Hồi hộp xét lại phân nhóm tín dụng: Ai lên, ai xuống?
Chỉ còn một tháng nữa để Ngân hàng Nhà nước chính thức xem xét lại việc phân nhóm tăng trưởng tín dụng năm nay
Chỉ còn một tháng nữa để Ngân hàng Nhà nước chính thức xem xét lại việc phân nhóm tăng trưởng tín dụng năm nay. Giá trị của kết quả cuối cùng có thể nhìn nhận ở những góc độ khác nhau.
Đầu tuần này, tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2012, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước tái khẳng định thông điệp sẽ xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng, trên cơ sở chất lượng hoạt động của mỗi thành viên.
Hồi đầu năm, cơ quan điều hành cũng đã nêu rõ, sau 6 tháng thực hiện, việc phân nhóm sẽ được xem xét lại, đồng nghĩa với việc có khả năng một số thành viên được thăng hạng hoặc xuống hạng.
Bẵng đi vài tháng, phân nhóm, cơ chế và kết quả của nó sẽ lại là một vấn đề mà thị trường quan tâm. Chung quy vẫn là khả năng thay đổi chỉ tiêu sẽ như thế nào. Điều đó có thể là bình thường, nhưng cũng sẽ rất quan trọng.
Ngay sau khi lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước tái khẳng định thông điệp, Công ty Chứng khoán Tp.HCM (HSC) đã dự tính trong bản tin của mình rằng: “Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ nâng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt và tình hình tài chính lành mạnh. Tuy không đề cập đến việc sẽ nâng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng tối đa 17% nhưng chúng tôi cho rằng nếu theo lời phát biểu trên thì chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng tối đa 17% sẽ được nâng”.
HSC nhìn nhận, nếu nâng thì điều đó cũng không có nhiều tác động. “Hiện tại các ngân hàng dường như không muốn cho vay ra do lo ngại rủi ro tín dụng. Do đó, chúng tôi cho rằng việc tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng trong khi các ngân hàng không thể đạt tới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được giao sẽ không mang nhiều ý nghĩa thực tiễn”.
Thực tế, một số nguồn tin mới đây đề cập tăng trưởng tín dụng đến giữa tháng 5/2012 vẫn còn âm. Ở giới hạn chung, chỉ tiêu 15% - 17% coi như vẫn nguyên vẹn, thậm chí là một thách thức lấp đầy trong 6 tháng cuối năm.
Tại khá nhiều ngân hàng thương mại, ngay cả những “ông lớn” quốc doanh và cổ phần, số liệu tổng hợp kết thúc quý 1/2012 là những mức tăng trưởng tín dụng âm, thậm chí giảm từ 3% - 5%...
Theo đó, nếu Ngân hàng Nhà nước nâng chỉ tiêu trên 17% như giả thiết của HSC, và như nhận định của công ty chứng khoán này là không mang nhiều ý nghĩa thực tiễn. Một khả năng Thánh Gióng về tăng tín dụng của hệ thống là khó trong ngắn hạn, đồng nghĩa với tình huống dòng vốn ngân hàng chảy ra ồ ạt và điều kiện đi kèm là lãi suất cho vay giảm nhanh và mạnh là khó xẩy ra.
Song lúc này, sự “hồi hộp” tập trung ở một hướng kết quả khác: liệu có bao nhiêu ngân hàng sẽ được thăng hạng hay bị xuống hạng khi xét lại? Kết quả này rất có ý nghĩa với chính họ, bên cạnh “room” thay đổi còn là vị trí của họ trên thị trường và trong mắt khách hàng.
Theo thông tin của Ngân hàng Nhà nước đưa ra tại diễn đàn Quốc hội kỳ này, có 6 ngân hàng thương mại đang trong diện được giám sát toàn diện do yếu kém và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đến nay, danh tính của 6 thành viên vẫn là một ẩn số. Nếu kết quả xét lại chỉ tiêu giao tăng trưởng tín dụng lộ rõ, ẩn số đó sẽ có một cơ sở quan trọng để giải.
Dĩ nhiên, thời gian qua người quan tâm đã loại suy để tự tìm ra ẩn số. Thậm chí hồi đầu năm có hiện tượng một số nhân viên ngân hàng “tiếp thị” bản danh sách các ngân hàng nhóm 1 và 2 (“trong đó có tôi”) tới khách hàng để thu hút nguồn tiền gửi. Có lẽ danh sách đó cũng được tổng hợp theo phép loại suy. Thế nhưng, cũng không dễ để có kết quả chính xác.
