Hơn 100 phiến quân bị tiêu diệt sau vụ không kích của Mỹ
Ít nhất 70 phiến quân Nhà nước Hồi giáo và 50 tay súng khác có liên quan tới mạng lưới al-Qaeda đã bị tiêu diệt
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 23/9 đã hoan nghênh sự hỗ trợ của các nước Arab trong vụ không kích phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS), và nói "đây không phải là cuộc chiến đơn độc của Mỹ".
Theo hãng tin BBC, phát biểu trên của ông Obama được đưa ra sau khi Mỹ và các đồng minh Arab mở cuộc oanh kích đầu tiên nhằm vào các mục tiêu của IS tại Syria. Các nhà hoạt động cho biết, ít nhất 70 phiến quân Nhà nước Hồi giáo và 50 tay súng khác có liên quan tới mạng lưới al-Qaeda đã bị tiêu diệt trong đợt không kích này.
Trong khi, Bộ Chỉ huy trung tâm Mỹ cho biết, các cuộc không kích trong ngày 23/9 đã phá hủy được nhiều mục tiêu của IS, bao gồm các chiến binh, khu huấn luyện, trụ sở, cơ sở chỉ huy và kiểm soát, nhà kho, trung tâm tài chính và xe quân sự của tổ chức này tại những khu vực gần Ar Raqqah, Dayr az Zawr, Al Hasakah và Abu Kamal.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Thiếu tướng Hải quân John Kirby khẳng định rằng, "các cuộc không kích đêm qua mới chỉ là sự khởi đầu". Theo ông John Kirby, các cuộc không kích này "rất thành công" và sẽ còn tiếp tục.
Tổng thống Obama xác nhận Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Jordan, Bahrain và Qatar có tham gia hoặc hỗ trợ đợt không kích. Ông nói, Mỹ "tự hào được kề vai sát cánh với các nước trên".
"Sức mạnh của liên minh này đã cho thế giới thấy rõ rằng, đây không phải là cuộc chiến của riêng nước Mỹ. Trên hết, nó cho thấy nhân dân và chính phủ các nước Trung Đông chối bỏ IS và đang đứng dậy vì một nền hòa bình và an ninh mà người dân khu vực và thế giới xứng đáng được hưởng", người đứng đầu Chính phủ Mỹ khẳng định.
Tổng thống Obama thề sẽ kiên trì theo đuổi cuộc chiến chống IS và các nhóm cực đoan khác có liên hệ với al-Qaeda, như nhóm Khorasan, nhưng cảnh báo người dân Mỹ đây sẽ là một cuộc chiến kéo dài và khó khăn.
"Nỗ lực chung này cần có thời gian. Sẽ có những thách thức ở phía trước, nhưng chúng ta sẽ làm tất cả những gì cần thiết trong cuộc chiến chống lại nhóm khủng bố này vì an ninh của nước Mỹ, khu vực và toàn thế giới".
Trong tuyên bố đưa ra cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki, cho biết nước này đã thông báo với Syria về vụ không kích thông qua đại diện của Syria tại Liên hiệp quốc. Tuy nhiên, bà Psaki nêu rõ Mỹ không cần sự cho phép của Syria và đã cảnh báo chính quyền nước này không cản trở phi cơ Mỹ không kích ở đây.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết thêm, nước này không phối hợp với Chính phủ Syria, không thông báo trước với Syria ở cấp độ quân đội cũng như không cho biết thời gian tấn công các mục tiêu cụ thể của nhóm Nhà nước Hồi giáo. Ngoại trưởng John Kerry cũng không gửi thư tới chính quyền Syria về hành động của Mỹ.
Đợt không kích của Mỹ nhằm vào các tay súng thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo trên lãnh thổ Syria diễn ra ngay trước cuộc họp của Đại hội đồng Liên hiệp quốc (24/9). Theo kế hoạch, trong phiên họp này, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ lên tiếng kêu gọi ủng hộ của các nước chống lại nhóm khủng bố cực đoan Nhà nước Hồi giáo.
