Thường vụ Quốc hội được đề nghị cần “khó tính” hơn
Đại biểu Quốc hội thảo luận về báo cáo công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2009
"Tôi rất xúc động trước ý kiến chân thành, tình cảm, tâm huyết, xây dựng của 11 vị đại biểu góp ý về báo cáo công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2009", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết thúc phiên thảo luận chiều 20/11 của Quốc hội.
Đây là lần đầu tiên, Quốc hội thảo luận công khai tại hội trường về nội dung này. Vậy nên, một số vị đại biểu đã tỏ ra "hơi buồn" khi Phó chủ tịch Tòng Thị Phóng sắp trình bày xong báo cáo, mà mới chỉ duy nhất có một đại biểu đăng ký phát biểu.
Tuy nhiên, lần lượt đã có thêm 10 vị đại biểu nhấn nút đăng ký, và phiên thảo luận, nói như một vị đại biểu là bao gồm cả “tương, cà, mắm, muối” của Quốc hội đã diễn ra khá sôi nổi.
Các đại biểu đều thống nhất đánh giá năm 2009, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nỗ lực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, giải quyết một khối lượng lớn công việc đảm bảo chất lượng, có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng yêu cầu đổi mới của Quốc hội.
Một trong những nội dung được nhiều ý kiến đề cập là vai trò của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong công tác xây dựng pháp luật. Bởi đây là công việc trọng tâm của Quốc hội.
Theo báo cáo, công tác xây dựng pháp luật trong năm 2009 được Ủy ban tiếp tục thực hiện đạt kết quả tốt. Các dự án luật, pháp lệnh được ban hành đảm bảo chất lượng, kịp thời, đồng bộ, bao quát các lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Mặc dù vậy, đại biểu Nguyễn Thị Bạch Mai vẫn đề nghị Ủy ban cần “khó tính” hơn, không nể nang, thỏa hiệp, làm khó cho Quốc hội khi nhiều dự luật chuẩn bị chưa đạt yêu cầu.
Đại biểu Hoàng Văn Toàn chỉ ra thực tế việc gửi dự án luật chậm nên có nhiều dự luật đến tận khi họp tổ mới đọc vỡ. Vì vậy, chất lượng thảo luận không cao. Đồng thời không tổ chức lấy ý kiến được rộng rãi, trong khi đại biểu cũng chỉ có kiến thức ở từng lĩnh vực nhất định. "Nên yêu cầu ban soạn thảo gửi đúng quy định, nếu chậm thì kiên quyết không thông qua, tránh tình trạng đại biểu nhấn nút mà còn chưa đọc luật", đại biểu Toàn đề nghị.
Đại biểu Nguyễn Văn Pha cũng thẳng thắn cho rằng, nhiều dự án luật chất lượng thấp có lý do từ Ủy ban. “Đề nghị Ủy ban cần nâng cao hơn việc chỉ đạo thẩm tra dự án luật, cử người của ủy ban thẩm tra tham gia ngay từ khi bắt đầu soạn thảo luật”.
Phó chủ tịch Tòng Thị Phóng cho biết, năm 2010, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục nghiên cứu, cải tiến các thức thảo luận, bảo đảm chất lượng các dự án trình Quốc hội và nâng cao chất lượng cũng như số lượng văn bản pháp lệnh ban hành.
Đây là lần đầu tiên, Quốc hội thảo luận công khai tại hội trường về nội dung này. Vậy nên, một số vị đại biểu đã tỏ ra "hơi buồn" khi Phó chủ tịch Tòng Thị Phóng sắp trình bày xong báo cáo, mà mới chỉ duy nhất có một đại biểu đăng ký phát biểu.
Tuy nhiên, lần lượt đã có thêm 10 vị đại biểu nhấn nút đăng ký, và phiên thảo luận, nói như một vị đại biểu là bao gồm cả “tương, cà, mắm, muối” của Quốc hội đã diễn ra khá sôi nổi.
Các đại biểu đều thống nhất đánh giá năm 2009, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nỗ lực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, giải quyết một khối lượng lớn công việc đảm bảo chất lượng, có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng yêu cầu đổi mới của Quốc hội.
Một trong những nội dung được nhiều ý kiến đề cập là vai trò của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong công tác xây dựng pháp luật. Bởi đây là công việc trọng tâm của Quốc hội.
Theo báo cáo, công tác xây dựng pháp luật trong năm 2009 được Ủy ban tiếp tục thực hiện đạt kết quả tốt. Các dự án luật, pháp lệnh được ban hành đảm bảo chất lượng, kịp thời, đồng bộ, bao quát các lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Mặc dù vậy, đại biểu Nguyễn Thị Bạch Mai vẫn đề nghị Ủy ban cần “khó tính” hơn, không nể nang, thỏa hiệp, làm khó cho Quốc hội khi nhiều dự luật chuẩn bị chưa đạt yêu cầu.
Đại biểu Hoàng Văn Toàn chỉ ra thực tế việc gửi dự án luật chậm nên có nhiều dự luật đến tận khi họp tổ mới đọc vỡ. Vì vậy, chất lượng thảo luận không cao. Đồng thời không tổ chức lấy ý kiến được rộng rãi, trong khi đại biểu cũng chỉ có kiến thức ở từng lĩnh vực nhất định. "Nên yêu cầu ban soạn thảo gửi đúng quy định, nếu chậm thì kiên quyết không thông qua, tránh tình trạng đại biểu nhấn nút mà còn chưa đọc luật", đại biểu Toàn đề nghị.
Đại biểu Nguyễn Văn Pha cũng thẳng thắn cho rằng, nhiều dự án luật chất lượng thấp có lý do từ Ủy ban. “Đề nghị Ủy ban cần nâng cao hơn việc chỉ đạo thẩm tra dự án luật, cử người của ủy ban thẩm tra tham gia ngay từ khi bắt đầu soạn thảo luật”.
Phó chủ tịch Tòng Thị Phóng cho biết, năm 2010, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục nghiên cứu, cải tiến các thức thảo luận, bảo đảm chất lượng các dự án trình Quốc hội và nâng cao chất lượng cũng như số lượng văn bản pháp lệnh ban hành.