Ví dụ như, đầu năm nay, thông tin Ngân hàng Nam Việt (Navibank) đặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng tối đa 2012 ở mức 15%, ứng với nhóm 2 theo cơ chế phân nhóm có thể gây hoài nghi trên thị trường. Nhưng, tại đại hội đồng cổ đông ngày 3/6 tới đây, chỉ tiêu này tiếp tục được đưa ra như một sự khẳng định.
Tương tự, Ngân hàng Phương Tây (Western Bank) cũng thông tin chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng dự kiến năm nay là 15%, ứng với nhóm 2, song cho đến lúc này vẫn chưa rõ bao giờ mới tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên để xem xét. Việc tổ chức đại hội quá muộn như vậy cũng là một điểm đáng quan tâm.
Trường hợp của Western Bank dễ bị hoài nghi bởi hồi tháng 3/2011 từng bị Thanh tra Ngân hàng Nhà nước phát hiện và xử lý vi phạm vượt trần lãi suất huy động. Đây là một hạn chế khi xem xét phân nhóm giao chỉ tiêu tín dụng, căn theo các tiêu chí mà Ngân hàng Nhà nước công bố trước đó. Hay một điểm tham khảo khác được nhận thấy trong báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011, khoản mục tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác có ghi nhận: hơn 537 tỷ đồng gốc của các hợp đồng tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác kèm theo khoản lãi trên 19 tỷ đồng đã quá hạn nhưng chưa thanh toán được tính đến ngày 31/12/2011. Liệu đây có phải là một dẫn chứng cho sự khó khăn thanh khoản trong hệ thống cuối năm vừa qua?
Ở những ví dụ như vậy, đến nay vẫn còn những đồn đoán trong công chúng. Sự đồn đoán có thể tiếp tục có khi Ngân hàng Nhà nước xem xét lại để điều chỉnh chỉ tiêu và có thể là cả thứ hạng. Chính vì vậy mà kết quả cuối cùng không chỉ quan trọng bởi giới hạn hoạt động cho mỗi ngân hàng, mà còn liên quan đến một đánh giá về vị trí của họ trên thị trường.
Tuy nhiên, vẫn còn một biến số có thể làm thay đổi tình thế nào đó. Đơn cử như năm ngoái, nếu theo giới hạn 20% thì Ngân hàng Quân đội (MB) có thể bị rơi vào diện cho vay quá tay, không tuân thủ quy định (kết năm tăng tới 26,2%), nhưng ngay ở tháng cuối năm, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản cho phép ở mức 27%, suýt soát!
Đầu tuần này, tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2012, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước tái khẳng định thông điệp sẽ xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng, trên cơ sở chất lượng hoạt động của mỗi thành viên.
Hồi đầu năm, cơ quan điều hành cũng đã nêu rõ, sau 6 tháng thực hiện, việc phân nhóm sẽ được xem xét lại, đồng nghĩa với việc có khả năng một số thành viên được thăng hạng hoặc xuống hạng.
Bẵng đi vài tháng, phân nhóm, cơ chế và kết quả của nó sẽ lại là một vấn đề mà thị trường quan tâm. Chung quy vẫn là khả năng thay đổi chỉ tiêu sẽ như thế nào. Điều đó có thể là bình thường, nhưng cũng sẽ rất quan trọng.
Ngay sau khi lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước tái khẳng định thông điệp, Công ty Chứng khoán Tp.HCM (HSC) đã dự tính trong bản tin của mình rằng: “Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ nâng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt và tình hình tài chính lành mạnh. Tuy không đề cập đến việc sẽ nâng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng tối đa 17% nhưng chúng tôi cho rằng nếu theo lời phát biểu trên thì chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng tối đa 17% sẽ được nâng”.
HSC nhìn nhận, nếu nâng thì điều đó cũng không có nhiều tác động. “Hiện tại các ngân hàng dường như không muốn cho vay ra do lo ngại rủi ro tín dụng. Do đó, chúng tôi cho rằng việc tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng trong khi các ngân hàng không thể đạt tới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được giao sẽ không mang nhiều ý nghĩa thực tiễn”.
Thực tế, một số nguồn tin mới đây đề cập tăng trưởng tín dụng đến giữa tháng 5/2012 vẫn còn âm. Ở giới hạn chung, chỉ tiêu 15% - 17% coi như vẫn nguyên vẹn, thậm chí là một thách thức lấp đầy trong 6 tháng cuối năm.
