Hoạt động ngân hàng qua trường hợp Habubank
Yêu cầu thông tin tại buổi giới thiệu cổ phiếu Habubank cũng là mối quan tâm chung trong hoạt động các ngân hàng hiện nay
Một số yêu cầu thông tin đặt ra tại buổi giới thiệu cơ hội đầu tư cổ phiếu Habubank ngày 16/11 tại Hà Nội cũng chính là mối quan tâm chung trong hoạt động các ngân hàng hiện nay.
Ngày 23/11 tới, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank) chính thức niêm yết 300 triệu cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
Mức giá 15.000 đồng mà tổ hợp tư vấn đưa ra (gồm Công ty TNHH Chứng khoán Habubank - HBBS, Công ty Cổ phần Chứng khoán Tp.HCM - HSC và Công ty Cổ phần Chứng khoán Sacombank-SBS) được lý giải là hợp lý với triển vọng phát triển của ngân hàng này.
Nhưng, mối quan tâm nhà đầu tư đặt ra cụ thể tại buổi roadshow lại nghiêng về những khó khăn hiện nay và diễn ra thời gian qua. Và điều này không riêng gì với Habubank.
Từ hệ lụy nợ của Vinashin
Câu chuyện nợ của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) thu hút sự chú ý của dư luận thời gian qua “bất ngờ” được cổ đông yêu cầu lãnh đạo Habubank giải trình. Có lẽ suốt các dòng chảy thông tin vừa qua, đây là ngân hàng thương mại đầu tiên trả lời một cách chính thức, công khai và đưa ra quan điểm về vấn đề khá nhạy cảm này (?).
Dù không công bố các dữ liệu cụ thể, nhưng bà Bùi Thị Mai, Tổng giám đốc Habubank, cho biết việc xử lý các khoản vay đối với Vinashin là vấn đề đặt ra đối với 38 tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, không hẳn tất cả đều đáng lo ngại và không xử lý được.
Với riêng Habubank, theo bà Mai, các khoản cho vay liên quan đến tập đoàn này đều có tài sản đảm bảo và không thuộc các hoạt động đầu tư ngoài ngành; đều đã được xử lý trích lập dự phòng rủi ro theo quy định hiện hành; một phần của các khoản vay được chuyển giao sang Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty Hàng hải…
“Hiện chúng tôi đang tiếp tục phối hợp với Chính phủ trong việc tái cấu trúc lại Vinashin. Và tôi cũng lưu ý là không phải tất cả hoạt động của tập đoàn này đều là không hiệu quả, số tài sản 100.000 tỷ đồng không phải là không hiệu quả”, bà Mai nói.
Và để khẳng định cho tính an toàn trong hoạt động của mình, cụ thể trong hoạt động tín dụng, Habubank đưa ra dữ liệu về tỷ lệ nợ xấu (NPL) trong 5 năm qua luôn thấp hơn ngưỡng 3% mà Ngân hàng Nhà nước xác định; cũng như giới thiệu về chính sách kiểm soát tín dụng tập trung mà hiện mới chỉ số ít ngân hàng thực hiện...
Đến “rủi ro chính sách”
“Rủi ro chính sách” là từ được nhà đầu tư dùng khi yêu cầu Habubank phân tích tác động của những điều chỉnh pháp lý trong hoạt động. Ở đây cụ thể là Thông tư 13 của Ngân hàng Nhà nước cũng như sự ám ảnh khả năng phải tăng vốn pháp định lên tối thiểu 10.000 tỷ đồng năm 2015. Tác động này cũng không riêng với Habubank.
Đến thời điểm Thông tư 13 có hiệu lực vẫn còn một số ngân hàng chật vật để đảm bảo các quy định. Chính sách mới này rõ ràng đã tác động nhiều đến hoạt động của các nhà băng, trong đó không loại trừ những xáo trộn ngoài mong muốn thời gian qua và ảnh hưởng đến lợi nhuận - lợi ích cổ đông.
Nhưng theo trả lời từ Habubank, mặc nhiên các ngân hàng đã lường tính đến những điều chỉnh của chính sách để có thể chủ động ứng xử. Điều này được đặt ra từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vừa qua với sự sụp đổ của nhiều định chế lớn, với những bài học kinh nghiệm được rút ra.
