Hội thảo khoa học nhân kỷ niệm 30 năm Lò phản ứng Đà Lạt
Hội thảo khoa học về việc thiết kế, vận hành và sử dụng lò phản ứng nghiên cứu đã diễn ra ngày 19/3/2014 tại Tp.Đà Lạt
Hội thảo khoa học về việc thiết kế, vận hành và sử dụng lò phản ứng nghiên cứu đã diễn ra ngày 19/3/2014 tại Tp.Đà Lạt trong khuôn khổ lễ kỷ niệm 30 năm Lò phản ứng nghiên cứu Đà Lạt.
Hội thảo cũng đề cập đến vai trò của lò phản ứng nghiên cứu trong việc phát triển ngành công nghiệp hạt nhân của mỗi quốc gia, công nghệ xây dựng các lò phản ứng an toàn, và đào tạo các cán bộ có chuyên môn.
Hội thảo có sự tham gia của 120 đại biểu, với 70 nhà khoa học Việt Nam, 16 chuyên gia Nga và những người quan tâm đến lĩnh vực công nghệ hạt nhân.
Trong bài phát biểu “Lò phản ứng nghiên cứu Nga hôm nay và tương lai”, ông Pershukov, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga ROSATOM đã trình bày về công nghệ hiện đại của Nga trong lĩnh vực chế tạo lò phản ứng nghiên cứu, đồng thời nhấn mạnh các đặc điểm của lò phản ứng nghiên cứu dự kiến được xây tại Việt Nam.
Nga hiện là nước đang dẫn đầu thế giới về số lượng các lò phản ứng nghiên cứu và rất tích cực hỗ trợ Việt Nam trong quá trình xây dựng các lò phản ứng này. Ông cũng cho biết đến nay đã có 23 lò phản ứng được xây tại 19 quốc gia trên thế giới và các nhà máy đều được xây theo thiết kế của Nga. Hiện tập đoàn ROSATOM cũng đang dẫn đầu thế giới về việc xây dựng số lượng các nhà máy điện tại nhiều quốc gia.
Tại hội thảo, ông M.K.Romanichev, Tổng giám đốc SNIIP-SISTEMATOM đã có bài phát biểu về “Nguyên tắc chính khi tạo dựng hệ thống kiểm soát và bảo vệ lò phản ứng nghiên cứu", trong đó ông đã chia sẻ kinh nghiệm của Nga trong lĩnh vực an toàn bức xạ với các đồng nghiệp Việt Nam.
Được biết, Nga và Việt Nam đang thảo luận về dự án xây dựng một trung tâm nghiên cứu và lò phản ứng nghiên cứu mới tại Việt Nam. Theo ông Pershukov, "Nhiệm vụ chính của trung tâm là đào tạo cán bộ trong lĩnh vực khoa học và năng lượng hạt nhân. Trung tâm nghiên cứu là một dự án rất cần thiết cho việc hỗ trợ Việt Nam trở thành một quốc gia không chỉ xây dựng nhà máy hạt nhân mà còn sở hữu những chuyên gia có trình độ để vận hành các nhà máy này.”
Lò phản ứng 15 MW sẽ không chỉ được sử dụng để tiến hành các nghiên cứu khoa học cơ bản, mà sẽ còn đóng góp rất nhiều trong các lĩnh vực như hóa học và y học.
Dự án trung tâm nghiên cứu là một bước quan trọng hướng tới việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Việt Nam và phát triển công nghệ trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân. Cách đây 60 năm nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của thế giới được đặt tại Obninsk (cách Moscow 100 km) đã cung cấp năng lượng cho một thị trấn khoa học nhỏ. Là nhà tiên phong trong việc sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình, Nga đã xây dựng nhiều nhà máy hạt nhân an toàn và tin cậy ở các nước khác nhau trên thế giới và hiện đang phát triển các khu vực công nghệ hạt nhân mới.
(Nguồn: ROSATOM)
Hội thảo cũng đề cập đến vai trò của lò phản ứng nghiên cứu trong việc phát triển ngành công nghiệp hạt nhân của mỗi quốc gia, công nghệ xây dựng các lò phản ứng an toàn, và đào tạo các cán bộ có chuyên môn.
Hội thảo có sự tham gia của 120 đại biểu, với 70 nhà khoa học Việt Nam, 16 chuyên gia Nga và những người quan tâm đến lĩnh vực công nghệ hạt nhân.
Trong bài phát biểu “Lò phản ứng nghiên cứu Nga hôm nay và tương lai”, ông Pershukov, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga ROSATOM đã trình bày về công nghệ hiện đại của Nga trong lĩnh vực chế tạo lò phản ứng nghiên cứu, đồng thời nhấn mạnh các đặc điểm của lò phản ứng nghiên cứu dự kiến được xây tại Việt Nam.
Nga hiện là nước đang dẫn đầu thế giới về số lượng các lò phản ứng nghiên cứu và rất tích cực hỗ trợ Việt Nam trong quá trình xây dựng các lò phản ứng này. Ông cũng cho biết đến nay đã có 23 lò phản ứng được xây tại 19 quốc gia trên thế giới và các nhà máy đều được xây theo thiết kế của Nga. Hiện tập đoàn ROSATOM cũng đang dẫn đầu thế giới về việc xây dựng số lượng các nhà máy điện tại nhiều quốc gia.
Tại hội thảo, ông M.K.Romanichev, Tổng giám đốc SNIIP-SISTEMATOM đã có bài phát biểu về “Nguyên tắc chính khi tạo dựng hệ thống kiểm soát và bảo vệ lò phản ứng nghiên cứu", trong đó ông đã chia sẻ kinh nghiệm của Nga trong lĩnh vực an toàn bức xạ với các đồng nghiệp Việt Nam.
Được biết, Nga và Việt Nam đang thảo luận về dự án xây dựng một trung tâm nghiên cứu và lò phản ứng nghiên cứu mới tại Việt Nam. Theo ông Pershukov, "Nhiệm vụ chính của trung tâm là đào tạo cán bộ trong lĩnh vực khoa học và năng lượng hạt nhân. Trung tâm nghiên cứu là một dự án rất cần thiết cho việc hỗ trợ Việt Nam trở thành một quốc gia không chỉ xây dựng nhà máy hạt nhân mà còn sở hữu những chuyên gia có trình độ để vận hành các nhà máy này.”
Lò phản ứng 15 MW sẽ không chỉ được sử dụng để tiến hành các nghiên cứu khoa học cơ bản, mà sẽ còn đóng góp rất nhiều trong các lĩnh vực như hóa học và y học.
Dự án trung tâm nghiên cứu là một bước quan trọng hướng tới việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Việt Nam và phát triển công nghệ trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân. Cách đây 60 năm nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của thế giới được đặt tại Obninsk (cách Moscow 100 km) đã cung cấp năng lượng cho một thị trấn khoa học nhỏ. Là nhà tiên phong trong việc sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình, Nga đã xây dựng nhiều nhà máy hạt nhân an toàn và tin cậy ở các nước khác nhau trên thế giới và hiện đang phát triển các khu vực công nghệ hạt nhân mới.
(Nguồn: ROSATOM)