Kết quả phân nhóm tín dụng và những dấu hỏi
Một chủ trương đúng, song việc thực hiện có thể gây băn khoăn với những người trong cuộc
Khi kết quả cuối cùng đang hình thành, so sánh ắt được đặt ra. Một chủ trương đúng, song việc thực hiện có thể gây băn khoăn với những người trong cuộc.
Đến thời điểm này đã có gần 20 ngân hàng thương mại chủ động công bố chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2012 mà Ngân hàng Nhà nước giao. Chủ yếu là các thành viên nhóm 1 và nhóm 2. Nhóm 3 và nhóm 4 có thể thiếu động lực công bố.
Trên cơ sở kết quả mà các thành viên đã đưa ra, thị trường tiếp tục chờ đợi và hẳn là đang có những so sánh bước đầu.
Năm 2012, Ngân hàng Nhà nước thực hiện cơ chế chỉ tiêu tín dụng mới, phân thành 4 nhóm với các giới hạn khác nhau. Cơ chế này được ủng hộ, đã đáp ứng yêu cầu của các ngân hàng thương mại đặt ra sau sự cào bằng trong năm 2011.
Một mục đích chính của cơ chế là tạo điều kiện tối đa theo định hướng chung cho những nguồn lực vốn mạnh và lành mạnh, hạn chế những bất cập từ tín dụng ở những đầu mối yếu kém.
Một ước lượng tương đối ban đầu là các thành viên trong nhóm “G12” có thể được giao chỉ tiêu cao nhất (17%). Nếu có một sự hạn chế nào đó ở nhóm này đều có thể ảnh hưởng đến quy mô nguồn vốn ra thị trường, bởi 1% của một ngân hàng lớn quy mô bằng nhiều phần trăm của những ngân hàng nhỏ. Hay giả sử với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), sau hợp nhất là một quy mô lớn, nếu có chỉ tiêu thấp thì cũng là một phần hụt đi đáng chú ý…
Bên cạnh đó, ngay cả những ngân hàng quy mô nhỏ và vừa, nếu hoạt động tốt và lành mạnh cũng hoàn toàn đủ tiêu chuẩn để được tối đa 17%. Thực tế như ở thông tin ban đầu, Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB), Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) không có tên trong nhóm “G12” song vẫn được giao chỉ tiêu cao nhất.
Càng có nhiều thành viên được chỉ tiêu 17% càng là kết quả tích cực. Một mặt nó phản ánh một phần tình hình sức khỏe của hệ thống trên cơ sở tự đánh giá của Ngân hàng Nhà nước. Mặt khác, giới hạn tăng trưởng tín dụng của hệ thống đỡ bị co thêm sau định hướng chung đã chốt ở mức thấp, chỉ từ 15% - 17% trong năm nay.
Thế nhưng, sẽ có sự so sánh.
Giả sử, Ngân hàng Kiên Long (KienLong Bank) có thể tự nhìn mình với MHB, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) có thể nhìn sang SeABank căn theo quy mô, hiệu quả hoạt động, tính tuân thủ các quy định pháp luật, hay cả đặc thù phục vụ khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, hay trong tín dụng nông nghiệp nông thôn… và thắc mắc sao họ chỉ ở nhóm 2 (15%)? Mọi so sánh đều khập khiễng, nhưng dư luận có quyền đặt ra như vậy.
Hay một so sánh khác. Đầu tháng 1/2012, Ngân hàng Nhà nước có thông báo cụ thể kết quả xếp hạng “Ngân hàng loại A”, dựa trên 5 tiêu chí là vốn tự có, chất lượng tài sản, năng lực quản trị điều hành, kết quả kinh doanh và khả năng thanh khoản. Vậy “loại A” này có khác gì so với việc phân nhóm để giao chỉ tiêu tín dụng hay không? Hỏi vậy bởi dự tính sẽ có trường hợp được “loại A” nhưng chưa hẳn đã có chỉ tiêu tín dụng cao nhất.
Thế rồi ngay chính một thành viên vừa nhận văn bản giao chỉ tiêu xong cũng băn khoăn rằng: “Đáng lẽ ngân hàng tôi được vào nhóm 1 vì so sánh với một số ngân hàng khác cũng chẳng thua kém. Hay là do cách đây vài năm chúng tôi có gặp một sự cố không hay nên phải vào nhóm 2?”.
Sẽ có những so sánh và băn khoăn như thế. Nhưng có lẽ là sẽ không có sự điều chỉnh nào, mà phải chờ việc xem xét lại sau 6 tháng thực hiện. Mỗi thành viên nhận chỉ tiêu xong, lên kế hoạch để định hướng kinh doanh cho phù hợp.
Tại Ngân hàng Bảo Việt (BaoViet Bank), sau khi nhận kết quả ở nhóm 2, một lãnh đạo cho biết: “Chỉ tiêu tăng trưởng 15% là tương đối phù hợp với BaoViet Bank. Năm 2012, chúng tôi xác định mục tiêu ổn định, phát triển kinh doanh có hiệu quả trên cơ sở đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro. Qua đó, tạo nền tảng cho hoạt động của ngân hàng trong những năm tiếp theo”.
Hay tại KienLong Bank, Tổng giám đốc Trương Hoàng Lương cho biết, ngân hàng sẽ tập trung nguồn vốn được phép cho vay này vào sản xuất nông nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay chỉ 15%, áp lực với KienLong Bank là lớn, khi ngân hàng này đặt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2012 là 710 tỷ đồng, tăng tới 36% so với năm 2011; tất nhiên, việc xây dựng chỉ tiêu là đã có tính toán.