Quan điểm mà bà Mai nhấn mạnh là những điều chỉnh pháp lý đó là cần cho hoạt động và phát triển an toàn hơn của các ngân hàng thương mại. Bản thân Habubank cũng đã chủ động trước những điều chỉnh này và thể hiện trong các chỉ tiêu tài chính được xây dựng cho những năm tới.
Tác động cụ thể hơn tới các cổ đông và nhà đầu tư là áp lực tăng vốn. Năm 2010 nhiều người trong số họ hẳn không mấy mặn mà khi đón nhận những thông tin tăng vốn, phát hành thêm; bởi đi cùng với đó là tốc độ pha loãng quá nhanh mà hiệu quả sử dụng vốn khó bắt nhịp để cân bằng…
Thế nên có nhà đầu tư đặt thẳng vấn đề Habubank sẽ thực hiện chính sách cổ tức trong tương lai bằng tiền mặt như thế nào? Thông tin trả lời từ Habubank “trấn an” rằng, đây là một trong những ngân hàng có tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt cao nhất trong những năm qua. Trong bản tóm lược thông tin phục vụ kế hoạch niêm yết, chính sách cổ tức giai đoạn 2011 - 2014 cũng được ghi rõ “bằng tiền” từ 12% - 17%/năm.
Trước mắt, kế hoạch tăng vốn của Habubank theo yêu cầu vốn pháp định 2010 (3.000 tỷ đồng) đã xong; có thêm thuận lợi từ việc chuyển đổi trái phiếu vào tháng 8/2011. Song khả năng yêu cầu 10.000 tỷ đồng đến năm 2015 vẫn được lưu ý, dù chưa có văn bản ban hành chính thức, trong khi kế hoạch của ngân hàng này vốn đến năm 2014 dự kiến đạt khoảng 7.600 tỷ đồng.
Bền vững hơn tăng trưởng nóng
Đã quá nửa tháng 11, vẫn khó khẳng định điểm đến cuối cùng con số lợi nhuận cả năm tại nhiều ngân hàng thương mại. Nhưng có một điểm chung được khẳng định: 2010 là năm có nhiều khó khăn.
9 tháng đầu năm lợi nhuận trước thuế của Habubank đã gần 480 tỷ đồng. Kế hoạch cả năm 601 tỷ đồng nhiều khả năng vượt. Nhưng bà Mai vẫn thận trọng khi nói “phải chờ đến thời điểm 31/12”. Điều này hàm ý thị trường và hoạt động ngân hàng từ đầu năm đến nay có quá nhiều biến động; khoảng thời gian còn lại của năm rất ngắn, nhưng vẫn phải dè chừng khó khăn có thể xẩy ra.
Với riêng Habubank, điểm mà nhà đầu tư quan tâm là một tỷ lệ lãi biên có xu hướng hẹp đi từ năm 2008, ảnh hưởng nhiều đến tốc độ tăng trưởng doanh thu ròng từ lãi, nhất là khi tỷ trọng nguồn này chiếm trên 70% cơ cấu thu nhập; qua đó ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng lợi nhuận (chậm lại từ năm 2008).
Một mặt, tỷ lệ lãi biên giảm được các nhà tư vấn giải thích chủ yếu do tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Điều này cũng thể hiện ở thực tế các ngân hàng thương mại khác. Và với tăng trưởng lợi nhuận chậm lại, giải thích đưa ra là Habubank tập trung nguồn lực để nâng cấp và hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro, tránh tăng trưởng tài sản nóng.
Một điểm khác được chú ý là tỷ lệ cho vay của Habubank chỉ chiếm khoảng 60% tổng nguồn vốn huy động. Với riêng ngân hàng này đó là một tỷ lệ thấp. Mới đây một lãnh đạo của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia đưa ra con số tỷ lệ cho vay từ vốn huy động chiếm khoảng 96,93% toàn ngành ngân hàng trong năm 2009, hay 6 tháng đầu năm 2010 khoảng 92,96% (?).
Với một tỷ lệ thấp, cổ đông đặt dấu hỏi cho hiệu quả sử dụng vốn. Lãnh đạo Habubank giải thích rằng, phần còn lại được sử dụng để đầu tư vào các giấy tờ có giá. Có thể suy luận, khả năng sinh lợi theo đó thường không cao hơn tín dụng, nhưng đổi lại là sự an toàn và gia cố cho khả năng phòng thủ thanh khoản.
