Hôm nay, Chính phủ trình Quốc hội đề án tái cơ cấu kinh tế
Sáng nay (21/5) Quốc hội khóa 13 sẽ bắt đầu kỳ họp thứ ba với nghị trình tròn một tháng
Sáng nay (21/5) Quốc hội khóa 13 sẽ bắt đầu kỳ họp thứ ba với nghị trình tròn một tháng.
Ngay ngày làm việc đầu tiên, Chính phủ sẽ chính thức trình Quốc hội đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế, nội dung đã được đại biểu Quốc hội yêu cầu tại không ít kỳ họp trước.
Sau khi thảo luận tại tổ, cả ngày thứ sáu (8/6) , phiên thảo luận ở hội trường về đề án sẽ được truyền hình, phát thanh trực tiếp.
Trước khi trình ra Quốc hội, đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế đã được tiếp thu, chỉnh sửa qua khá nhiều hội thảo, lấy ý kiến đóng góp từ 63 đoàn đại biểu Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Kết quả cần đạt được theo lộ trình thực hiện với các giải pháp đột phá vẫn là những vấn đề còn nhiều băn khoăn tại đề án này.
Bản đề án trình Quốc hội hôm nay, phần tổ chức thực hiện Chính phủ đã làm rõ hơn khó khăn, thách thức và thuận lợi đối với quá trình tái cơ cấu kinh tế cũng như bước đầu trả lời môt số vấn đề đặt ra qua quá trình góp ý cho đề án.
Bên cạnh các phiên thảo luận về kinh tế, xã hội, ngân sách, ở kỳ họp này Quốc hội sẽ thực hiện giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Với trọng tâm là xây dựng pháp luật, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 13 dự án luật, 7 nghị quyết và cho ý kiến về 6 dự án luật. Trong số các dự án luật được thông qua có Luật Bảo hiểm tiền gửi, Luật Phòng chống rửa tiền, Bộ luật Lao động (sửa đổi)…
Đặc biệt, Luật Biển Việt Nam cũng sẽ được thông qua tại kỳ họp này.
Điểm mới là các phiên thảo luận tại hội trường về các dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) và Luật Xử lý vi phạm hành chính cũng sẽ được phát thanh, truyền hình trực tiếp.
Như thường lệ, Quốc hội cũng sẽ dành 2,5 ngày để chất vấn các thành viên Chính phủ vào cuối kỳ họp.
Một nội dung được cử tri đặc biệt quan tâm ở kỳ họp thứ ba là việc xem xét tư cách đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến (Long An), một trong 38 doanh nhân đang là đại biểu Quốc hội khóa 13.
Theo chương trình dự kiến, 30 phút cuối phiên họp chiều 23/5, Quốc hội sẽ họp riêng, nghe Trưởng ban Công tác đại biểu của Ủy ban thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Nương trình bày tờ trình đề nghị Quốc hội bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Đặng Thị Hoàng Yến.
Chiều hôm sau, 30 phút cuối cũng được dành để các đoàn đại biểu Quốc hội thảo luận về việc bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với doanh nhân này.
Sáng 26/5, tại phiên họp toàn thể, Quốc hội sẽ nghe Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương báo cáo kết quả thảo luận ở đoàn về việc bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Yến.
Nếu đăng ký, bà Đặng Thị Hoàng Yến sẽ được dành thời gian phát biểu tại phiên họp này.
Sau khi thảo luận, Quốc hội sẽ tiến hành bỏ phiếu về việc bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Yến.
Kết quả kiểm phiếu sẽ được công bố trước khi Quốc hội thảo luận và biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Yến.
Trước thềm kỳ họp, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cũng cho biết, dù Đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến đã có đơn xin từ nhiệm nhưng “khi đại biểu vi phạm pháp luật, quy định của nhà nước thì đương nhiên là phải bãi nhiệm”.
Ngay ngày làm việc đầu tiên, Chính phủ sẽ chính thức trình Quốc hội đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế, nội dung đã được đại biểu Quốc hội yêu cầu tại không ít kỳ họp trước.
Sau khi thảo luận tại tổ, cả ngày thứ sáu (8/6) , phiên thảo luận ở hội trường về đề án sẽ được truyền hình, phát thanh trực tiếp.
Trước khi trình ra Quốc hội, đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế đã được tiếp thu, chỉnh sửa qua khá nhiều hội thảo, lấy ý kiến đóng góp từ 63 đoàn đại biểu Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Kết quả cần đạt được theo lộ trình thực hiện với các giải pháp đột phá vẫn là những vấn đề còn nhiều băn khoăn tại đề án này.
Bản đề án trình Quốc hội hôm nay, phần tổ chức thực hiện Chính phủ đã làm rõ hơn khó khăn, thách thức và thuận lợi đối với quá trình tái cơ cấu kinh tế cũng như bước đầu trả lời môt số vấn đề đặt ra qua quá trình góp ý cho đề án.
Bên cạnh các phiên thảo luận về kinh tế, xã hội, ngân sách, ở kỳ họp này Quốc hội sẽ thực hiện giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Với trọng tâm là xây dựng pháp luật, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 13 dự án luật, 7 nghị quyết và cho ý kiến về 6 dự án luật. Trong số các dự án luật được thông qua có Luật Bảo hiểm tiền gửi, Luật Phòng chống rửa tiền, Bộ luật Lao động (sửa đổi)…
Đặc biệt, Luật Biển Việt Nam cũng sẽ được thông qua tại kỳ họp này.
Điểm mới là các phiên thảo luận tại hội trường về các dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) và Luật Xử lý vi phạm hành chính cũng sẽ được phát thanh, truyền hình trực tiếp.
Như thường lệ, Quốc hội cũng sẽ dành 2,5 ngày để chất vấn các thành viên Chính phủ vào cuối kỳ họp.
Một nội dung được cử tri đặc biệt quan tâm ở kỳ họp thứ ba là việc xem xét tư cách đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến (Long An), một trong 38 doanh nhân đang là đại biểu Quốc hội khóa 13.
Theo chương trình dự kiến, 30 phút cuối phiên họp chiều 23/5, Quốc hội sẽ họp riêng, nghe Trưởng ban Công tác đại biểu của Ủy ban thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Nương trình bày tờ trình đề nghị Quốc hội bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Đặng Thị Hoàng Yến.
Chiều hôm sau, 30 phút cuối cũng được dành để các đoàn đại biểu Quốc hội thảo luận về việc bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với doanh nhân này.
Sáng 26/5, tại phiên họp toàn thể, Quốc hội sẽ nghe Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương báo cáo kết quả thảo luận ở đoàn về việc bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Yến.
Nếu đăng ký, bà Đặng Thị Hoàng Yến sẽ được dành thời gian phát biểu tại phiên họp này.
Sau khi thảo luận, Quốc hội sẽ tiến hành bỏ phiếu về việc bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Yến.
Kết quả kiểm phiếu sẽ được công bố trước khi Quốc hội thảo luận và biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Yến.
Trước thềm kỳ họp, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cũng cho biết, dù Đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến đã có đơn xin từ nhiệm nhưng “khi đại biểu vi phạm pháp luật, quy định của nhà nước thì đương nhiên là phải bãi nhiệm”.