Phát biểu bên lề một hội nghị hôm 23/9, Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon cho rằng, việc bảo vệ dân thường Syria là hành động cấp thiết, nhưng hành động đó cần tuân thủ các nguyên tắc của Liên hiệp quốc. Các bên tham dự chiến dịch phải tiến hành các biện pháp phòng ngừa để tránh và giảm thiểu thương vong cho dân thường.
Trong thư gửi tới ông Ban sau đó, Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc Samantha Power nói, cuộc không kích là cần thiết để loại bỏ mối đe dọa IS với Iraq, Mỹ và đồng minh. Theo bà, hành động này là chính đáng theo điều 51 Hiến chương Liên hiệp quốc về quyền phòng vệ đơn phương, hay tập thể của các nước trước cuộc tấn công vũ trang.
Về phía Syria, hãng thông tấn nhà nước SANA dẫn phát biểu của Tổng thống Bashar al-Assad trong cuộc gặp ở Damascus với Cố vấn An ninh quốc gia Iraq Faleh al-Fayad nêu rõ, "Syria sẽ tiếp tục kiên định đấu tranh với cuộc chiến theo đuổi nhiều năm qua chống khủng bố. Chúng tôi ủng hộ bất kỳ nỗ lực quốc tế nào chống khủng bố".
Theo ông Assad, thành công của các nỗ lực chống khủng bố không chỉ phụ thuộc vào các hành động quân sự, mà còn phụ thuộc vào cam kết đối với các nghị quyết quốc tế liên quan, ám chỉ nghị quyết gần đây của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đối phó IS và Mặt trận al-Nusra tại Iraq và Syria vốn có liên hệ với mạng lưới al-Qaeda.
Trong khi đó, trong một đoạn ghi âm 42 phút được phát tán trên Internet, phát ngôn viên chính của nhóm Nhà nước Hồi giáo, Shaykh Abu Muhammad al-Adnani, thách thức Mỹ đưa bộ binh tới tham chiến ở Iraq, Syria. "Cả Mỹ và tất thảy đồng minh của các người không có khả năng đổ bộ xuống đây?", phát ngôn viên này tuyên bố.
Tổng thống Mỹ Obama, Thủ tướng Anh Cameron và lãnh đạo các nước phương Tây khác từng công khai khẳng định sẽ không đưa quân bộ vào Iraq, mặc dù hiện thời gần 1.000 nhân viên quân sự Mỹ đang có mặt ở Iraq.
Theo hãng tin BBC, phát biểu trên của ông Obama được đưa ra sau khi Mỹ và các đồng minh Arab mở cuộc oanh kích đầu tiên nhằm vào các mục tiêu của IS tại Syria. Các nhà hoạt động cho biết, ít nhất 70 phiến quân Nhà nước Hồi giáo và 50 tay súng khác có liên quan tới mạng lưới al-Qaeda đã bị tiêu diệt trong đợt không kích này.
Trong khi, Bộ Chỉ huy trung tâm Mỹ cho biết, các cuộc không kích trong ngày 23/9 đã phá hủy được nhiều mục tiêu của IS, bao gồm các chiến binh, khu huấn luyện, trụ sở, cơ sở chỉ huy và kiểm soát, nhà kho, trung tâm tài chính và xe quân sự của tổ chức này tại những khu vực gần Ar Raqqah, Dayr az Zawr, Al Hasakah và Abu Kamal.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Thiếu tướng Hải quân John Kirby khẳng định rằng, "các cuộc không kích đêm qua mới chỉ là sự khởi đầu". Theo ông John Kirby, các cuộc không kích này "rất thành công" và sẽ còn tiếp tục.
Tổng thống Obama xác nhận Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Jordan, Bahrain và Qatar có tham gia hoặc hỗ trợ đợt không kích. Ông nói, Mỹ "tự hào được kề vai sát cánh với các nước trên".
"Sức mạnh của liên minh này đã cho thế giới thấy rõ rằng, đây không phải là cuộc chiến của riêng nước Mỹ. Trên hết, nó cho thấy nhân dân và chính phủ các nước Trung Đông chối bỏ IS và đang đứng dậy vì một nền hòa bình và an ninh mà người dân khu vực và thế giới xứng đáng được hưởng", người đứng đầu Chính phủ Mỹ khẳng định.