Và trong quan điểm chung khi trả lời nhà đầu tư về định hướng hoạt động những năm tới, bà Mai nói: “Chúng tôi luôn cân bằng lợi nhuận với rủi ro, lấy mục tiêu phát triển bền vững là tối cao”.
Ngày 23/11 tới, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank) chính thức niêm yết 300 triệu cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
Mức giá 15.000 đồng mà tổ hợp tư vấn đưa ra (gồm Công ty TNHH Chứng khoán Habubank - HBBS, Công ty Cổ phần Chứng khoán Tp.HCM - HSC và Công ty Cổ phần Chứng khoán Sacombank-SBS) được lý giải là hợp lý với triển vọng phát triển của ngân hàng này.
Nhưng, mối quan tâm nhà đầu tư đặt ra cụ thể tại buổi roadshow lại nghiêng về những khó khăn hiện nay và diễn ra thời gian qua. Và điều này không riêng gì với Habubank.
Từ hệ lụy nợ của Vinashin
Câu chuyện nợ của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) thu hút sự chú ý của dư luận thời gian qua “bất ngờ” được cổ đông yêu cầu lãnh đạo Habubank giải trình. Có lẽ suốt các dòng chảy thông tin vừa qua, đây là ngân hàng thương mại đầu tiên trả lời một cách chính thức, công khai và đưa ra quan điểm về vấn đề khá nhạy cảm này (?).
Dù không công bố các dữ liệu cụ thể, nhưng bà Bùi Thị Mai, Tổng giám đốc Habubank, cho biết việc xử lý các khoản vay đối với Vinashin là vấn đề đặt ra đối với 38 tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, không hẳn tất cả đều đáng lo ngại và không xử lý được.
Với riêng Habubank, theo bà Mai, các khoản cho vay liên quan đến tập đoàn này đều có tài sản đảm bảo và không thuộc các hoạt động đầu tư ngoài ngành; đều đã được xử lý trích lập dự phòng rủi ro theo quy định hiện hành; một phần của các khoản vay được chuyển giao sang Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty Hàng hải…
“Hiện chúng tôi đang tiếp tục phối hợp với Chính phủ trong việc tái cấu trúc lại Vinashin. Và tôi cũng lưu ý là không phải tất cả hoạt động của tập đoàn này đều là không hiệu quả, số tài sản 100.000 tỷ đồng không phải là không hiệu quả”, bà Mai nói.
Và để khẳng định cho tính an toàn trong hoạt động của mình, cụ thể trong hoạt động tín dụng, Habubank đưa ra dữ liệu về tỷ lệ nợ xấu (NPL) trong 5 năm qua luôn thấp hơn ngưỡng 3% mà Ngân hàng Nhà nước xác định; cũng như giới thiệu về chính sách kiểm soát tín dụng tập trung mà hiện mới chỉ số ít ngân hàng thực hiện...
Đến “rủi ro chính sách”
“Rủi ro chính sách” là từ được nhà đầu tư dùng khi yêu cầu Habubank phân tích tác động của những điều chỉnh pháp lý trong hoạt động. Ở đây cụ thể là Thông tư 13 của Ngân hàng Nhà nước cũng như sự ám ảnh khả năng phải tăng vốn pháp định lên tối thiểu 10.000 tỷ đồng năm 2015. Tác động này cũng không riêng với Habubank.
Đến thời điểm Thông tư 13 có hiệu lực vẫn còn một số ngân hàng chật vật để đảm bảo các quy định. Chính sách mới này rõ ràng đã tác động nhiều đến hoạt động của các nhà băng, trong đó không loại trừ những xáo trộn ngoài mong muốn thời gian qua và ảnh hưởng đến lợi nhuận - lợi ích cổ đông.
Nhưng theo trả lời từ Habubank, mặc nhiên các ngân hàng đã lường tính đến những điều chỉnh của chính sách để có thể chủ động ứng xử. Điều này được đặt ra từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vừa qua với sự sụp đổ của nhiều định chế lớn, với những bài học kinh nghiệm được rút ra.
Quan điểm mà bà Mai nhấn mạnh là những điều chỉnh pháp lý đó là cần cho hoạt động và phát triển an toàn hơn của các ngân hàng thương mại. Bản thân Habubank cũng đã chủ động trước những điều chỉnh này và thể hiện trong các chỉ tiêu tài chính được xây dựng cho những năm tới.
