Chính phủ sẽ tiếp tục thảo luận đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế
Chính phủ sẽ thảo luận một phiên nữa để hoàn thiện đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế trước khi trình Quốc hội
Chiều 19/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục thảo luận về đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói, kết thúc phiên thảo luận buổi sáng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết chỉ tập trung nghe và lĩnh hội các ý kiến thảo luận, (hai ông không tham dự phiên thảo luận buổi chiều – PV).
Được mời phát biểu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cơ quan chủ trì soạn thảo đề án -, ông Bùi Quang Vinh cho biết, đề án có phạm vi rộng, nhiều vấn đề nên cơ quan soạn thảo rất cầu thị ý kiến đóng góp, kể cả của các nhà chuyên môn, nhà khoa học để làm sao báo cáo Quốc hội đề án có chất lượng.
Cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ nghiêm túc tiếp thu tất cả ý kiến và sẽ lắng nghe thêm tại các diễn đàn tới đây, ông Vinh nói.
Cũng theo Bộ trưởng Vinh, “Thủ tướng rất quan tâm đến đề án vì đây là vấn đề rất khó và Thủ tướng đã cho ý kiến là sau khi tiếp thu ý kiến tại đây sẽ trình Chính phủ thảo luận một phiên nữa để hoàn thiện rồi mới trình Quốc hội”.
Cụ thể hơn, Bộ trưởng Vinh cho biết, trong 6 đề án thành phần, đề ái tái cơ cấu đầu tư công được Thủ tướng nhận xét là đề án rất tốt nên đã phê duyệt ngay và triển khai lập tức, không cần xin thêm ý kiến nữa.
Đề nghị cả Bộ và Ủy ban Kinh tế gửi các tài liệu liên quan đến tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có ý kiến tại diễn đàn kinh tế mùa xuân cho các vị đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu hai bên làm sâu sắc hơn các vấn đề tại đề án.
Kết thúc phiên thảo luận, Phó chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân gói lại các ý kiến đã phát biểu nhìn chung đánh giá đề án đã được xây dựng nghiêm túc, trách nhiệm, cơ bản đạt yêu cầu đề ra, nhưng để thuyết phục đa số đại biểu Quốc hội thì cần tiếp tục hoàn chỉnh thêm.
Phó chủ tịch cũng nhấn mạnh băn khoăn phần đánh giá các hạn chế yếu kém của nền kinh tế, nguyên nhân chỉ ra đều không mới, hàng năm và 5 năm đều nhắc đi nhắc lại, song đâu vẫn vào đấy là do đâu?
Trước đó, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh Nguyễn Kim Khoa cũng cho rằng đề án cần thực tiễn hơn, tập trung hơn và khả thi hơn, nhất là cần đánh giá xác đáng hơn về tồn tại yếu kém, nhất là nguyên nhân nêu chưa rõ. Tái cơ cấu nền kinh tế phải dựa trên cơ sở đánh giá đúng tình hình, ông Khoa nói.
Cũng vẫn theo Chủ nhiệm Khoa, cần phải chỉ rõ tư duy đầu tư chậm đổi mới, vẫn chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, phân cấp đầu tư bị chi phối bởi lợi ích nhóm, tham nhũng, nếu không mạnh dạn nói lên để khắc phục căn bệnh thâm căn thì khó phát triển, ông Khoa nhấn mạnh.
Chủ nhiệm Khoa cũng đề nghị nên có lộ trình và nguồn lực bảo đảm thực hiện đề án để trình Quốc hội.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói, kết thúc phiên thảo luận buổi sáng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết chỉ tập trung nghe và lĩnh hội các ý kiến thảo luận, (hai ông không tham dự phiên thảo luận buổi chiều – PV).
Được mời phát biểu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cơ quan chủ trì soạn thảo đề án -, ông Bùi Quang Vinh cho biết, đề án có phạm vi rộng, nhiều vấn đề nên cơ quan soạn thảo rất cầu thị ý kiến đóng góp, kể cả của các nhà chuyên môn, nhà khoa học để làm sao báo cáo Quốc hội đề án có chất lượng.
Cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ nghiêm túc tiếp thu tất cả ý kiến và sẽ lắng nghe thêm tại các diễn đàn tới đây, ông Vinh nói.
Cũng theo Bộ trưởng Vinh, “Thủ tướng rất quan tâm đến đề án vì đây là vấn đề rất khó và Thủ tướng đã cho ý kiến là sau khi tiếp thu ý kiến tại đây sẽ trình Chính phủ thảo luận một phiên nữa để hoàn thiện rồi mới trình Quốc hội”.
Cụ thể hơn, Bộ trưởng Vinh cho biết, trong 6 đề án thành phần, đề ái tái cơ cấu đầu tư công được Thủ tướng nhận xét là đề án rất tốt nên đã phê duyệt ngay và triển khai lập tức, không cần xin thêm ý kiến nữa.
Đề nghị cả Bộ và Ủy ban Kinh tế gửi các tài liệu liên quan đến tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có ý kiến tại diễn đàn kinh tế mùa xuân cho các vị đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu hai bên làm sâu sắc hơn các vấn đề tại đề án.
Kết thúc phiên thảo luận, Phó chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân gói lại các ý kiến đã phát biểu nhìn chung đánh giá đề án đã được xây dựng nghiêm túc, trách nhiệm, cơ bản đạt yêu cầu đề ra, nhưng để thuyết phục đa số đại biểu Quốc hội thì cần tiếp tục hoàn chỉnh thêm.
Phó chủ tịch cũng nhấn mạnh băn khoăn phần đánh giá các hạn chế yếu kém của nền kinh tế, nguyên nhân chỉ ra đều không mới, hàng năm và 5 năm đều nhắc đi nhắc lại, song đâu vẫn vào đấy là do đâu?
Trước đó, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh Nguyễn Kim Khoa cũng cho rằng đề án cần thực tiễn hơn, tập trung hơn và khả thi hơn, nhất là cần đánh giá xác đáng hơn về tồn tại yếu kém, nhất là nguyên nhân nêu chưa rõ. Tái cơ cấu nền kinh tế phải dựa trên cơ sở đánh giá đúng tình hình, ông Khoa nói.
Cũng vẫn theo Chủ nhiệm Khoa, cần phải chỉ rõ tư duy đầu tư chậm đổi mới, vẫn chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, phân cấp đầu tư bị chi phối bởi lợi ích nhóm, tham nhũng, nếu không mạnh dạn nói lên để khắc phục căn bệnh thâm căn thì khó phát triển, ông Khoa nhấn mạnh.
Chủ nhiệm Khoa cũng đề nghị nên có lộ trình và nguồn lực bảo đảm thực hiện đề án để trình Quốc hội.