Hôm nay, bế mạc kỳ họp Quốc hội thứ sáu
Tại phiên bế mạc, Quốc hội sẽ thông qua hai nghị quyết về chất vấn và giám sát chuyên đề
Đúng 9h30 sáng nay (27/11) Quốc hội khóa 12 sẽ họp phiên bế mạc kỳ họp thứ sáu, được khai mạc từ ngày 20/10. Nội dung phiên bế mạc sẽ được truyền hình trực tiếp để cử tri cả nước theo dõi.
Theo nghị trình, tại phiên họp này, Quốc hội sẽ nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Hà Văn Hiền trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội về dự thảo nghị quyết giám sát về việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách pháp luật quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.
Sau đó, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nghị quyết này.
Nằm trong chương trình của kỳ họp thứ sáu, ngày 9/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trình Quốc hội báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước. Qua đó, các vị đại biểu Quốc hội đã thực hiện quyền giám sát tối cao về nội dung này. Sau đó, qua phiếu hỏi ý kiến đã có 292/311 đại biểu Quốc hội đề nghị ban hành nghị quyết về chuyên đề giám sát.
Cũng tại phiên họp sáng nay, Quốc hội sẽ thông qua nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp. Trước khi các đại biểu nhấn nút, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội về dự thảo nghị quyết .
Ngày 25/11, Đoàn thư ký kỳ họp đã có tờ trình về việc ban hành nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ sáu. Trong đó nêu rõ sự cần thiết phải ban hành nghị quyết để phát huy kết quả của việc ra nghị quyết tại kỳ họp thứ tư và theo tinh thần mỗi năm nên ra nghị quyết về hoạt động chất vấn một lần.
Nội dung dự kiến được đưa vào nghị quyết sẽ bao gồm trách nhiệm của người trả lời chất vấn. Quốc hội sẽ yêu cầu các vị đã trả lời chất vấn có biện pháp cụ thể, thiết thực để thực hiện có hiệu quả những vấn đề đại biểu Quốc hội đã đặt ra và người trả lời chất vấn đã hứa trước Quốc hội.
Trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội cũng được đưa vào nghị quyết này.
Tại kỳ họp thứ sáu, trong số 32 ngày làm việc, bên cạnh thảo luận và quyết định các vấn đề kinh tế xã hội, Quốc hội đã xem xét thông qua 7 dự án luật và cho ý kiến 10 dự án luật khác.
Quốc hội cũng đã xem xét tình hình thực hiện các công trình quan trọng quốc gia. Bao gồm dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất số 1, Thủy điện Sơn La, trồng mới 5 triệu ha rừng và đường Hồ Chí Minh. Quyết định chủ trương đầu tư dự án Nhà máy Thủy điện Lai Châu và Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận cũng đã được Quốc hội thông qua vào giữa tuần này.
Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2010 cũng đã được Quốc hội thông qua, trước khi thông qua nghị quyết về chương trình hoạt động giám sát, nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước và nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2010.
Theo đó, mục tiêu tổng quát năm 2010 là: "Nỗ lực phấn đấu phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao hơn năm 2009, tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô; nâng cao chất lượng tăng trưởng; ngăn chặn lạm phát cao trở lại; tăng khả năng bảo đảm an sinh xã hội; chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh; phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010".
Theo nghị trình, tại phiên họp này, Quốc hội sẽ nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Hà Văn Hiền trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội về dự thảo nghị quyết giám sát về việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách pháp luật quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.
Sau đó, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nghị quyết này.
Nằm trong chương trình của kỳ họp thứ sáu, ngày 9/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trình Quốc hội báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước. Qua đó, các vị đại biểu Quốc hội đã thực hiện quyền giám sát tối cao về nội dung này. Sau đó, qua phiếu hỏi ý kiến đã có 292/311 đại biểu Quốc hội đề nghị ban hành nghị quyết về chuyên đề giám sát.
Cũng tại phiên họp sáng nay, Quốc hội sẽ thông qua nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp. Trước khi các đại biểu nhấn nút, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội về dự thảo nghị quyết .
Ngày 25/11, Đoàn thư ký kỳ họp đã có tờ trình về việc ban hành nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ sáu. Trong đó nêu rõ sự cần thiết phải ban hành nghị quyết để phát huy kết quả của việc ra nghị quyết tại kỳ họp thứ tư và theo tinh thần mỗi năm nên ra nghị quyết về hoạt động chất vấn một lần.
Nội dung dự kiến được đưa vào nghị quyết sẽ bao gồm trách nhiệm của người trả lời chất vấn. Quốc hội sẽ yêu cầu các vị đã trả lời chất vấn có biện pháp cụ thể, thiết thực để thực hiện có hiệu quả những vấn đề đại biểu Quốc hội đã đặt ra và người trả lời chất vấn đã hứa trước Quốc hội.
Trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội cũng được đưa vào nghị quyết này.
Tại kỳ họp thứ sáu, trong số 32 ngày làm việc, bên cạnh thảo luận và quyết định các vấn đề kinh tế xã hội, Quốc hội đã xem xét thông qua 7 dự án luật và cho ý kiến 10 dự án luật khác.
Quốc hội cũng đã xem xét tình hình thực hiện các công trình quan trọng quốc gia. Bao gồm dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất số 1, Thủy điện Sơn La, trồng mới 5 triệu ha rừng và đường Hồ Chí Minh. Quyết định chủ trương đầu tư dự án Nhà máy Thủy điện Lai Châu và Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận cũng đã được Quốc hội thông qua vào giữa tuần này.
Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2010 cũng đã được Quốc hội thông qua, trước khi thông qua nghị quyết về chương trình hoạt động giám sát, nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước và nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2010.
Theo đó, mục tiêu tổng quát năm 2010 là: "Nỗ lực phấn đấu phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao hơn năm 2009, tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô; nâng cao chất lượng tăng trưởng; ngăn chặn lạm phát cao trở lại; tăng khả năng bảo đảm an sinh xã hội; chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh; phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010".