Tổng thống Obama thề sẽ kiên trì theo đuổi cuộc chiến chống IS và các nhóm cực đoan khác có liên hệ với al-Qaeda, như nhóm Khorasan, nhưng cảnh báo người dân Mỹ đây sẽ là một cuộc chiến kéo dài và khó khăn.
"Nỗ lực chung này cần có thời gian. Sẽ có những thách thức ở phía trước, nhưng chúng ta sẽ làm tất cả những gì cần thiết trong cuộc chiến chống lại nhóm khủng bố này vì an ninh của nước Mỹ, khu vực và toàn thế giới".
Trong tuyên bố đưa ra cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki, cho biết nước này đã thông báo với Syria về vụ không kích thông qua đại diện của Syria tại Liên hiệp quốc. Tuy nhiên, bà Psaki nêu rõ Mỹ không cần sự cho phép của Syria và đã cảnh báo chính quyền nước này không cản trở phi cơ Mỹ không kích ở đây.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết thêm, nước này không phối hợp với Chính phủ Syria, không thông báo trước với Syria ở cấp độ quân đội cũng như không cho biết thời gian tấn công các mục tiêu cụ thể của nhóm Nhà nước Hồi giáo. Ngoại trưởng John Kerry cũng không gửi thư tới chính quyền Syria về hành động của Mỹ.
Đợt không kích của Mỹ nhằm vào các tay súng thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo trên lãnh thổ Syria diễn ra ngay trước cuộc họp của Đại hội đồng Liên hiệp quốc (24/9). Theo kế hoạch, trong phiên họp này, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ lên tiếng kêu gọi ủng hộ của các nước chống lại nhóm khủng bố cực đoan Nhà nước Hồi giáo.
Phát biểu bên lề một hội nghị hôm 23/9, Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon cho rằng, việc bảo vệ dân thường Syria là hành động cấp thiết, nhưng hành động đó cần tuân thủ các nguyên tắc của Liên hiệp quốc. Các bên tham dự chiến dịch phải tiến hành các biện pháp phòng ngừa để tránh và giảm thiểu thương vong cho dân thường.
Trong thư gửi tới ông Ban sau đó, Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc Samantha Power nói, cuộc không kích là cần thiết để loại bỏ mối đe dọa IS với Iraq, Mỹ và đồng minh. Theo bà, hành động này là chính đáng theo điều 51 Hiến chương Liên hiệp quốc về quyền phòng vệ đơn phương, hay tập thể của các nước trước cuộc tấn công vũ trang.
Về phía Syria, hãng thông tấn nhà nước SANA dẫn phát biểu của Tổng thống Bashar al-Assad trong cuộc gặp ở Damascus với Cố vấn An ninh quốc gia Iraq Faleh al-Fayad nêu rõ, "Syria sẽ tiếp tục kiên định đấu tranh với cuộc chiến theo đuổi nhiều năm qua chống khủng bố. Chúng tôi ủng hộ bất kỳ nỗ lực quốc tế nào chống khủng bố".
Theo ông Assad, thành công của các nỗ lực chống khủng bố không chỉ phụ thuộc vào các hành động quân sự, mà còn phụ thuộc vào cam kết đối với các nghị quyết quốc tế liên quan, ám chỉ nghị quyết gần đây của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đối phó IS và Mặt trận al-Nusra tại Iraq và Syria vốn có liên hệ với mạng lưới al-Qaeda.
Trong khi đó, trong một đoạn ghi âm 42 phút được phát tán trên Internet, phát ngôn viên chính của nhóm Nhà nước Hồi giáo, Shaykh Abu Muhammad al-Adnani, thách thức Mỹ đưa bộ binh tới tham chiến ở Iraq, Syria. "Cả Mỹ và tất thảy đồng minh của các người không có khả năng đổ bộ xuống đây?", phát ngôn viên này tuyên bố.
Tổng thống Mỹ Obama, Thủ tướng Anh Cameron và lãnh đạo các nước phương Tây khác từng công khai khẳng định sẽ không đưa quân bộ vào Iraq, mặc dù hiện thời gần 1.000 nhân viên quân sự Mỹ đang có mặt ở Iraq.