Tại khá nhiều ngân hàng thương mại, ngay cả những “ông lớn” quốc doanh và cổ phần, số liệu tổng hợp kết thúc quý 1/2012 là những mức tăng trưởng tín dụng âm, thậm chí giảm từ 3% - 5%...
Theo đó, nếu Ngân hàng Nhà nước nâng chỉ tiêu trên 17% như giả thiết của HSC, và như nhận định của công ty chứng khoán này là không mang nhiều ý nghĩa thực tiễn. Một khả năng Thánh Gióng về tăng tín dụng của hệ thống là khó trong ngắn hạn, đồng nghĩa với tình huống dòng vốn ngân hàng chảy ra ồ ạt và điều kiện đi kèm là lãi suất cho vay giảm nhanh và mạnh là khó xẩy ra.
Song lúc này, sự “hồi hộp” tập trung ở một hướng kết quả khác: liệu có bao nhiêu ngân hàng sẽ được thăng hạng hay bị xuống hạng khi xét lại? Kết quả này rất có ý nghĩa với chính họ, bên cạnh “room” thay đổi còn là vị trí của họ trên thị trường và trong mắt khách hàng.
Theo thông tin của Ngân hàng Nhà nước đưa ra tại diễn đàn Quốc hội kỳ này, có 6 ngân hàng thương mại đang trong diện được giám sát toàn diện do yếu kém và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đến nay, danh tính của 6 thành viên vẫn là một ẩn số. Nếu kết quả xét lại chỉ tiêu giao tăng trưởng tín dụng lộ rõ, ẩn số đó sẽ có một cơ sở quan trọng để giải.
Dĩ nhiên, thời gian qua người quan tâm đã loại suy để tự tìm ra ẩn số. Thậm chí hồi đầu năm có hiện tượng một số nhân viên ngân hàng “tiếp thị” bản danh sách các ngân hàng nhóm 1 và 2 (“trong đó có tôi”) tới khách hàng để thu hút nguồn tiền gửi. Có lẽ danh sách đó cũng được tổng hợp theo phép loại suy. Thế nhưng, cũng không dễ để có kết quả chính xác.
Ví dụ như, đầu năm nay, thông tin Ngân hàng Nam Việt (Navibank) đặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng tối đa 2012 ở mức 15%, ứng với nhóm 2 theo cơ chế phân nhóm có thể gây hoài nghi trên thị trường. Nhưng, tại đại hội đồng cổ đông ngày 3/6 tới đây, chỉ tiêu này tiếp tục được đưa ra như một sự khẳng định.
Tương tự, Ngân hàng Phương Tây (Western Bank) cũng thông tin chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng dự kiến năm nay là 15%, ứng với nhóm 2, song cho đến lúc này vẫn chưa rõ bao giờ mới tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên để xem xét. Việc tổ chức đại hội quá muộn như vậy cũng là một điểm đáng quan tâm.
Trường hợp của Western Bank dễ bị hoài nghi bởi hồi tháng 3/2011 từng bị Thanh tra Ngân hàng Nhà nước phát hiện và xử lý vi phạm vượt trần lãi suất huy động. Đây là một hạn chế khi xem xét phân nhóm giao chỉ tiêu tín dụng, căn theo các tiêu chí mà Ngân hàng Nhà nước công bố trước đó. Hay một điểm tham khảo khác được nhận thấy trong báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011, khoản mục tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác có ghi nhận: hơn 537 tỷ đồng gốc của các hợp đồng tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác kèm theo khoản lãi trên 19 tỷ đồng đã quá hạn nhưng chưa thanh toán được tính đến ngày 31/12/2011. Liệu đây có phải là một dẫn chứng cho sự khó khăn thanh khoản trong hệ thống cuối năm vừa qua?
Ở những ví dụ như vậy, đến nay vẫn còn những đồn đoán trong công chúng. Sự đồn đoán có thể tiếp tục có khi Ngân hàng Nhà nước xem xét lại để điều chỉnh chỉ tiêu và có thể là cả thứ hạng. Chính vì vậy mà kết quả cuối cùng không chỉ quan trọng bởi giới hạn hoạt động cho mỗi ngân hàng, mà còn liên quan đến một đánh giá về vị trí của họ trên thị trường.
Tuy nhiên, vẫn còn một biến số có thể làm thay đổi tình thế nào đó. Đơn cử như năm ngoái, nếu theo giới hạn 20% thì Ngân hàng Quân đội (MB) có thể bị rơi vào diện cho vay quá tay, không tuân thủ quy định (kết năm tăng tới 26,2%), nhưng ngay ở tháng cuối năm, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản cho phép ở mức 27%, suýt soát!