Tác động cụ thể hơn tới các cổ đông và nhà đầu tư là áp lực tăng vốn. Năm 2010 nhiều người trong số họ hẳn không mấy mặn mà khi đón nhận những thông tin tăng vốn, phát hành thêm; bởi đi cùng với đó là tốc độ pha loãng quá nhanh mà hiệu quả sử dụng vốn khó bắt nhịp để cân bằng…
Thế nên có nhà đầu tư đặt thẳng vấn đề Habubank sẽ thực hiện chính sách cổ tức trong tương lai bằng tiền mặt như thế nào? Thông tin trả lời từ Habubank “trấn an” rằng, đây là một trong những ngân hàng có tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt cao nhất trong những năm qua. Trong bản tóm lược thông tin phục vụ kế hoạch niêm yết, chính sách cổ tức giai đoạn 2011 - 2014 cũng được ghi rõ “bằng tiền” từ 12% - 17%/năm.
Trước mắt, kế hoạch tăng vốn của Habubank theo yêu cầu vốn pháp định 2010 (3.000 tỷ đồng) đã xong; có thêm thuận lợi từ việc chuyển đổi trái phiếu vào tháng 8/2011. Song khả năng yêu cầu 10.000 tỷ đồng đến năm 2015 vẫn được lưu ý, dù chưa có văn bản ban hành chính thức, trong khi kế hoạch của ngân hàng này vốn đến năm 2014 dự kiến đạt khoảng 7.600 tỷ đồng.
Bền vững hơn tăng trưởng nóng
Đã quá nửa tháng 11, vẫn khó khẳng định điểm đến cuối cùng con số lợi nhuận cả năm tại nhiều ngân hàng thương mại. Nhưng có một điểm chung được khẳng định: 2010 là năm có nhiều khó khăn.
9 tháng đầu năm lợi nhuận trước thuế của Habubank đã gần 480 tỷ đồng. Kế hoạch cả năm 601 tỷ đồng nhiều khả năng vượt. Nhưng bà Mai vẫn thận trọng khi nói “phải chờ đến thời điểm 31/12”. Điều này hàm ý thị trường và hoạt động ngân hàng từ đầu năm đến nay có quá nhiều biến động; khoảng thời gian còn lại của năm rất ngắn, nhưng vẫn phải dè chừng khó khăn có thể xẩy ra.
Với riêng Habubank, điểm mà nhà đầu tư quan tâm là một tỷ lệ lãi biên có xu hướng hẹp đi từ năm 2008, ảnh hưởng nhiều đến tốc độ tăng trưởng doanh thu ròng từ lãi, nhất là khi tỷ trọng nguồn này chiếm trên 70% cơ cấu thu nhập; qua đó ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng lợi nhuận (chậm lại từ năm 2008).
Một mặt, tỷ lệ lãi biên giảm được các nhà tư vấn giải thích chủ yếu do tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Điều này cũng thể hiện ở thực tế các ngân hàng thương mại khác. Và với tăng trưởng lợi nhuận chậm lại, giải thích đưa ra là Habubank tập trung nguồn lực để nâng cấp và hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro, tránh tăng trưởng tài sản nóng.
Một điểm khác được chú ý là tỷ lệ cho vay của Habubank chỉ chiếm khoảng 60% tổng nguồn vốn huy động. Với riêng ngân hàng này đó là một tỷ lệ thấp. Mới đây một lãnh đạo của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia đưa ra con số tỷ lệ cho vay từ vốn huy động chiếm khoảng 96,93% toàn ngành ngân hàng trong năm 2009, hay 6 tháng đầu năm 2010 khoảng 92,96% (?).
Với một tỷ lệ thấp, cổ đông đặt dấu hỏi cho hiệu quả sử dụng vốn. Lãnh đạo Habubank giải thích rằng, phần còn lại được sử dụng để đầu tư vào các giấy tờ có giá. Có thể suy luận, khả năng sinh lợi theo đó thường không cao hơn tín dụng, nhưng đổi lại là sự an toàn và gia cố cho khả năng phòng thủ thanh khoản.
Và trong quan điểm chung khi trả lời nhà đầu tư về định hướng hoạt động những năm tới, bà Mai nói: “Chúng tôi luôn cân bằng lợi nhuận với rủi ro, lấy mục tiêu phát triển bền vững là tối cao”.