục đích sử dụng vốn vay, thiếu hóa đơn, chứng từ hoặc hóa đơn xuất trước ngày bắt đầu được hỗ trợ lãi suất (1/2/2009) khá xa hoặc cho vay sai đối tượng quy định.
Bốn là, không tiến hành thông tin, tuyên truyền phổ biến chính sách, thủ tục vay vốn một cách có hệ thống, bài bản của các ngân hàng thương mại, công ty tài chính. Đa số chỉ tập trung khép kín việc phổ biến cho ngân hàng truyền thống.
Năm là, công tác quản lý hồ sơ vay vốn ở một số chi nhánh mà đoàn giám sát kiểm tra đều chưa tốt, có một số tình trạng yếu tố pháp lý trong hợp đồng vay vốn chưa được đảm bảo, tình trạng chứng từ thiếu chữ ký, thiếu hóa đơn vẫn xảy ra.
Theo ông Đinh Trịnh Hải, Phó chủ nhiệm Ủy Ban Tài chính Ngân sách, Trưởng đoàn giám sát, do chính sách vay vốn hỗ trợ lãi suất là một cách làm mới, trong một thời điểm khó khăn, cấp thiết nên nhiều nội dung chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng, chưa lường hết được những tình huống cụ thể.
Chính điều này đã gây nên sự lúng túng, tâm lý e ngại về trách nhiệm của phần lớn cán bộ, lãnh đạo các tổ chức tín dụng.
Với những tồn tại trên, Ủy ban Tài chính Ngân sách đã kiến nghị Quốc hội yêu cầu Chính phủ phải chỉ đạo tổ chức đánh giá toàn diện hiệu quả kinh tế - xã hội và báo cáo kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất tại kỳ họp thứ 8, 9 sắp tới của Quốc hội.