Đến thời điểm này đã có gần 20 ngân hàng thương mại chủ động công bố chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2012 mà Ngân hàng Nhà nước giao. Chủ yếu là các thành viên nhóm 1 và nhóm 2. Nhóm 3 và nhóm 4 có thể thiếu động lực công bố.
Trên cơ sở kết quả mà các thành viên đã đưa ra, thị trường tiếp tục chờ đợi và hẳn là đang có những so sánh bước đầu.
Năm 2012, Ngân hàng Nhà nước thực hiện cơ chế chỉ tiêu tín dụng mới, phân thành 4 nhóm với các giới hạn khác nhau. Cơ chế này được ủng hộ, đã đáp ứng yêu cầu của các ngân hàng thương mại đặt ra sau sự cào bằng trong năm 2011.
Một mục đích chính của cơ chế là tạo điều kiện tối đa theo định hướng chung cho những nguồn lực vốn mạnh và lành mạnh, hạn chế những bất cập từ tín dụng ở những đầu mối yếu kém.
Một ước lượng tương đối ban đầu là các thành viên trong nhóm “G12” có thể được giao chỉ tiêu cao nhất (17%). Nếu có một sự hạn chế nào đó ở nhóm này đều có thể ảnh hưởng đến quy mô nguồn vốn ra thị trường, bởi 1% của một ngân hàng lớn quy mô bằng nhiều phần trăm của những ngân hàng nhỏ. Hay giả sử với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), sau hợp nhất là một quy mô lớn, nếu có chỉ tiêu thấp thì cũng là một phần hụt đi đáng chú ý…
Bên cạnh đó, ngay cả những ngân hàng quy mô nhỏ và vừa, nếu hoạt động tốt và lành mạnh cũng hoàn toàn đủ tiêu chuẩn để được tối đa 17%. Thực tế như ở thông tin ban đầu, Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB), Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) không có tên trong nhóm “G12” song vẫn được giao chỉ tiêu cao nhất.
Càng có nhiều thành viên được chỉ tiêu 17% càng là kết quả tích cực. Một mặt nó phản ánh một phần tình hình sức khỏe của hệ thống trên cơ sở tự đánh giá của Ngân hàng Nhà nước. Mặt khác, giới hạn tăng trưởng tín dụng của hệ thống đỡ bị co thêm sau định hướng chung đã chốt ở mức thấp, chỉ từ 15% - 17% trong năm nay.
Thế nhưng, sẽ có sự so sánh.
Giả sử, Ngân hàng Kiên Long (KienLong Bank) có thể tự nhìn mình với MHB, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) có thể nhìn sang SeABank căn theo quy mô, hiệu quả hoạt động, tính tuân thủ các quy định pháp luật, hay cả đặc thù phục vụ khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, hay trong tín dụng nông nghiệp nông thôn… và thắc mắc sao họ chỉ ở nhóm 2 (15%)? Mọi so sánh đều khập khiễng, nhưng dư luận có quyền đặt ra như vậy.
Hay một so sánh khác. Đầu tháng 1/2012, Ngân hàng Nhà nước có thông báo cụ thể kết quả xếp hạng “Ngân hàng loại A”, dựa trên 5 tiêu chí là vốn tự có, chất lượng tài sản, năng lực quản trị điều hành, kết quả kinh doanh và khả năng thanh khoản. Vậy “loại A” này có khác gì so với việc phân nhóm để giao chỉ tiêu tín dụng hay không? Hỏi vậy bởi dự tính sẽ có trường hợp được “loại A” nhưng chưa hẳn đã có chỉ tiêu tín dụng cao nhất.
Thế rồi ngay chính một thành viên vừa nhận văn bản giao chỉ tiêu xong cũng băn khoăn rằng: “Đáng lẽ ngân hàng tôi được vào nhóm 1 vì so sánh với một số ngân hàng khác cũng chẳng thua kém. Hay là do cách đây vài năm chúng tôi có gặp một sự cố không hay nên phải vào nhóm 2?”.
Sẽ có những so sánh và băn khoăn như thế. Nhưng có lẽ là sẽ không có sự điều chỉnh nào, mà phải chờ việc xem xét lại sau 6 tháng thực hiện. Mỗi thành viên nhận chỉ tiêu xong, lên kế hoạch để định hướng kinh doanh cho phù hợp.
Tại Ngân hàng Bảo Việt (BaoViet Bank), sau khi nhận kết quả ở nhóm 2, một lãnh đạo cho biết: “Chỉ tiêu tăng trưởng 15% là tương đối phù hợp với BaoViet Bank. Năm 2012, chúng tôi xác định mục tiêu ổn định, phát triển kinh doanh có hiệu quả trên cơ sở đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro. Qua đó, tạo nền tảng cho hoạt động của ngân hàng trong những năm tiếp theo”.
Hay tại KienLong Bank, Tổng giám đốc Trương Hoàng Lương cho biết, ngân hàng sẽ tập trung nguồn vốn được phép cho vay này vào sản xuất nông nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay chỉ 15%, áp lực với KienLong Bank là lớn, khi ngân hàng này đặt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2012 là 710 tỷ đồng, tăng tới 36% so với năm 2011; tất nhiên, việc xây dựng chỉ tiêu là đã có tính toán.